Quốc sách thực sự của đảng CSVN là dùng tham những để nuôi dưỡng phe nhóm trên xương máu của nhân dân và dùng chiến dịch “đốt lò” giả vờ chống tham nhũng để tiêu diệt phe đối lập nội bộ. Cũng chính vì thế, chia rẽ nội bộ ngày càng trầm trọng và sẽ nhanh chóng đưa đến ngày tàn của đảng.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hạo Nhiên với tựa đề: “Nội bộ ĐCSVN có thật sự đoàn kết?” sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Hạo Nhiên
Đoàn
kết là vấn đề sống chết của một tổ chức. Nhưng ĐCSVN từ ngày là một tổ chức bí
mật có sự đoàn kết nội bộ đảng không? Câu trả lời là không. Không những là
không mà lúc này ĐCSVN còn đang trong tình trạng chia rẽ, phân tán lớn nhất từ
trước đến nay.
Sự
tranh chấp, kèn cựa mất đoàn kết và dẫn đến thanh toán lẫn nhau trong ĐCSVN
hoàn toàn diễn ra trong bí mật, hoặc che đậy bằng nhiều hình thức khác. Nhiều
vụ chưa được phanh phui, nhiều vụ người ngoài chỉ suy đoán, tuy vậy có những vụ
bị phơi bày công khai.
Từ
ngày “đoàn kết, thống nhất” thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng đã nảy ra mầm
chia rẽ. Những năm 1925 – 1929 các đảng cộng sản bắt đầu nhen nhúm ở Việt Nam.
Tháng 3-1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập với 7 thành viên. Từ chi
bộ “hạt nhân” này, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ngày 17-6-1929 tại
Hà Nội. Trong khi đó Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Nam Kỳ cải tổ thành An Nam
Cộng sản Đảng trong tháng 8-1929 đã có hàng trăm đảng viên.
Nguyễn
Ái Quốc lúc đó với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền
quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cộng sản ở Đông Dương, đã ép các
phe phái này thành lập một Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Những
bất đồng, lục đục, tranh chấp quyền lực trong nội bộ Đông Dương Cộng Sản Đảng
có từ trước, sau khi kết hợp với các đảng cộng sản khác, càng ngày càng sâu,
rộng hơn.
Với
những người cộng sản đệ tứ, những người bạn chiến đấu một thời của những
người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Đông Dương, nhưng đến lúc vì quyền lợi, phe
đệ tam cộng sản không ngần ngại ra tay ám sát, thủ tiêu những người lãnh
đạo Trotskyist như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch.
Những
cái chết bí ẩn của những người từng là đồng chí, thí dụ tay chân thân thiết của
Hồ Chí Minh, Tướng Nguyễn Bình, đến nay vẫn bị che dấu.
Vụ
án xét lại chống đảng mà hàng chục đảng viên bị đuổi ra khỏi đảng, bị cách
chức, đày đọa có một thời bị bưng bít, dần mới được phanh phui, nhưng việc
thanh trừng Hoàng Văn Hoan, Ủy viên bộ chính trị, thành viên sáng lập Đảng
Cộng sản Đông Dương, chẳng hạn thì ai cũng biết. Sự đào thoát của ông
Hoan sang Trung Quốc làm rơi mặt nạ đoàn kết của đảng. Tiếp theo chân Hoàng Văn
Hoan ‘phản bội tổ quốc’ hàng loạt cán bộ cao cấp phải ra đi, chuyển đổi hay
giáng chức.
Vụ
Nạn Kiều, hàng ngàn cán bộ có liên quan đến Trung quốc, hoặc là người Trung
Quốc, hoặc chỉ mang họ Tàu, hoặc đi học Trung quốc bị đuổi việc, bị cho vượt
biên. Khi chiếm được miền Nam, hàng loạt đảng viên gốc miền Nam bị cho
nghỉ, hàng chục lãnh đạo trong mặt trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam xin
ra khỏi đảng, như bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa, bộ Trưởng Y Tế, hay trốn đi như ông
Trương Như Tảng, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp.
Cũng
sau 1975, hàng trăm đảng viên trí thức kỳ cựu, từng có công với cách mạng, từng
là tinh hoa của đảng đã công khai ra, hay bị trục xuất khỏi đảng.
Báo
cáo của Ban Chấp hành Trung ương số 157/TLHN, ngày 5/1/2004 về kiểm điểm
nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng đã khẳng định: “Việc chấp hành nguyên tắc tập trung
dân chủ, giữ gìn đoàn kết nội bộ tuy có chuyển biến, tiến bộ, nhưng vẫn còn
những biểu hiện vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc không theo quy
chế, độc đoán, chuyên quyền; một số nơi còn tiềm ẩn nguy cơ mất đoàn kết, không
thể xem thường; bên cạnh đó không ít tổ chức đảng có biểu hiện đoàn kết xuôi
chiều”
ĐCSVN
đã nhìn ra sự đoàn kết trong đảng chỉ là sự đoàn kết xuôi chiều, có nghĩa nôm
na ‘ai sao tôi vậy’, ‘thứ nhất đồng ý thứ hai ngồi lỳ’, ủng hộ
tuyệt đối tất cả những gì đảng ủy đưa ra. Điều này phản ánh rõ sự nhát sợ của
đảng viên, họ sợ mất lòng cấp trên, mất an toàn cho bản thân, phụ họa theo ý
kiến của người đứng đầu, sợ va chạm, sợ bị đánh giá, chụp mũ là tự chuyển hóa,
tự diễn biến; hai lưỡi đao lơ lửng trên đầu rơi xuống bất cứ lúc nào trên cổ
họ.
Sự
đoàn kết nội bộ cũng có thể thực sự khi những người trong chi bộ, trong một phe
nhóm của đảng có chung lợi ích. Họ cùng tích cực bảo vệ lợi ích nhóm. Chiến
dịch ‘đốt lò’ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay khiến trong đảng có thể
đang hình thành nhiều phe nhóm có cùng lợi ích chung.
Phe
ông Trọng muốn thanh toán những kẻ chống đối mình, lội ra tội danh tham nhũng,
mà tham nhũng thật, để tiêu diệt. Phe mất lòng Nguyễn Phú Trọng, cùng tham
nhũng, cấu kết với nhau để che chắn cho nhau. Phe thứ ba chưa bị bứt giây, động
dừng, nằm phục, tọa sơn quan hổ đấu.
Lò
đốt của Nguyễn Phú Trọng càng bốc cháy to bao nhiêu cả ba phe, ít nhất là 3
phe, trong đảng càng ra sức kéo bè, kết cánh, cô lập người này, vu khống người
nọ, liều lĩnh dùng mọi phương kế hãm hại lẫn nhau.
Mất
đoàn kết trong đảng không những do ý thức hệ xoay chuyển, đảng viên tự diễn
biến mà còn do nạn phe phái tràn lan trong đảng vì lợi ích, tư túi riêng, báo
hiệu sự sụp đổ không tránh khỏi của đảng cộng sản Việt Nam.
No comments:
Post a Comment