Sunday, August 7, 2022

Đầu Tư và trợ giúp các nước châm tiến của Hoa Kỳ-Nhật Bản

Nói Với Người Cộng Sản

Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.

 

Tiến Văn

Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,

Cuối tháng 7 vừa qua tại Washington đã diễn ra một cuộc gặp song song giữa hai bộ trưởng thuộc lãnh vực ngoại giao và kinh tế, thương mại giữa Hoa Kì và Nhật Bổn. Cuộc gặp cho thấy là một bước tiến then chốt trong chính sách chống Trung Cộng của toàn khối phương Tây.

Từ hơn 2 thập niên qua, lợi dụng sự lơi là của các nước phương Tây dân chủ trong lãnh vực đầu tư, trợ giúp ở các quốc gia chậm phát triển, Trung Cộng đã tung ra hàng ngàn tỉ đô-la để mua chuộc, dụ dỗ nhiều nước chậm phát triển bằng lá bài cho vay và trợ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng với các ưu đãi đặc biệt. Khác với các nước phương Tây, Trung Cộng không quan tâm tới quyền con người hay các điều kiện lao động, môi trường. Với chính sách dung túng như thế, Trung Cộng đã mua được nhiều ảnh hưởng tại các khu vực Nam Mĩ, Châu Phi hay vùng Nam Á, thậm chí cả trong khu vực Đông Âu. Song, chính sách đầu tư bất chấp hậu quả, đã biến các nước nhận đầu tư, trợ giúp trở nên lệ thuộc Trung Cộng và suy thoái trên nhiều phương diện xã hội, chính trị, môi trường.

Điển hình cho mô hình trợ giúp xấu xa của Trung Cộng là cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế đang diễn ra tại quốc gia Nam Á Sri Lanka. Trung Cộng đã nuôi dưỡng một chính quyền tha hóa có tính chất gia tộc và biến quốc gia này thành một con nợ phá sản sau khi nước này đã phải cầm cố một cảng biển quốc gia cho Trung Cộng.

Tuy nhiên, những đồng tiền cho vay dễ dàng của Trung Cộng vẫn có sức hấp dẫn với giới lãnh đạo tại nhiều quốc gia vì mục tiêu của những lãnh đạo này chỉ là để cầm cự, duy trì quyền lực cho họ chứ không phải vì sự thịnh vượng lâu dài của toàn đất nước. Ví dụ như giới cầm quyền tại Việt Nam, Lào hay Căm Bốt vẫn trông cậy vào sự trợ giúp dễ dàng của Trung Cộng bất chấp sự lệ thuộc, chư hầu.

Tuy nhiên, cuộc gặp song phương của hai cặp bộ trưởng ngoại giao, kinh tế Hoa Kì và Nhật Bổn vừa diễn ra đã đưa ra các cam kết có tính đối kháng trực tiếp với mô hình đầu tư, trợ giúp của Trung Cộng.

Hoa Kì và Nhật Bổn đã cam kết các đầu tư, trợ giúp cho các nước chậm phát triển trong thời gian tới sẽ được đặt trên hai trụ cột chính, đó là: Phát triển bền vững và Tôn trọng quyền con người.

Nói cách khác, trong thời gian tới đây, Hoa Kì và Nhật Bổn sẽ tiến hành các dự án có tính đánh phá trực tiếp các dự án đầu tư, trợ giúp của Trung Cộng trên toàn thế giới để giành hoặc khôi phục lại các ảnh hưởng đã mất trong thời gian qua.

Tới đây, hẳn có quí vị và quí bạn sẽ thắc mắc vậy phải chăng từ trước tới nay phương Tây không hoạt động trên hai cơ sở phát triển bền vững và nhân quyền hay sao?

Đây là một câu hỏi rất thú vị.

Thưa quí vị, quí bạn, chúng ta phải thấy rõ từ trước, Mĩ và nhiều nước phương Tây cũng đã tiến hành các dự án đầu tư, trợ giúp với các điều kiện đi kèm về dân chủ, nhân quyền. Song, đây chưa phải là chính sách chung có tính cam kết giữa các quốc gia đầu tàu. Hơn nữa, Nhật Bổn, từ trước tới nay luôn thực hiện chính sách đầu tư, trợ giúp đặt nặng vấn đề lợi nhuận, ảnh hưởng hơn là thúc đẩy cải thiện nhân quyền, môi trường. Ví dụ từ bao năm qua Nhật Bổn luôn đứng đầu danh sách viện trợ phát triển không chính thức ODA cho Việt Nam, nhưng Nhật Bổn luôn nhắm mắt trước các vi phạm nhân quyền của bọn chóp bu Việt Nam.

Để thấy mức độ uy lực trong các cam kết giữa Hoa Kì và Nhật Bổn, chúng ta cần phải nhớ lại, đây là hai nền kinh tế vô cùng lớn và hùng mạnh.

Hoa Kì, là nền kinh tế đứng đầu thế giới với mức thu nhập GDP khoảng 21 ngàn tỉ đô la, còn Nhật Bổn là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới với GDP khoảng 5 ngàn tỉ đô-la. Như vậy tổng nền kinh tế của cả hai gần gấp đôi Trung Cộng. Song, nếu so về thu nhập đầu người thì gấp hơn 6 lần Trung Cộng. Còn nếu so về chất lượng, tiềm năng kĩ thuật, công nghệ, trình độ quản trị thì Trung Cộng sẽ thua gấp nhiều lần.

Do đó cuộc gặp lưỡng bộ trưởng có tính cam kết chiến lược vừa qua tại Washington có ý nghĩa mang lại một bước ngoặt lớn trong thời gian tới đây cho thế giới nói chung và các nước chậm phát triển nói riêng. Nói ngắn gọn, bọn chóp bu Hà Nội sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ, đầu tư để duy trì lá bùa phát triển kinh tế nhằm duy trì cho quyền lực độc đoán của chúng.

Điều này thêm một bằng chứng để chúng ta thấy rõ thuận lợi về thời cuộc đang nghiêng về những người yêu nước, muốn giải thể, phá đổ chế độ “hèn với giặc Tàu, ác với dân Việt”.

 Hoang An cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.

 

04/07/2022

 

 

No comments:

Post a Comment