Cách đây 2 tuần, ĐPT/ĐLSN đã cho phát bài của GS Mạc Văn Trang đề nghị một số
biện pháp để cứu vãn ngành sư phạm ơ đại học Qui Nhơn. Khi tìm hiểu thêm, chúng
tôi thấy ngành giáo dục của VN đang gặp bế tắc rất nghiêm trọng bời nhiều nguyên nhân.
Kính mời quí thính giả theo dõi bài Quan Điểm của LLCQ về vấn đề này; bài sẽ do
Hải Nguyên trình bày sau đây:
Thưa quí thinh giả,
Chúng tôi xin thưa ngay rằng giáo
dục là công việc quan trọng hàng đầu của một chính phủ. Điều này đã được nhà
cách mạng Phan Chu Trinh tóm gọn trong 9 chữ: “Khai dân trí, chấn dân khí,
hậu dân sinh.”
Nhìn ra khắp thế giới từ nhiều
thế kỷ qua, chắc không ai phủ nhận sự thật rằng, trong một xã hội phẳng, người
có kiến thức cao, hiểu biết rộng luôn là người được nể trọng, vì ý kiến của người
ấy được nhiều người nghe theo. Một quốc gia có nhiều người tài giỏi, thì quốc
gia ấy phát triển nhanh, dân chúng sung túc, xã hội ổn định, nếp sống văn minh.
Muốn có người tài giỏi thì phải có hệ thống giáo dục tốt. Muốn có hệ thống giáo
dục tốt thì phải đầu tư nhiều tiền của và công sức, cộng với những chính sách
đúng, phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
Đọc những đề nghị của GS Mạc Văn
Trang và tìm hiểu thực trạng giáo dục của VN hiện nay, chúng tôi thấy có nhiều
sai sót đã nảy sinh và tồn tại từ rất lâu, nhưng đã không được cải tiến, mặc dù
những sai sót này đã được nói đến từ hơn 30 năm qua. Vì thời lượng bài QD không
cho phép, chúng tôi chỉ nêu ra mấy nguyên nhân chính như sau:
1.
Nhà nước CSVN đặt lực
lượng công an và bộ đội lên ưu tiên số một, để
bảo vệ vị trí lãnh đạo độc tôn của đảng CS, nên ngân sách dành cho hai
cơ quan này rất lớn, mặc dù chẳng ai được biết là bao nhiêu.
2.
Đảng CS giữ độc
quyền giáo dục để đào tạo và uốn nắn con
người trở thành công cụ phục vụ cho đảng, không phải để phục vụ người dân.
3.
Áp dụng công thức
“hồng hơn chuyên”, để ưu đãi thành phần trung với đảng, còn các yếu tố khác như
tài năng, kiến thức, tính liêm chính, đạo đức.... bị đẩy xuống hành thứ yếu.
4.
Kìm hãm sáng kiến
cá nhân để dễ sai khiến trong hệ thống quản lý các cấp, đây chính là chủ trương
ngu dân để dễ bề cai trị.
5.
Phương pháp GD lạc
hậu, đặt nặng cách học nhồi sọ, thụ động, coi trọng bằng cấp, mà không có thực tài.
Do 5 nguyên nhân trên, đã dẫn tới
một nền giáo dục què quặt, khập khiễng, nặng phần trình diễn. Hậu quả là đào
tạo ra hàng vạn tiến sĩ, thạc sĩ, nhưng là những tấm giấy để trang trí, để điền
vào các vị trí do đảng sắp xếp; chứ thành quả học thuật của VN không đóng góp
gì cho sự tiến bộ của VN nói riêng và thế giới nói chung cả.
Thành phần làm công tác giáo dục chỉ
được hưởng đồng lương rẻ mạt, không xứng với khả năng và công sức, khiến cho
nhiều giáo chức phải làm thêm các việc khác để kiếm sống, hay bỏ nghề đi tìm
một việc làm khác.
Nghề giáo dục từ xưa vốn là một
nghề cao quí, nhà giáo luôn là mẫu gương, là mô hình cho các thế hệ kế thừa noi
theo.Vì vậy họ là những người phải thật sự yêu nghề, thì mới truyền thụ cái hay
cái giỏi cho học sinh được. Tiếc thay ngày hôm nay, những người có thực tài, có
khả năng không muốn chọn nghề giáo dục nữa, vì nghề giáo dục bị xem thường, bị
coi rẻ; cho nên chỉ còn những người học kém, không có khả năng cạnh tranh mới
thi vào sư phạm, đến nỗi phải hạ điểm thi gần như không còn cần thiết nữa. Với
cách thức “vạt bèo vơ tép” như thế mà cũng không đủ người ứng thi, thì làm sao
có được những nhà giáo giỏi. Trong lúc hàng ngàn giáo chức phải bỏ việc, hay bị
đuổi việc vì không thi hành đúng chính sách của đảng.
Căn cứ vào những vụ kiện tụng,
những vụ khiếu nại cho thấy trong các cơ sở giáo dục có đầy dẫy những tệ nạn bè phái, tham những, kèn
cựa chèn ép, lừa đảo nhau. Một hệ thống giáo dục như thế thì làm sao tránh khỏi
nạn gian lận thi cử, mua bằng cấp, thuê người viết luận án, học sinh hành hung
thầy cô, học trò đánh lộn nhau như những băng đảng xã hội đen.
Tóm lại, chừng nào hệ thống chính
trị quốc gia vẫn do đảng CS độc tài nắm giữ, thì nền giáo dục VN sẽ vẫn còn bế tắc,
dân trí vẫn bị kìm hãm, đất nước vẫn chậm tiến, người dân vẫn phải đi lao động
nước ngoài. Tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường vẫn không thể phát huy được. Và
nếu thời gian cứ lặng lẽ trôi đi như thế này thêm một vài thế hệ nữa, thì đất
nước chúng ta sẽ đi về đâu? Vậy chúng ta hãy cùng suy nghĩ để tìm ra giải pháp
thích hợp cho vấn nạn này.
Cảm ơn quí thinh giả đã theo dõi
bài quan điểm chủa chúng tôi.
No comments:
Post a Comment