Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Vân Khanh & Miên Dương trình bày sau đây.
1/ GIA ĐÌNH YÊU CẦU TRẠI GIAM CHĂM SÓC Y TẾ CHO CÁC TNLT
Khoảng 30 gia đình các tù nhân lương tâm vừa
bày tỏ sự phẫn uất trước cái chết của tù nhân Đỗ Công Đương và yêu cầu bạo
quyền VN phải bảo đảm các thân nhân của họ được quyền chăm sóc y tế theo luật pháp.
Vụ phẫn nộ nói trên xuất phát từ cái chết của
nhà báo Đỗ Công Đương vừa qua đời tại bệnh viện huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ
An, khi đang thọ án 8 năm tù tại trại giam số 6 với cáo buộc “gây rối trật tự
công cộng” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
Trong thư ngỏ gửi đi ngày 9/8, gia đình các
tù nhân nói trên cho biết VN đã ký kết vào bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
nên phải tôn trọng quyền con người của các tù nhân lương tâm, trong đó có quyền
được cung cấp nước sạch, thực phẩm an toàn và chăm sóc y tế kịp thời.
trong nhiều năm qua, các gia đình đều bày tỏ
sự quan ngại về sức khỏe của các tù nhân lương tâm, đặc biệt là sau cái chết
của thầy giáo Đào Quang Thực vào năm ngoái và ông Đỗ Công Đương.
Bà Phạm Thị Lân, vợ của ông Nguyễn Tường Thụy
72 tuổi, cho biết là bà quan ngại về các chứng bệnh cao áp huyết, đại tràng,
phong thấp và da liễu của chồng nhưng đám cai tù luôn bác bỏ đề nghị cho ông đi
khám bệnh.
2/ MƯA ĐÚNG GIỜ CAO ĐIỂM, GIAO THÔNG HỖN LOẠN Ở HÀ NỘI
Trận mưa đúng vào
giờ cao điểm khiến giao thông trở nên hỗn loạn tại thành phố Hà Nội vào chiều tối
hôm qua, thứ Tư 10/8. Người đi đường đứng chôn chân, rời nơi làm việc từ chiều
mà đến tối mịt vẫn chưa về tới nhà.
Hầu hết các tuyến
đường chính yếu tại Hà Nội đều diễn ra cảnh xếp hàng chật cứng, dưới cơn mưa
không ngớt do ảnh hưởng của cơn bão số 2. Để về đến nhà, người dân phải vật lộn,
nhích từng chút một và có khi đứng chôn chân cả giờ đồng hồ trên đường. Khắp
các ngả đường đều xày ra tình trạng tắc nghẽn khiến giao thông hỗn loạn, như ở
ngã tư Nguyễn Chánh – Lê Văn Lương, khiến nhiều người mắc kẹt trên đường.
Một phụ nữ cho biết
ngã tư đường Trung Kính – Vũ Phạm Hàm bắt đầu diễn ra hỗn loạn sau khi cơn mưa
ngừng nghỉ. Người dân đổ ra đường về nhà khiến giao thông ùn tắc. Từ chỗ làm về
nhà chị chỉ dài hơn 7 cây số nhưng suốt nửa tiếng qua, chị vẫn chưa thoát khỏi
điểm tắt nghẽn.
3/ CÔNG TY BOSTON SCIENTIFIC CỦA MỸ BỊ ĐIỀU TRA VỀ HỐI
LỘ TẠI VN
Công ty sản xuất
thiết bị y khoa Boston Scientific của Mỹ đang tiến hành cuộc điều tra về cáo buộc
hối lộ tại VN.
Theo đó, trong báo
cáo mới nhất vào tuần qua, công ty Boston Scientific cho biết là trong tháng 3
vừa qua đã nhận được cáo buộc về những vi phạm hối lộ của Mỹ. Đây là đạo luật cấm
các công ty Hoa Kỳ hối lộ quan chức nước ngoài nhằm có được ưu đãi trong việc
làm ăn.
Tờ báo Wall Street
Journal vào ngày 8/8 cho biết là chưa nhận được phúc đáp của công ty đối với
cáo buộc nói trên. Tuy nhiên Boston Scientific cho biết là đang hợp tác với giới
chức trách Hoa Kỳ trong việc này nhưng không cho biết thêm chi tiết nào khác của
cuộc điều tra.
4/ 9 CHIẾN ĐẤU
CƠ NGA BỊ HƯ HẠI TRONG VỤ NỔ KHO ĐẠN Ở ĐẢO CRIMEA
Lực lượng Ukraine
vào hôm qua, thứ Tư 10/8, cho biết 9 chiến đấu cơ Nga đã bị phá hủy trong vụ nổ
lớn tại một căn cứ không quân ở bán đảo Crimea.
Cần biết là vào
ngày 9/8, một số vụ nổ lớn diễn ra tại căn cứ này, trong khi quân Ukraine không
công nhận là đã tấn công và phía quân Nga chỉ xác nhận là kho đạn đã phát nổ
nhưng không có máy bay nào bị thiệt hại.
Giới chức Ukraine
đã chế nhạo lời giải thích của quân Nga là đạn dược tại căn cứ Saki đã bốc cháy
và nổ tung. Giới phân tích gia cũng cho rằng lời giải thích đó không hợp lý và
quân Ukraine có thể đã xử dụng hỏa tiễn chống hạm để tấn công căn cứ này.
Cần nói thêm, bán
đảo Crimea có ý nghĩa chiến lược và biểu tượng to lớn đối với cả Ukraine và
Nga. Bán đảo bị quân Nga sát nhập sau cuộc tấn công vào năm 2014 nhưng Ukraine
cam kết sẽ tống cổ quân Nga ra khỏi vùng đất này.
Trong vụ nổ khiến
cho một người chết và 14 người khác bị thương, khiến các du khách hoảng hốt bỏ
chạy trên bờ biển gần đó. Người ta tin rằng, lực lượng Ukraine đã dùng vũ khí tầm
xa của Tây phương để tấn công căn cứ này.
5/ TRUNG CỘNG
LAO ĐAO CHỐNG DỊCH VŨ HÁN Ở TÂY TẠNG VÀ HẢI NAM
Giới chức Trung Cộng
ở đảo Hải Nam và khu tự trị Tây Tạng đang thực hiện nhiều biện pháp khẩn cấp nhằm
ngăn chận dịch Vũ Hán bộc phát tại hai nơi này.
Khu tự trị Tây Tạng
chỉ mới ghi nhận một ca dịch Vũ Hán từ khi đại dịch nổ ra ở Hoa Lục vào hơn 2
năm trước. Nhưng đến hôm 8/8, giới chức tìm thấy 22 ca nhiễm mới và đang thực
hiện các biện pháp khẩn cấp như xét nghiệm rộng rãi, tạm ngưng các hoạt động
đông người và đóng cửa các địa điểm du lịch và tôn giáo.
Shigatse, thành phố cửa ngõ vào khu vực núi Everest ở Tây
Tạng, đã lên kế hoạch cho một "thời kỳ giới nghiêm" kéo dài 3 ngày,
trong đó người dân bị cấm ra vào thành phố và nhiều công ty phải tạm dừng hoạt
động.
Ở tỉnh Hải Nam, nơi ghi nhận hơn một nửa số ca mắc Covid-19
tại Trung Cộngtrong ngày 8/8, một số thành phố và thị trấn với dân số hàng
triệu người hiện đã bị phong tỏa. Người dân tại đây chỉ được phép ra ngoài vì
những lý do cấp thiết như xét nghiệm Covid và mua sắm nhu yếu phẩm.
Theo thông tin, khoảng 178 ngàn du khách vẫn bị mắc kẹt
trên đảo Hải Nam. Bạo quyền tỉnh này cho biết một số du khách sẽ được phép rời
đi nếu có kết quả xét nghiệm âm tính.
No comments:
Post a Comment