Cuộc chiến giữa Nga đướisự lãnh đạo của nhà độc tài Putin và Ukraine đưới sự lãnh đạo của TT Zelenskyy là một cuộc chiến giữa tội ác và tính thiện, giữa độc tài và dân chủ. Gió đã xoay chiều và dân chủ đang trên đà phản công để giành chiến thắng.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần
Bình Luận của Việt Hoàng … với tựa đề: “Gió đã xoay
chiều : Ukraine chuyển sang tấn công, Nga lui về phòng thủ” sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương
trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Việt Hoàng
Cuộc chiến xâm lược
Ukraine do Putin phát động vừa tròn 6 tháng. Thời gian đã kéo dài hơn dự tính
của Putin. Không phải ba ngày hay một tuần mà đã 6 tháng trôi qua và chắc chắn
còn phải kéo dài thêm một thời gian nữa. Putin không thể dừng cuộc chiến này vì
điều đó sẽ khiến ông ta mất tất cả. Trong khi đó tổng thống Ukraine Zelensky
phát biểu trong ngày quốc khánh Ukraine (hôm nay, ngày 24/8/2022) rằng ‘Ukraine
sẽ chiến đấu đến cùng mà không có bất cứ nhượng bộ hay thỏa hiệp nào với Nga’.
Tương quan lực lượng giữa
hai bên trên chiến trường hiện nay là 50/50. Nếu trước đây Ukraine chỉ mong Nga
rút về ranh giới trước ngày 24/2/2022 thì nay mục tiêu của họ là giải phóng cả
vùng Donbass lẫn bán đảo Crimea. Trong tháng 8 quân Ukraine đã bắt đầu tấn công
vào sâu trong vùng đất bị Nga chiếm đóng, trong đó có cả Crimea. Một vài cột
mốc :
- 9/8 : Sân bay Nga tại
Crimea bị tấn công khiến 1/2 số may bay chiến đấu bị hư hỏng nặng và không thể
tiếp tục hoạt động.
- 16/8 : Một kho đạn Nga
tại Crimea phát nổ.
- 18/8 : một kho đạn Nga
ở tỉnh Belgorod cách biên giới Ukraine 50 km bị nổ tung.
- 20/8 : Trụ sở chỉ huy
Hạm đội Biển Đen bị máy bay không người lái tấn công.
Trước đó vào ngày 14/6,
Ukraine đã dùng pháo binh tấn công căn cứ có 300 lính đánh thuê của tổ chức
Wagner ở tỉnh Lugansk, Donbass. Cuộc tấn công đã khiến hàng trăm chiến binh
Wagner thiệt mạng, chỉ duy nhất 1 người sống sót. Quân đội Ukraine cũng nhiều
lần dùng pháo HIMARS tấn công 3 cây cầu bắc qua sông Dnieper trong đó có cây
cầu lớn nhất là Antonovsky, cắt đứt đường tiếp viện của quân Nga đang chiếm
đóng thành phố Kherson.
Như vậy sự kiện nổi bật
nhất trong tháng 8 là việc các căn cứ quân sự, sân bay và các kho đạn của Nga
tại bán đảo Crimea bị tấn công. Phía Nga đã không dám công khai lý do bị quân
đội Ukraine tấn công. Thứ nhất nếu thừa nhận bị Ukraine tấn công thì rõ ràng
‘chiến dịch quân sự’ của Nga đã thất bại và thứ hai là quân đội Nga không đủ
năng lực bảo vệ lãnh thổ. Cả hai điều này, nếu thừa nhận thì Nga phải tuyên
chiến với Ukraine. Putin thừa biết là không phải người Nga nào cũng muốn chiến
tranh.
Hôm 21/8 một vụ đánh bom
xe đã giết chết Daria Dugina, một nhà báo cực hữu ủng hộ nhiệt tình cuộc xâm
lược Ukraine. Cô ta cũng là con gái của Alexsander Dugin, một ‘lý thuyết gia’
mang nặng tư tưởng Đại Nga, người có ảnh hưởng lớn đến các quyết định của
Putin. Vụ ám sát nhà báo cực hữu Daria Dugina gây chấn động dư luận Nga. Chính
quyền Putin và nhiều chính trị gia Nga cực đoan đã nhanh chóng đổ lỗi cho
Ukraine nhưng phía Ukraine đã bác bỏ mọi sự liên quan. Một tổ chức bí mật tại
Nga có tên là ‘Quân đội Cộng hòa Quốc gia’ đã đứng ra nhận trách nhiệm. Nếu
điều này là đúng thì có thể một cuộc nội chiến trong lòng nước Nga đã bắt đầu.
Cuộc xâm lăng của Nga hiện tại đang dậm chân tại chỗ. Phía Ukraine đã bắt đầu tổ chức phản công. Quân đội Ukraine chưa vội dùng bộ binh tấn công tái chiếm lại thành phố Kherson. Ukraine đang dùng pháo binh, máy bay không người lái tấn công vào hậu cần của Nga như sở chỉ huy, các kho đạn, kho xăng, các sân bay… Chiến thuật bao vây và tiêu diệt sinh lực địch của Ukraine là hoàn toàn hợp lý, tránh gây thương vong cho quân đội và tránh tàn phá các thành phố đồng thời gây ra tâm lý hoảng loạn cho quân đội Nga. Theo tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine Valery Zaluzhny thì gần 9.000 người lính Ukraine đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Nga, bằng 1/5 so với thiệt hại của quân đội Nga.
Cuộc chiến chưa biết khi nào kết thúc nhưng sự chiến thắng của Ukraine đã rất rõ ràng. Nước Nga phải thất bại và tan rã để mở ra cánh cửa tự do dân chủ cho dân tộc Nga. Có ba bài học mà chúng ta có thể rút ra được từ cuộc chiến này.
Thứ nhất. Một quốc gia dù hùng mạnh và giàu có đến đâu đi nữa nhưng nếu đi ngược
lại dòng chảy của lịch sử thì sớm muộn cũng sẽ bị nhấn chìm.
Thứ hai. Chúng ta phải kiên quyết lên án mọi cuộc chiến tranh. Không có cuộc
chiến tranh nào là vinh quang và đáng được ca tụng trừ trường hợp bắt buộc phải
tự vệ như Ukraine. Bất cứ kẻ nào chủ động gây ra chiến tranh đều phải bị lên án
và phải bị xem như là tội phạm chống lại nhân loại. Chiến tranh đã khiến hàng
trăm ngàn người không quen biết cầm súng giết nhau trong một thời gian dài. Đó
là tội ác không thể tha thứ. Sau lưng mỗi người lính ngã xuống là tương lai của
họ, là sự đau khổ của cả gia đình họ, là bố mẹ vợ con và người thân của họ.
Những kẻ chủ trương dùng
bạo lực và chiến tranh để đạt được mục đích đều là những kẻ u mê và vĩ cuồng.
Một mục tiêu cao đẹp phải được thực hiện bởi những hành động cao đẹp.
Thứ ba. Sỡ dĩ nước Nga tụt hậu, thua kém các nước phương Tây và giờ đang
lao đầu vào một cuộc chiến tranh hủy diệt là vì nước Nga thiếu vắng các nhà tư
tưởng chính trị và một tầng lớp trí thức chính trị đúng nghĩa. ‘Lý thuyết gia’
hàng đầu hiện nay của Nga chính là Alexsander Dugin, một kẻ cực hữu theo chủ
nghĩa dân tộc Đại Nga. Ông ta cho rằng : ‘Hãy cứ để cho chiến tranh xảy ra,
bởi vì kết quả cuộc chiến mới quyết định ai là kẻ thống trị’. Putin dù từng
trải và thông minh nhưng rồi cũng chỉ là nạn nhân của nền văn hóa và lịch sử
đầy bạo lực của nước Nga.
Việt Nam cũng là một dân
tộc thiếu vắng tư tưởng chính trị nên Đảng cộng sản Việt Nam mới dễ dàng giành
được chính quyền hồi năm 1945 và vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ. Muốn thay đổi
số phận dân tộc và mở ra một trang sử mới cho Việt Nam thì chúng ta phải quan
tâm và chú trọng đến tư tưởng chính trị. Một tư tưởng chính trị lành mạnh, đúng
đắn và khả thi sẽ giúp đất nước cởi trói và bay lên.
No comments:
Post a Comment