Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Vân Hà & Đồng Tâm trình bày sau đây.
1) NHIỀU CỘNG ĐỒNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN BỊ ĐÀN ÁP VÌ ĐỨC TIN
Có ít nhất 52 cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam sẽ tổ chức "Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của đàn áp tôn giáo” năm 2022.
Trong số này có 23 cộng đồng Tin Lành của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, 20 cộng đồng Cao Đài, khoảng 12 giáo xứ Công giáo, và một số chùa Phật giáo. Ngày tổ chức là ngày 22 tháng 8.
Việc tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp vì lý do tôn giáo và niềm tin năm nay diễn ra trong bối cảnh nhà cầm quyền CS Việt Nam đang mở cuộc trấn áp đạo Dương Văn Mình. Nhà cầm quyền bố ráp hàng chục điểm nhóm của đạo này ở tỉnh Cao Bằng, đập phá cơ sở thờ tự, và ép tín đồ ký giấy bỏ đạo.
Kể từ năm 2019, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ấn định ngày 22 tháng 8 là ngày tưởng niệm những nạn nhân của các cuộc diệt chủng, đàn áp, và bách hại chỉ vì niềm tin tôn giáo. Việc tưởng niệm cũng nhằm nâng cao nhận thức về quyền tự do tôn giáo trên toàn cầu.
Việt Nam thường xuyên bị liệt vào danh sách các quốc gia nơi quyền tự do tôn giáo của người dân vẫn bị xâm phạm, sự kiện 22 tháng 8 năm nay được đông đảo các cộng đồng tông giáo độc lập hưởng ứng.
Trong tháng Tư năm nay, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) công bố Báo cáo về Tự do Tôn giáo năm 2022, trong đó cáo buộc nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, đặc biệt là các nhóm tôn giáo độc lập, hoặc các nhóm tôn giáo của người dân tộc thiểu số.
2) NHÀ HOẠT ĐỘNG DƯƠNG THỊ TÂN BỊ BẮT CÓC SAU BUỔI ĐỐI THOẠI VƯỜN RAU LỘC HƯNG
Bà Dương Thị Tân, một nhà hoạt động nhân quyền và cũng là một người có đất ở Vườn rau Lộc Hưng (VRLH) bị nhà cầm quyền CSVN cưỡng chiếm, bị an ninh thành Hồ bắt cóc giữa đường và câu lưu nhiều giờ từ trưa 18/8 cho đến tận chiều tối cùng ngày, sau khi bà tham dự cuộc đối thoại giữa người dân và nhà cầm quyền quận Tân Bình về giải quyết hậu quả vụ cưỡng chế đất đầu năm 2019.
Trong buổi sáng, khi tham dự cuộc đối thoại, lực lượng an ninh đã nhắm vào bà, coi bà như là đối tượng để trấn áp. Nhiều nhân viên an ninh đã định buộc bà phải rời đi, tuy nhiên, ý định của họ gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân khác nên họ đành để bà ngồi lại trong sự giám sát chặt chẽ.
Trở về nhà sau khi buổi đối thoại kết thúc bà bị một nhóm tám an ninh của Công an thành Hồ theo sát và buộc bà phải đi theo họ về phường.
Bà bị đưa lên xe đi lòng vòng và cuối cùng tới trụ sở của công an phường 13, quận 3, nơi đây bà bị tra khảo về các hoạt động hỗ trợ gia đình tù nhân lương tâm và các thương phế binh Việt Nam Cộng hoà. Nhóm sỹ quan an ninh dùng vũ lực lấy túi xách và điện thoại của bà, lấy toàn bộ giấy tờ bao gồm Chứng minh Nhân dân, thẻ ATM, thẻ ngân hàng… bày ra bàn rồi chụp hình. Họ còn viết tên tuổi, nơi cư trú của bà ra một tờ giấy khổ to, sau đó bảo bà bỏ khẩu trang, cầm tờ giấy để họ chụp hình. Khi bị từ chối thì họ tự cầm tờ giấy này giơ qua đầu bà rồi chụp hình.
Cuối cùng, hơn 7 giờ 30 họ mới đưa bà về nhà sau khi đã làm biên bản mà không có chữ ký của bà. Vào thứ Sáu, nhiều mật vụ vẫn canh gác ở cổng nhà bà và theo sát mỗi khi bà ra ngoài.
3) ANH QUỐC TUYÊN BỐ NGA KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH ĐẠO ĐỨC NGỒI VÀO BÀN HỌP G20
Vào thứ Sáu ngày 19/8, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố Nga không đủ tư cách đạo đức để ngồi vào bàn họp với nhóm các nước G20 trong khi vẫn đang xúc tiến cuộc xâm lược Ukraine.
Anh Quốc cũng hoan nghênh nỗ lực của Indonesia để bảo đảm rằng các tác động của cuộc chiến tranh do Nga gây ra được cân nhắc tại các cuộc họp G20, cũng như chỉ dấu rằng Ukraine có thể được đại diện bởi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Thượng đỉnh G20.
Indonesia sẽ tổ chức cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 11 tới đây tại Bali và đã tuyên bố rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự.
Indonesia đã phải đối mặt với áp lực từ các nước phương Tây về việc rút lại lời mời dành cho ông Putin do Nga xâm lược Ukraine.
Tổng thống Indonesia muốn đóng vai trò là người hòa giải giữa hai nước, và trong những tháng gần đây, ông đã đến gặp cả hai Tổng thống của Ukraine và Nga để kêu gọi chấm dứt chiến tranh, đồng thời tìm cách làm giảm bớt cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
https://www.voatiengviet.com/a/6709499.html
4) KHO ĐẠN CỦA NGA GẦN BIÊN GIỚI UKRAINE CHÁY, HẠM ĐỘI BIỂN ĐEN NGUY KHỐN
Chiều ngày 18/08, kho đạn của Nga ở tỉnh Belgorod cách biên giới Ukraina khoảng 50 km bị cháy. Dân cư tại hai ngôi làng lân cận được lệnh sơ tán. Cùng lúc, bốn vụ nổ đã xảy ra gần một căn cứ không quân của Nga tại Belbek, sát cạnh thành phố Sébastopol trên bán đảo Crimée.
Cùng thời gian đó, Nga khởi động hệ thống phòng không gần thành phố Kertch, Crimée. Đây là nơi có cây cầu nối liền bán đảo Crimée với phần lãnh thổ của Nga. Từ tuần trước, nhiều căn cứ không quân và kho đạn của Nga tại Crimée liên tục bị tấn công. Cách nay hai ngày, Matxcơva đã cách chức tư lệnh Hạm Đội Biển Đen.
Trong khi đó, một quan chức phương Tây cho biết rằng các vụ nổ tại căn cứ không quân Saky ở bán đảo Crimea đầu tháng này đã khiến hơn một nửa số phi cơ chiến đấu của hạm đội Biển Đen không còn sử dụng được.
Hạm đội Biển Đen đang chật vật để hoạt động nhiều hơn chứ không chỉ là "một đội phòng thủ duyên hải" chỉ thỉnh thoảng tiến hành các cuộc tấn công bằng hoả tiễn. Nỗ lực của Nga hăm dọa tấn công đổ bộ vào Odessa đã bị cản trở.
https://www.voatiengviet.com/a/6708398.html
5/ HOA KỲ VÀ ĐÀI LOAN BẮT ĐẦU ĐÀM PHÁN THƯƠNG
MẠI CHÍNH THỨC
Trong một hành động sẽ gây thêm nỗi tức giận cho Trung Cộng, Hoa Kỳ và
Đài Loan đã bắt đầu đàm phán thương mại theo một sáng kiến mới nhằm đạt được
các thỏa thuận có ý nghĩa về kinh tế.
Hoa Kỳ và Đài Loan đã công bố sáng kiến về thương mại thế
kỷ 21 vào tháng 6 vừa qua. Văn phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết hai bên đã đạt
được sự đồng thuận về đàm phán và dự trù cuộc đàm phán đầu tiên sẽ diễn ra vào
mùa thu năm nay.
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Đài Loan, ông John
Deng, hy vọng cuộc đàm phán có thể bắt đầu vào tháng tới, và giúp cho Đài Loan
có thể đạt được một thỏa thuận tự do thương mại với Hoa Kỳ.
Hai bên đã thông báo về một nghị trình đàm phán như tạo
thuận lợi thương mại, thực hành quản trị tốt đẹp và tháo gỡ các rào cản phân
biệt đối xử về thương mại. Ông Deng cho biết hai bên cũng sẽ bàn về việc Trung
Cộng cưỡng ép về kinh tế, hàm ý nói đến việc Bắc Kinh có động thái ngăn chặn
thương mại với các quốc gia mà họ có bất đồng, chẳng hạn như khi Lithuania cho
phép Đài Loan mở đại sứ ở thủ đô của họ.
https://www.voatiengviet.com/a/6706673.html
No comments:
Post a Comment