Hoa Kỳ là một nền dân chủ gạo cội với một hệ thống báo chí tư
nhân hùng mạnh và những định chế dân chủ đa nguyên kiểm soát quyền lực.
Trung cộng là một chính thể độc tài toàn trị, vắng bóng tự do báo chí và
bưng bít thông tin. Phương thức đối phó khác nhau với Đại dịch Vũ Hán
sẽ là một yếu tố hoàn toàn mới mẻ trong cuộc tương tranh giữa 2 cường
quốc này.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Thu Hằng với tựa đề: “Virus Corona: Yếu tố mới trong xung đột Mỹ- Trung” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Thu Hằng với tựa đề: “Virus Corona: Yếu tố mới trong xung đột Mỹ- Trung” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Ngày 26/03/2020, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa với tổng thống
Mỹ Donald Trump rằng Trung Quốc «sẵn sàng chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm với Hoa Kỳ». Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng virus corona lại
là một yếu tố mới trong xung đột Mỹ-Trung.
Chưa giải quyết xong cuộc chiến thương mại, Bắc Kinh và Washington
lại bước vào một cuộc xung đột mới – Covid-19 – nơi mọi bất đồng chờ
trỗi dậy.
Trung Quốc tận dụng dịch Covid-19 để đóng vai trò đầu tầu.
Trước tiên là cuộc chiến về «leadership – vai trò đi đầu lãnh đạo». Trong khi Trung Quốc không ngừng thể hiện là cường quốc đầu tầu thế giới, thì Hoa Kỳ lại thu mình với chiến lược «Nước Mỹ trước hết» của
tổng thống Trump. Bắc Kinh bị lên án mạnh mẽ làm mất nhiều tuần lễ quý
giá để chống dịch Covid-19. Việc dịch bùng phát ở phương Tây như món quà
trời cho để Bắc Kinh từng bước ngẩng cao đầu với tư cách «cứu nhân độ thế» khi
gửi trang thiết bị y tế và chuyên gia đến giúp nhiều nước khắp năm châu
chống dịch, đặc biệt Ý, và không bỏ lỡ bất kỳ thời cơ nào để quảng bá
rầm rộ.
Theo ý kiến của ông Philippe Bernard trên báo Le Monde, có lẽ không nên quá xúc động về chính sách «ngoại giao khẩu trang» vì đây là kiểu «quyền lực mềm» được Trung Quốc triệt để khai thác để công luận quên đi sai lầm ban đầu của nước này.
Bắc Kinh cũng tìm cách «xuất khẩu» mô hình xử lý khủng hoảng dịch tễ, từng được Nhân Dân Nhật Báo ca ngợi ngày 10/03 là «phản ảnh những lợi ích đáng kể của hệ thống xã hội chủ nghĩa theo mô hình Trung Hoa», trong khi những biện pháp đó từng bị phương Tây dè chừng do ảnh hưởng đến một số quyền tự do của người dân.
Vì vậy, cuộc chiến chống virus corona cũng là cuộc chiến về hình ảnh
giữa hai hệ thống: Một bên là mô hình dân chủ phương Tây và bên kia là
chế độ toàn trị như ở Trung Quốc. Khi dịch Covid-19 bùng phát ở châu Âu,
không những Hoa Kỳ tỏ ra thiếu tương trợ mà còn là một trong những nước
đầu tiên đóng cửa biên giới với Liên Hiệp Châu Âu.
Từng thách Washington sau cuộc cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nhờ virus corona, Trung Quốc lại có động cơ để «làm suy yếu và thay thế sự thống trị của Hoa Kỳ trong các vấn đề trên thế giới», theo nhận định của nhà sử học Mỹ Hal Brands.
Virus corona gây một chiến tranh lạnh mới?
Bảo vệ hình ảnh cá nhân là mặt trận thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo của
hai cường quốc. Ông Tập Cận Bình bị chỉ trích trong giai đoạn đầu xử lý
dịch nhưng đang lấy lại vị thế của người cầm lái. Còn tổng thống Donald
Trump, sau khi ban đầu không thừa nhận mức độ nguy hiểm của dịch virus
corona, đã quay sang chỉ trích Bắc Kinh thiếu minh bạch và đổ lỗi cho «virus Vũ Hán», «virus nước ngoài».
Có thể nói ông Trump đang phải trả giá cho những quyết định có phần
chậm trễ. Hoa Kỳ hiện là nước bị tác động nặng nề nhất, với 81.000 người
bị nhiễm virus corona tính đến ngày 26/03. Là ứng viên của đảng Cộng
Hòa trong cuộc tổng thống Mỹ, ông Donald Trump chắc chắn không muốn
thành tựu kinh tế trong suốt 4 năm bị virus corona phá hỏng.
Liệu virus corona có đẩy Mỹ-Trung vào một cuộc chiến tranh lạnh mới?
Nếu xảy ra, theo giới chuyên gia, quy mô cuộc chiến sẽ lớn hơn rất nhiều
so với cuộc chiến Mỹ-Liên Xô trong thế kỷ XX vì vào thời kỳ đó hai bên
gần như cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Trường hợp của Mỹ và Trung Quốc hiện nay thì ngược lại, cả hai nước
phụ thuộc chặt chẽ vào nhau nhưng lại cạnh tranh trong mọi lĩnh vực,
quân sự, công nghệ và cả chính trị.
Ông Barthélémy Courmont, giảng viên đại học Công Giáo Lille, nhận định là cả Mỹ và Trung Quốc «sẽ tận dụng một cách có hệ thống mọi cuộc khủng hoảng để giành lợi thế trước đối thủ».
Nước nào sẽ thắng trong cuộc chạy đua tìm kiếm vác-xin phòng dịch?
Nước nào sẽ thoát khỏi khủng hoảng tài chính trước tiên? Theo nhà báo
Heike Schmidt của RFI cho rằng virus corona lại trở thành một «ổ căng thẳng mới» giữa Mỹ và Trung Quốc./.
Thu Hằng
No comments:
Post a Comment