Thưa quý thính giả, trong một xã hội bị rối bời bởi luật lệ bị
dầy xéo do chính những kẻ đang cầm quyền tạo ra thì nông dân là nạn nhân
đau khổ, tội nghiệp nhất khi hạt gạo họ làm ra nằm dưới quyền tự tung
tự tác của bọn lợi ích sâu mọt. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề “Nhà nước vẫn cứ mãi cưỡi trên lưng nông dân”, của Trân Văn sẽ được Bảo Trân trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Cơ quan này ước tính, lệnh cấm xuất cảng gạo, sau đó đổi bằng lệnh
hạn chế xuất cảng gạo đã gây ra tình huống vừa kể và vì thế, tùy lượng
gạo bị kẹt, những doanh nghiệp ở Cần Thơ có gạo xuất cảng bị mắc kẹt,
thiệt hại từ 260 triệu đến 350 triệu đồng/ngày. Đó là chưa kể vì thế,
những doanh nghiệp này sẽ vi phạm hợp đồng đã ký với Indonesia,
Philippines, Malaysia, Mỹ, Nga, Khối các Tiểu vương quốc Ả Rập thống
nhất (UAE), Ghana,… phải bồi thường hợp đồng, uy tín bị tổn hại.
***
Trong bối cảnh COVID-19 đã trở thành đại dịch đe dọa toàn cầu, đồng
bằng sông Cửu Long – vựa lúa của Việt Nam – lao đao do hạn hán, nước mặn
từ biển xâm nhập sâu vào ruộng vườn, ngày 25 tháng 3 Thủ tướng Việt Nam
ra lệnh ngưng xuất cảng gạo để “bảo đảm an ninh lương thực”. Lệnh vừa
kể khiến nhiều giới, từ chuyên gia nhiều lĩnh vực (kinh tế, nông
nghiệp,…), doanh giới đến nông dân chưng hửng vì năm nào Việt Nam cũng
thừa chừng ba triệu tấn gạo.
Khi chỉ còn chừng hai tháng nữa là đến kỳ thu hoạch vụ Hè – Thu, chắc
chắn lệnh tạm ngưng xuất cảng gạo sẽ làm lúa gạo ứ đọng nhiều hơn, mất
giá trầm trọng hơn, nông dân thêm khốn cùng. Tạm ngưng xuất cảng gạo
chính là phương thức tệ nhất, tước bỏ cơ hội hưởng lợi từ thị trường gạo
thế giới của nông dân – giới quanh năm một nắng, hai sương, bán mặt cho
đất, bán lưng cho Trời nhưng luôn luôn là nạn nhận của tình trạng càng
được mùa, càng lỗ do lúa gạo ứ đọng, mất giá.
Theo một số người am tường nông thôn – nông dân – nông nghiệp và hoạt
động của thị trường gạo cả trong lẫn ngoài Việt Nam, lệnh tạm ngưng
xuất cảng gạo ra đời chỉ vì một vài tổng công ty lương thực của nhà nước
đã trót cam kết bán gạo cho ngoại nhân với giá quá rẻ. Khi nhu cầu trên
thị trường thế giới tăng lên, giá lúa gạo trong nước tăng theo, những
tổng công ty lương thực này đối diện với khả năng phá sản vì phải bồi
thường hợp đồng, còn ráng thực hiện hợp đồng thì sẽ lỗ hàng ngàn tỉ.
Nói cách khác, lệnh tạm ngưng xuất cảng gạo hoàn toàn không nhằm “bảo
đảm an ninh lương thực”, có những dấu chỉ khá rõ ràng cho thấy, lệnh
chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của một số cá nhân, một số nhóm, xưa nay vẫn
cưỡi trên lưng nông thôn – nông dân – nông nghiệp để làm giàu và vì sự
nghiệp kinh doanh phát triển nhờ… mua rẻ, bán rẻ nên đâm ra chủ quan,
tiếp tục phóng bút ký với thiên hạ những hợp đồng bán gạo với giá như
giá bán cám mà sa lầy!
Những cá nhân, những nhóm này chỉ không dè phản ứng của các chuyên
gia, doanh giới (bao gồm cả giới chuyên xuất cảng gạo), nông dân, công
chúng, kể cả chính quyền các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long,… quá
mạnh. Thậm chí có nơi, có người còn lột trần rồi bày ra cho thiên hạ xem
những yếu tố lắt léo liên quan đến “cuộc vận động” cho “lệnh tạm ngưng
xuất cảng gạo”. Cuối cùng, ngày 10 tháng 4, Thủ tướng miễn cưỡng thoái
bộ, cho xuất cảng 400.000 tấn gạo trong tháng tư.
***
Tuy lệnh cấm xuất cảng gạo đã được thay thế bằng lệnh hạn chế xuất
cảng gạo, ấn định lượng gạo xuất cảng của tháng này không được quá
400.000 tấn nhưng vấn nạn ứ đọng gạo còn trầm trọng hơn. Chuyện Tổng cục
Hải quan tiếp nhận tờ khai vào lúc rạng sáng 12 tháng 4 và đến bình
minh của… Chủ Nhật cùng ngày đã cấp giấy phép xuất cảng cho 400.000 tấn
gạo theo lệnh mới của Thủ tướng khiến thiên hạ thêm một lần chưng hửng.
Rõ ràng hệ thống công quyền đã bị lũng đoạn đến tận gốc.
Nhiều người cho rằng, lệnh cấm xuất cảng gạo trước đây, cũng như sự
kiện Tổng cục Hải quan vừa tổ chức tiếp nhận tờ khai xuất cảng gạo vào
rạng sáng một ngày… Chủ Nhật là điển hình của lối tư duy hạ cấp, hành xử
lưu manh, bất chấp lợi ích quốc gia và cơ hội tồn tại, tương lai của cả
nông dân lẫn doanh giới.
Tại sao đã đoạn tuyệt với kinh tế kế hoạch mà vẫn cấm xuất cảng gạo
chỉ vì Tổng cục Dự trữ Quốc gia chưa hoàn thành nhiệm vụ nên muốn được
tạo điều kiện để mua đủ lượng gạo dự trữ với giá rẻ.
Tại sao nông dân – giới luôn phải gánh chịu đủ thứ thiệt thòi – tiếp
tục bị tước bỏ cơ hội có thể thu nhận các khoản lợi chính đáng nhiều hơn
và tiếp tục phải gánh chịu thiệt thòi? Tại sao vị trí của nông dân luôn
ở dưới đáy của các kế hoạch liên quan tới “quốc kế, dân sinh”? Tại sao
phát triển kinh tế thị trường mà lãnh đạo nhiều tỉnh và doanh giới vẫn
phải xin giao hạn ngạch xuất cảng gạo cho chính quyền các địa phương tự
phân bổ?
Chẳng lẽ đó là điểm ưu việt của “định hướng xã hội chủ nghĩa”? Tha
thiết với điểm ưu việt này là vì muốn duy trì ưu thế cho các thành phần
lợi ích cục bộ, hay do nước chưa đủ tàn, dân chưa đủ mạt?
Trân Văn
No comments:
Post a Comment