Kính thưa quý thính giả, được hun đúc từ truyền thống “Bảo quốc – An dân” của các bậc tiền nhân, vị Thiếu tướng nổi danh là một trong những tướng lãnh có tài năng và đức độ nhất trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa quyết không đầu hàng quân Cộng Sản, đã dùng súng tự sát đền nợ nước sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam sinh ngày 23/9/1927 tại Thừa Thiên (Huế).
Thân phụ của ông là Nguyễn Khoa Túc, Thanh Tra Học Chánh Đà Nẵng, thân
mẫu là bà Công Tằng Tôn Nữ Mộc Cẩn.
-Năm 1953, ông nhập ngũ theo học Khóa 3, trường Võ Khoa Thủ Đức, ra trường về Binh chủng Nhảy Dù và theo đơn vị ra miền Bắc.
-Tháng 8 năm 1954, sau hội nghị Geneve, ông theo đơn vị trở về Saigon.
-Năm 1955, ông giữ chức Đại đội trưởng trong Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù. Sau
đó được thăng cấp Đại úy và ông được cử đi học kỹ thuật xếp dù ở Pháp.
-Năm 1956, ông về nước làm Đại đội trưởng, Đại đội Kỹ thuật của Sư Đoàn Dù.
-Năm 1960, làm Trưởng Ban 3, Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù.
-Năm 1963, giữ chức Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù.
-Năm 1964, thăng cấp Thiếu tá, làm Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù.
-Năm 1967, thăng lên Trung tá và được bổ nhiệm làm Lữ đoàn trưởng, Lữ
đoàn 3 Nhảy Dù. Sau chiến thắng đồi Ngok Van ở Kontum, ông được vinh
thăng lên Đại tá và được trao tặng Đệ tam đẳng Bảo quốc Huân chương.
-Năm 1969, ông giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh, kiêm Tư lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Đến tháng 11, thăng cấp Chuẩn tướng.
-Năm 1972, ông được thăng lên Thiếu tướng.
-Tháng 11 năm 1974, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn IV và Quân khu 4.
Đầu năm 1975, ông cùng Tướng Lê Văn Hưng và Bộ tham mưu Quân đoàn
soạn kế hoạch phòng thủ Quân Khu 4, chỉnh đốn doanh trại và công sở tại
Cần Thơ, sẵn sàng để đón Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ Sài Gòn di tản
về Vùng 4 tiếp tục chiến đấu. Nhưng sáng ngày 30/4/1975, Tổng thống
Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng và bàn
giao cho Cộng quân.
Chiều ngày 30, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam vào Quân Y Viện Phan Thanh
Giản Cần Thơ thăm thương binh lần cuối. Đêm 30 rạng sáng ngày 1 tháng
5, ông tự sát bằng khẩu súng cá nhân của mình. Thi thể ông được Bác sĩ
Hoàng Như Tùng và Trung tá Nguyễn Văn Bia tẩm liệm và đưa đi an táng tại
Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ.
Đến năm 1994, hài cốt ông được thân nhân bốc mộ và hỏa thiêu, tro cốt
được mang về chùa Quảng Hương Già Lam, quận Gò Vấp, Sài Gòn.
*****
Bốn mươi lăm năm qua, vẫn có người hò reo “thắng cuộc” khi nhắc đến
biến cố 30/4/1975, trong khi có nhiều người lại ngậm ngùi, đau buồn khi
nhắc đến các vị tướng tiêu biểu cho truyền thống hào hùng của Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng ít ai biết rằng, trên thế giới có 2 quốc gia
lấy ngày “thất trận” làm niềm hãnh diện cho quân đội mình. Đó là Úc Đại
Lợi và Tân Tây Lan.
Ngày thứ Bảy 25/4 sắp tới là ngày mà người dân Úc tưởng nhớ đến Quân
đoàn ANZAC (Australian – New Zealand Army Corporation) đổ bộ lên bán đảo
Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ trong Đệ nhất Thế chiến.
Theo kế hoạch của quân đồng minh, Quân đoàn ANZAC nhận lệnh đổ bộ lên
Galipolli để tấn chiếm Thổ Nhĩ Kỳ. Địa điểm đổ bộ là một vùng đất nhỏ
hẹp, với các vách núi dựng đứng được quân Thổ Nhĩ Kỳ bố trí dầy đặc súng
máy và pháo binh.
Ngay ngày đầu tiên, có hơn 3 ngàn quân ANZAC tử thương. Chiến dịch
kéo dài suốt 8 tháng liên tiếp, khi nhận lệnh rút lui đã có hơn 36 ngàn
binh sĩ Úc và Tân Tây Lan thương vong trong cuộc chiến đẫm máu này. Thế
nhưng, sự chiến đấu dũng cảm của họ đã khiến thế giới kinh ngạc và khâm
phục, tạo thành huyền sử ANZAC mà người dân cả 2 nước đều hãnh diện và
tự hào mặc dù thừa nhận cha ông mình đã thất trận.
Ngày 25/4 không chỉ là ngày khai sinh ra quân lực 2 nước, mà còn là
ngày tri ân những chiến binh đã đổ máu xương trên các chiến trường suốt
105 năm qua, trong Đệ nhất Thế chiến, Đệ nhị Thế chiến, chiến tranh
Triều Tiên, Việt Nam, Iraq và nhiều nơi khác, để bảo vệ cho sự an lạc và
thịnh vượng của 2 nước Úc – Tân Tây Lan nói riêng và thế giới nói
chung.
Bài học ANZAC xứng đáng được người Việt nghiền ngẫm trong bối cảnh 45
năm kỷ niệm biến cố 30/4. Quân đội 2 nước Úc và Tân Tây Lan đã thua
trong cuộc chiến đó, nhưng nó đã dựng nên truyền thống hào hùng của 2
quốc gia còn non trẻ.
Tương tự như thế, dù bị bức tử, chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã chứng tỏ
sự ưu việt khi so sánh với chế độ cộng sản “hèn với giặc, ác với dân”
hiện nay.
Chính vì thế, không chỉ có người dân miền Nam trước đây, mà toàn dân
Việt có quyền hãnh diện là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã sản sinh ra vị
tướng xuất sắc, có tài năng và đức độ như Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.
Nhân mùa tưởng niệm biến cố 30/4 năm nay, cầu xin đức Quốc Tổ, các
đấng Minh Quân Văn Thánh, Anh Hùng Liệt Nữ và Hồn Thiêng Sông Núi, phù
trợ cho đồng bào khắp nơi có thêm sức mạnh và quyết tâm, cùng nhau vùng
dậy “giải trừ chế độ cộng sản độc tài phi nhân” để nước Việt thoát cơn
đại họa Bắc thuộc mới. Và để cho những người đã nằm xuống vì tranh đấu
cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho dân tộc được “mỉm cười nơi chín
suối”.
No comments:
Post a Comment