Trước tình trạng kinh tế thất bại thảm hại cộng thêm sự hoành
hành của cúm Tàu, Hà Nội đang hô hào quay lại thời kinh tế tập thể lạc
hậu hợp tác xã.
Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết: “Đầu tư mất 20%. GDP thấp nhất 10 năm. Hà Nội quay về kinh tế tập thể!” của Trần Nguyên Thao qua sự trình bày của Nguyên Khải.
Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết: “Đầu tư mất 20%. GDP thấp nhất 10 năm. Hà Nội quay về kinh tế tập thể!” của Trần Nguyên Thao qua sự trình bày của Nguyên Khải.
Hà Nội đổ hoàn toàn tội lỗi lên đầu con virus Vũ Hán không biết cãi.
Nhưng xui cho Ba Đình: căn nguyên bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái, định
chế lượng giá tài chánh quốc tế Moody’s Investors Service đã chỉ thẳng
mặt Hà Nội “vay nợ cho cố, không trả đúng hạn”. Vậy là chuyện thiếu thanh khoản lòi ra. Hà Nội phân bua với công luận cho đỡ ngượng là việc làm của Moody’s “không phù hợp”. Còn giới chuyên gia thì biết rõ, bây giờ nền tài chánh Việt Nam như “con bệnh” không tìm đâu ra thuốc “giải độc”.
Đến tháng 12- 2019 Moody’s giáng thêm cú nữa “hạ điểm tín dụng 18 ngân hàng thương mại”.
Từ đó đến nay nhà đầu tư nghe ngóng và “nhấp chuột” để rút tiền ra khỏi
Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam (TTCK). Trong 3 tháng đầu năm, khối
ngoại đã bán ròng hơn 8.300 tỷ đồng trên HoSE, con số bán ròng kỷ lục
trong 1 quý.
Ba tháng đầu năm nay, TTCK đã mất trắng it nhất 1 triệu tỷ đồng
[1] (23/03), gần 42 tỷ Mỹ Kim, tiền đồng cũng xuống giá so với Mỹ Kim
(1 Đôla = 24 ngàn đồng). Kết thúc phiên giao dịch cuối quý 1 (31/3), chỉ
số VN-Index dừng tại 662,53 điểm, thấp nhất trong vòng 5 năm. Với mức
điểm thấp như vậy, VN-Index đã thiết lập nên hàng loạt kỷ lục buồn đúng
vào thời điểm đảng csVN đang ráo riết chuẩn bị đại hội 13.
Cùng thời gian này, dòng vốn cấp mới FDI vào Việt Nam đạt khoảng 8,6
tỷ USD, giảm hơn 20% và số vốn giải ngân chỉ đạt khoảng 3,9 tỷ USD, giảm
hơn 6% so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên vốn FDI giải ngân giảm trong
giai đoạn từ 4 năm gần đây (2016-2020).
Do dịch Covid đang lây lan, Hoa Kỳ, Âu Châu và Hàn Quốc đã tạm ngưng
nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong ít nhất ba tuần tới một tháng.
Cả ba nơi đều là thị trường lớn nhất trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu
dệt may của Việt Nam, với 50,2% tổng kim ngạch trong năm 2019, tức
khoảng 19,6 tỉ Mỹ Kim. Chỉ riêng ba thị trường mới đề cập, cũng mất
trắng đến gần 24 tỉ Mỹ Kim, cộng chung toàn ngành da giầy, may mặc thì
cũng gần 39 tỷ Mỹ Kim.
Đồng Bằng sông Cửu Long ngập mặn dân không có nước uống thì sao có
lúa và hoa màu phụ để nuôi dân trong vùng, chưa nói đến xuất cảng. Trong
hoàn cảnh này, hàng chục triệu nông dân và công nhân đều chung số phận
rất tuyệt vọng. Chắc chắn nhiễu loạn xã hội sẽ gia tăng cùng với tỷ lệ
thuận của bạo lực trấn áp từ chế độ tàn ngược.
Kiều hối mỗi năm trung bình kiếm được khoảng 15-16 tỷ Mỹ Kim.
Nay khối công nhân lao động nước ngoài đã về lại quê nhà khá đông, số
còn lại bị thất nghiệp, du lịch giảm cũng khiến số tiến này chắc chắn sẽ
giảm rất sâu, đến nỗi không dám đưa ra dự báo.
Năm 2019, quy mô của nền kinh tế Việt Nam (GDP) được chính thức nói
là 262 tỉ Mỹ Kim. Nếu nhìn vào những ngành bị đang điêu đứng vì dịch
bệnh như: dệt may, da giầy (khoảng 39 tỉ Mỹ Kim), du lịch (31 tỉ Mỹ
Kim)… hay kiều hối (16 tỉ Mỹ Kim). Nếu các con số thiệt hại này còn lên
theo tỷ lệ thuận với con Covid, đến giữa năm không chừng, thì có thể
nhìn thấy hậu hoạ là vô cùng to lớn.
Hà Nội cũng như Bắc Kinh đều dung túng cho cán bộ cấp cao ào ạt
chuyển tiền ra ngoài, để lại trong nước một nền kinh tế “mất máu”, chỉ
còn cái vỏ hào nhoáng, trong khi phần lớn thực lực khối tài sản lại nằm
ngoài nước do quan tham làm chủ qua việc mở công ty kinh doanh, mua nhà,
cho con du học…
Cứ nhìn 13 Hiệp Định Thương Mại hiệu lực nhiều năm nay, mà nước vẫn
nghèo xơ xác, tụt hậu với nợ nần chồng chất không thể trả tiền lãi đúng
hẹn thì biết là nguồn phúc lợi thương mại lọt gần hết vào tay kẻ đương
quyền.
Cả Hà Nội và Bắc Kinh đều có nhu cầu bảo vệ chế độ đến cùng, nên giấu
biệt con số tử vong và lây nhiễm virus Vũ Hán. Vì họ sợ dân chúng ở vào
đường cùng làm loạn. Chính ở điểm này mà thiệt hại kinh tế không thể
biết rõ như các nước Tự Do.
Cả nước trên 97 triệu dân, mà cho đến nay (31/03) mới có 207 người
mắc bệnh, tỷ lệ 1 triệu người, chưa tới 3 người mắc dịch, chưa có ai
chết vì Covid-19; mà lại có văn thư chính thức, chuẩn bị cho “tình huống cần phải hỏa táng các bệnh nhân nặng nhiễm virus Covid-19 có thể tử vong”.
Ngày 30/03 báo chí trong nước hô hào sẵn sàng mọi điều kiện cho mọi tình huống “kịp thời cách ly các thành phố lớn”.Chiều hôm sau, ngày 31/03 đã có lệnh cách ly toàn xã hội tới giữa tháng 04.
Nếu như số ca lây nhiễm ít như thông tin chính thức, thì tại sao lại
ngăn sông, cách chợ, trường học, khu kỹ nghệ lại phải đóng cửa, cách ly
toàn quốc. Như vậy, thực tế lây nhiễm Covid-19 và tử vong ở Việt Nam là
không đúng như Hà Nội loan báo. Cho đến nay, biên giới với Trung cộng
dài 1449 cây số vẫn bỏ ngỏ cho người Tầu qua lại và lưu trú tự do ở Việt
Nam; Không phải số người Tầu này đưa mầm bệnh sang Việt Nam trên 3
tháng nay sao?
Tại Trung cộng, số tử vong do virus Vũ Hán gây ra được nói là 3.277
người. Tin tức về hoạt động thương mại lại nói rằng, Trung cộng đã giảm
hơn 21 triệu thuê bao điện thoại di động kể từ đầu năm 2020, theo tuyên
bố vào ngày 19/3 của chính quyền Bắc Kinh. Sự kiện này mở ra khả năng
cho thấy số người chết vì virus Vũ Hán ngay tại Trung cộng có thể lên
đến hàng triệu người vẫn còn là ít.
Trong hoàn cảnh này, Hà Nội nhìn sang Bắc Kinh được chăng? Bắc Kinh
hiện có số nợ lên đến 40 ngàn tỷ Mỹ Kim. Một phần lớn khối nợ này là
tiền vay, một cách trực tiếp hay gián tiếp, từ những ngân hàng và quỹ
đầu tư nước ngoài, đa số là Mỹ. Bắc Kinh có thể đang tính giải pháp quỵt
nợ. Mới đây đại tập đoàn Hainan Airlines (HNA) khai phá sản để chạy cả
trăm tỷ Mỹ Kim tiền nợ. Chắc chắn Bắc Kinh đang chuẩn bị cho hậu virus
Vũ Hán.
Ba Đình đã nhìn ra nguy cơ kinh tế còn tệ hơn những gì trình bầy
trong bài này, nên đã nhanh tay “dạo đàn” là Bộ Chính Trị mới quyết định
sẽ đưa Việt nam về lối cũ “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu” (báo Thanh Niên, 27/03).
Nếu toàn dân tiếp tục vô cảm và sợ hãi sẽ bị chế độ dồn vào tình cảnh
rùng mình, kinh hãi như địa ngục trần gian với thây ma hợp tác xã đội
mồ sống lại. Trấn áp sẽ gia tăng cùng với chiến dịch tịch thu ngoại tệ
và quý kim trong dân chúng để lấy tiền duy trì guồng máy của đảng.
Trần Nguyên Thao
No comments:
Post a Comment