Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ
điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường
lời cho chị Hoàng Ân .
Hoàng Ân:
Mở đầu buổi hội luận ngày hôm nay, HA xin được hỏi là anh có ghi nhận
như thế nào trước việc một người đấu tranh bị bắt trong đại dịch vũ hán?
Trường An: Thưa chị, Vào sáng thứ Năm 23/4/2020, nhà
thơ Trần Đức Thạch đã bị bạo quyền tỉnh Nghệ An bắt giam với cáo buộc
“hoạt động nhằm lật đổ chế độ” theo điều 109 của bộ Luật Hình sự.
Được biết ông Trần Đức Thạch, 68 tuổi, là một cựu sĩ quan thuộc sư
đoàn 341 Bắc Việt, sau đó trở thành một nhà đấu tranh cho nhân quyền và
dân chủ tại Việt Nam trong mấy năm qua. Nhà thơ Trần Đức Thạch từng bị
bắt năm 2009 và bị kết án 3 năm tù giam, 3 năm quản chế theo điều 88
“tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Cáo trạng nói rằng ông
Thạch đã cùng ông Phạm Văn Trội và thầy giáo Vũ Văn Hùng có hành vi treo
khẩu hiệu với nội dung xấu, chống chế độ tại cầu vượt Mai Dịch (Hà
Nội). Trên thực tế, khẩu hiệu mà công an cho là “chống đảng” đều mang
nội dung khẳng định chủ quyền của quốc gia trên hai quần đảo Trường Sa,
Hoàng Sa; đòi hỏi nhân quyền phải được tôn trọng tại Việt Nam.
Ông Trần Đức Thạch nổi tiếng với hồi ký “Hố chôn người ám ảnh”, kể
lại trận đánh ở xã Tân Lập tình Đồng Nai vào cuối tháng 4/1975 mà ông
tham chiến với tư cách đội trưởng đội trinh sát quân đội Bắc Việt. Hồi
ký là những lời kể rùng rợn về tội ác của Việt cộng gây ra cho người dân
vô tội.
Hoàng Ân:
Trong khi cả nước đang gồng mình đối phó với dịch Vũ Hán thì trong tuần
qua Bộ công an VN đã quyết định bắt giữ giám đốc trung tâm kiểm soát
dịch bệnh Hà Nội vì gian lận trong việc mua thiết bị xét nghiệm. Anh vui
lòng nhắc lại việc này để quý thính giả được tường tận hơn?
Trường An: Đúng như chị vừa nói. Chiều ngày 22/4,
Công an Hà Nội đã bắt giam Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc trung tâm
kiểm soát dịch bệnh Hà Nội, với cáo buộc sai phạm trong việc mua sắm
thiết bị y tế để chống dịch Vũ Hán.
Ngoài ông Cảm, còn có 3 nhân viên dưới quyền và 3 giám đốc công ty tư
nhân cũng bị bắt giam về tội thông đồng nâng giá một hệ thống xét
nghiệm siêu vi trùng Vũ Hán, gây thiệt hại nghiêm trọng cho công quỹ.
Cơ quan cảnh sát điều tra Hà Nội cho biết đã thu thập đầy đủ bằng
chứng về hành vi “cấu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị” này
của các quan chức y tế nói trên và đã quyết định khởi tố vụ án.
Theo cáo trạng, các quan chức nói trên đã “Vi phạm quy định về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng cho nhà nước.”. Các lệnh khám xét và bắt
tạm giam các bị can đã theo đúng quy định của pháp luật, sau khi được
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.
Hoàng Ân: Thế còn việc cộng sản VN gây sức ép lên Facebook kiểm duyệt thông tin mạng là sao thưa anh?
Trường An: Thưa chị, Trước sức ép của bạo quyền Hà
Nội, tập đoàn Facebook đã chấp nhận làm tay sai cho chế độ CSVN để kiểm
duyệt mọi bài viết trên mạng lưới xã hội này.
Chỉ một ngày sau khi tập đoàn Facebook tăng cường việc kiểm duyệt
thông tin của người Việt, Tổ chức Ân xá Quốc tế vào hôm qua ra thông cáo
kêu gọi tập đoàn Facebook phải ngưng đồng lõa với bạo quyền Hà Nội
trong việc tước đoạt quyền tự do ngôn luận và thông tin của người sử
dụng mạng xã hội.
Theo chuyên gia William Nee, một cố vấn về nhân quyền của Ân xá Quốc
tế, việc Facebook khuất phục trước áp lực của CSVN là một hành động sỉ
nhục quyền tự do ngôn luận được cả thế giới công nhận.
Vào hôm thứ Ba 21/4, thông tấn xã Reuters trích dẫn nguồn tin từ hai
quan chức cao cấp của Facebook, cho biết tập đoàn này đã chấp nhận lời
yêu cầu của Hà Nội là gia tăng kiểm duyệt các thông tin mà Hà Nội cáo
buộc là “bêu xấu chế độ”.
Hoàng Ân:
Nay chuyển qua lĩnh vực kinh tế, Công an tỉnh Hà Tĩnh quyết định khởi
tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động
khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Công ty cổ phần Gang
thép Hà Tĩnh và các tổ chức tín dụng có liên quan. Anh có ghi nhận như
thế nào về việc này?
Trường An: Theo tài liệu điều tra, vào tháng 6/2007,
Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh là chủ đầu tư với tổng số vốn công bố
hơn 1.700 tỷ đồng (gồm vốn của doanh nghiệp và vốn vay), nhà máy thép
Vạn Lợi được xây dựng tại phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh. Mục tiêu dự án
đặt ra đến tháng 8/2010 sẽ xuất xưởng phôi thép thương phẩm đầu tiên,
với công suất 250.000 tấn một năm.
Tuy nhiên, khi đang thi công giai đoạn từ 2007- 2010, một số tác vụ luôn bị đình trệ, cơ sở hạ tầng, máy bỏ hoang không sử dụng.
Đến năm 2015, tỉnh Hà Tĩnh chấm dứt hoạt động của công ty và thu hồi
giấy chứng nhận đầu tư dự án, khởi tố chủ đầu tư vì nhiều sai phạm về
nguyên tắt tín dụng, dẫn đến thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho các ngân
hàng cho vay vốn.
No comments:
Post a Comment