Kính thưa quý thính giả, nếu chúng ta suy nghĩ sâu xa hơn thì
đại dịch Vũ Hán chính là hậu quả của việc các quốc gia Tây Phương giúp
Trung cộng phát triển kinh tế nhanh chóng và dung túng cho các hành vị
đàn áp nhân quyền tại quốc gia này.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trần Đức Liệu với tựa đề: “Covid-19 tàn phá phương Tây là mối quan hệ nhân quả?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trần Đức Liệu với tựa đề: “Covid-19 tàn phá phương Tây là mối quan hệ nhân quả?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Bác sĩ Lý Văn Lượng là anh hùng, nhưng xa hơn ông là biểu tượng sống
động tố cáo chế độ vô nhân đạo, ưa thích kiểm duyệt của Bắc Kinh.
Nếu bác sĩ Lý Văn Lượng sống trong một đất nước có nhân quyền, thì
cảnh báo của ông có thể đã ngăn đại dịch ngừng lây lan ra khỏi biên giới
Trung Quốc.
Trung Quốc từ khi đổi mới đến nay (chấp nhận các thành tố của chủ
nghĩa tư bản về kinh tế để đổi lấy giữ gìn ổn định chính trị) đạt được
nhiều thành tựu to lớn. Một công xưởng thế giới, một cường quốc mới nổi
và tham vọng trở thành quốc gia dẫn dắt toàn cầu. Dù vậy, nhân quyền vẫn
duy trì ở cấp độ thấp, thậm chí thời kỳ ông Tập Cận Bình, mức độ đàn áp
nhân quyền tăng lên chóng mặt. Sở dĩ có điều này vì phương Tây và nước
Mỹ đã thực hiện chính sách hợp tác thay đối đầu và kỳ vọng Trung Quốc
phát triển kinh tế sẽ tự do – dân chủ hơn.
Nhưng phương Tây và Hoa Kỳ đã sai lầm trầm trọng.
Năm 1997, Ủy ban Nhân quyền LHQ (nay đã đổi tên và nâng cấp thành Hội
đồng Nhân quyền) thường xuyên chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc
liên quan quyền tự do cá nhân, và cũng đề cập đến tình hình ở Tây Tạng.
Trung Quốc đứng trước áp lực lớn cho đến khi cánh cửa thương mại được mở ra.
Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc tăng lên, tình trạng này đã bắt đầu
thay đổi. Các chính phủ phương Tây ngày càng muốn giao dịch với Trung
Quốc và rất sẵn lòng giảm vấn đề nhân quyền để đạt được mục tiêu này.
Năm 1996, Úc tuyên bố sẽ không còn đề xuất nghị quyết chỉ trích Trung
Quốc. Trái lại, nó dự định tiến hành một “cuộc đối thoại song phương”
về các vấn đề nhân quyền. Úc cho rằng tránh đối đầu, chú trọng đối thoại
hợp tác là cách hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng nhân quyền.
1998, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Tây Ban Nha cũng tiếp cận
đường lối này. Mỗi chính phủ coi việc chuyển đổi sang đối thoại song
phương về quyền con người là một bước tích cực từ “đối đầu” sang “hợp
tác”.
Thế nhưng Trung Quốc lợi dụng hợp tác với phương Tây, lơ là nhân
quyền của nhóm nước tự do để phát triển kinh tế. Và khi kinh tế đạt
những thành tựu to lớn, Trung Quốc đã trở thành một đứa bé hư, không còn
nghe lời.
Trung Quốc thành lập trại giáo huấn để cải đạo những người Hồi giáo
tại Tân Cương. Tiến hành Hán hoá vùng Tây Tạng và thực hiện bóp ngẹt
nhân quyền trong nước.
Không tự do ngôn luận, không quyền lập hội, không tự do biểu đạt và học thuật.
Để dễ dàng làm chủ mô hình nhân quyền của mình, Bắc Kinh lobby các vị
trí lãnh đạo trong các tổ chức lớn, kể cả tổ chức nhân quyền trong Liên
Hiệp Quốc mới đây.
Trung Quốc vận dụng tối ưu “luật của Lipset” (lý thuyết cho rằng sự
giàu có hơn dẫn đến tự do chính trị nhiều hơn) và phương Tây sớm nhận
quả đắng vào niềm tin chuyển đổi này.
Trung Quốc giàu lên, không còn bị ám ảnh bởi chế tài nhân quyền, các
cuộc đối thoại nhân quyền trờ thành một cuộc họp kín và không có tác
động nào đáng kể. Trong các cuộc họp đó, hiển nhiên Trung Quốc tận dụng
trở thành một buổi tuyên truyền đầy sáo mòn về mô hình nhân quyền Bắc
Kinh, hứa hẹn cải thiện một số quyền con người không ảnh hưởng đến sự ổn
định chính trị, xã hội mà nhà nước Trung Quốc đặt ra.
Trung Quốc đã cố gắng thay đổi các quy tắc nhân quyền quốc tế, chứ
không phải theo các quy tắc nhân quyền quốc tế. Làm suy yếu tất cả các
khía cạnh của hệ thống nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Và chính phủ Bắc
Kinh không còn áp lực trách nhiệm về việc lạm quyền trong nước.
Ý, Tây Ban Nha, Đức… các quốc gia chuộng thương mại với Trung Quốc đang phải trả giá.
Hoa Kỳ, quốc gia dẫn dắt Trung Quốc vào các tổ chức thương mại quốc tế càng trả giá đắt hơn.
Khi bác sĩ Lý Văn Lượng chết vì nhân quyền bị bóp nghẹt, thì cái chết
của ông đã khiến virus lây lan nhanh hơn, mạnh hơn tấn công vào những
nước phương Tây ưu tiên thương mại, hạ thấp nhân quyền. Đây có phải là
hệ nhân quả mà Covid-19 mang lại?
Trần Đức Liệu
No comments:
Post a Comment