Kính thưa quý thính giả, đại dịch Vũ Hán tuy gây thiệt hại về
nhân mạng và kinh tế trầm trọng cho các quốc gia dân chủ, nhưng thiệt
hại nặng nề nhất vẫn là Trung Quốc. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần
Bình Luận của Minh Huy với tựa đề: “Các doanh nghiệp lớn ở Trung Quốc phải ngừng sản xuất do Âu-Mỹ rút đơn hàng”_ sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay.
Vào ngày 18/3, Hội Đồng Phát Triển Mậu Dịch Hồng Kong (HKTDC) (Hong
Kong Trade Development Council) – một nhà sản xuất đồ chơi có vốn đầu tư
từ Hồng Kông với hơn 1.200 nhân viên, đã bất đắc dĩ tuyên bố đóng cửa
do các khách hàng châu Âu, châu Mỹ hủy bỏ đơn đặt hàng, nhà cung ứng
thúc giục thu nợ, mắt xích tài chính đứt gãy. Hiện tại, nhà máy này vẫn
còn đang nợ lương nhân viên. Vào ngày 21/3, Jiahe Electronic – một nhà
sản xuất tai nghe nổi tiếng ở Đông Hoản (Quảng Đông) phải tuyên bố nghỉ 3
tháng do khách hàng lớn nhất của họ là FOSSIL (Mỹ) đã hủy tất cả các
đơn đặt hàng.
Vào ngày 18/3, phóng viên đã gọi điện đến cho công ty HKTDC và Công
ty TNHH Jiahe Electronic thuộc Tập đoàn Jiahe Electronic ở thành phố
Đông Hoản, nhưng đều không có ai nghe máy. Học giả tài chính Trung Quốc,
Hạ Giang Binh nói rằng, mặc dù việc rút vốn nước ngoài khỏi Trung Quốc
đã diễn ra trong mấy năm, nhưng dịch bệnh bùng phát trong 2 tháng qua đã
đẩy nhanh việc rút vốn nước ngoài.
“Dịch bệnh này đã đẩy nhanh ý tưởng về vốn nước ngoài, cũng chính là
‘quyết đánh đến cùng’, có thể dự kiến trong ngắn hạn, bọn họ (nhà máy)
sẽ không quay trở lại. Một khi công xưởng của thế giới xảy ra chuyện,
rủi ro là tương đối cao, hiện nay họ đang thúc đẩy phân tán rủi ro.
Chuỗi công nghiệp được chuyển đến Đông Nam Á, Ấn Độ và Mexico. Xu hướng
này tương đối rõ ràng”, Hạ Giang Binh nói.
Các nguồn tin trong ngành công nghiệp đồ chơi cho biết, công ty đồ
chơi HKTDC được thành lập tại Quảng Đông năm 1992, đã bị ảnh hưởng bởi
cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung năm ngoái, năm nay lại bị ảnh hưởng bởi
dịch viêm phổi Vũ Hán, áp lực kinh doanh tăng lớn, gần đây, khách hàng
nước ngoài đã trì hoãn hoặc hủy đơn hàng, khiến HKTDC gặp phải việc các
nhà cung ứng thúc nợ, các ngân hàng từ chối cho vay, mắt xích tài chính
đứt gãy, bất đắc dĩ phải tuyên bố đóng cửa.
Một công ty khác là Jiahe Electronic có vốn đầu tư nước ngoài từ Hồng
Kông, được thành lập vào năm 1991, có hơn 4.000 nhân viên. Thương hiệu
riêng của nó Cosonic có danh tiếng nhất định tại các thị trường kinh tế
lớn trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu, các sản phẩm của nó được bán
tại 77 quốc gia trên thế giới.
Hạ Giang Binh nói, dịch bệnh hiện đang lan rộng trên toàn cầu, chính
phủ của nhiều quốc gia đã đóng cửa, các công ty cũng ngừng hoạt động:
“Ngay cả ở Trung Quốc, không chỉ các công ty nước ngoài không có đơn đặt
hàng, mà các công ty trong nước cũng không có đơn đặt hàng, trong tình
hình suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp nước ngoài ở lại Trung
Quốc cũng vô nghĩa, đồng thời cũng phải trả lương cho nhân viên, tiền
thuê mặt bằng”.
Điều đáng chú ý là nhà máy Foxconn – nhà máy sản xuất Apple đã ngừng
tuyển dụng nhân viên kể từ ngày 18/3, ngoài ra, những doanh nghiệp nổi
tiếng như Shenzhen Kaifa Technology, VCEP, Daytone Electronics, CNLEDW,
autohome, Deyiyi, MSI, BYD đã liên tục giảm công nhân, thậm chí là ngừng
thuê công nhân.
Nhà kinh tế học Trung Quốc Hồ Tinh Đấu nói rằng, có những vấn đề rất
lớn trong lĩnh vực đầu tư và tiêu dùng: “Đầu tiên là vì dịch bệnh chưa
hoàn toàn qua đi, thứ hai là do số người giàu có tiền vẫn là thiểu số,
một cuộc khảo sát cho thấy 55% hộ gia đình Trung Quốc có tiền gửi bằng
không. Một cuộc khảo sát khác nói rằng 540 triệu người ở Trung Quốc
không có tiền gửi, vì vậy cuộc sống của người dân bình thường không dễ
dàng gì”.
Ngoài ra, nhân viên của Công ty TNHH Thiết bị điện Nhạc Vinh – Hàng
Châu, đã nhận được thông báo từ nhà máy vào ngày 21/3, họ sẽ bị cắt giảm
vào ngày 23 do việc hủy đơn đặt hàng từ Âu Mỹ. Nhiều công nhân đã quay
trở lại nhà máy để làm việc từ ngày 3 đến ngày 6/3. Một công nhân nhà
máy may nào đó đột nhiên nhận được thông báo ngừng sản xuất, lý do của
nhà máy cũng là do số lượng lớn đơn đặt hàng bị hủy, không có công việc.
Trương Thắng, doanh nhân Bắc Kinh nói với phóng viên rằng, mấu chốt
trong việc các công ty nước ngoài lần lượt rút lui trong thời gian gần
đây là do ảnh hưởng của dịch bệnh: “Ví dụ, họ chắc chắn cũng nhìn thấy
Trung Quốc đã thể hiện một khía cạnh rất lạnh lùng và vô tình trong việc
kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, lạm dụng chức quyền, lạm dụng pháp
luật, hành vi vượt xa phạm vi của luật pháp, không bị ràng buộc. Ngay cả
người Trung Quốc chúng tôi cũng không quen, những nhà đầu tư nước ngoài
lẽ nào lại không sợ khi quyền lực không bị ràng buộc? Làm thế nào để họ
đặt tài sản của họ vào Trung Quốc, sao có thể có được cảm giác an toàn
đây?”.
Mặc dù phía chính quyền nói rằng, Khu kinh tế đồng bằng sông Dương Tử
và Đồng bằng Châu Giang đã đi làm lại 90%, nhưng thực ra có rất ít công
ty bắt đầu làm việc, đặc biệt là trong ngành sản xuất hàng hóa xuất
khẩu, nơi các nhà máy không có đơn đặt hàng để làm.
Sau khi đầu tư nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, Trung Quốc sẽ phải đối
mặt với vấn đề thất nghiệp, 8,74 triệu sinh viên đại học khóa này sẽ
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm trong năm nay, các thực thể
trong toàn bộ chuỗi công nghiệp khổng lồ sẽ gặp vấn đề thất nghiệp rất
lớn, tác động của thất nghiệp nghiêm trọng hơn bất kỳ vấn đề kinh tế
nào, đây cũng chính là lý do chính khiến chính phủ luôn đặt “6 ổn định”
lên hàng đầu./.
Minh Huy
No comments:
Post a Comment