Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ
điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường
lời cho chị Hoàng Ân .
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc cộng sản VN ra lệnh cách ly toàn xã hội?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN
Trong chỉ thị mới nhất đưa ra vào hôm thứ Ba 31/3, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc ra lệnh “cách ly toàn xã hội” trong vòng 15 ngày, kể từ 0 giờ
ngày 1 tháng 4, nhằm ngăn chặn đại dịch Vũ Hán đang hoành hành trên khắp
thế giới, với hơn vượt xa 1 triệu người bị nhiễm và hơn 60,000 người
thiệt mạng.
Trong chỉ thị, ông Phúc giải thích nguyên tắc “cách ly toàn xã hội”
là “gia đình cách ly với gia đình”, “thôn làng cách ly với thôn làng”,
“xã cách ly xã” và “tỉnh thành cách ly tỉnh thành”.
Trong khi đó ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ, giải
thích các giải pháp về cách ly xã hội mới chỉ là dự lệnh, khuyến cáo chứ
chưa phải lệnh cấm. Giải pháp này không đồng nghĩa với việc phong tỏa
đất nước.
Ông Mai Tiến Dũng nói rõ Chính phủ vẫn đồng ý cho nhà máy, phân xưởng
hoạt động nhưng yêu cầu cán bộ văn phòng, cơ quan hành chính nhà nước,
doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà.
Ngoài chỉ thị nói trên, ông Phúc còn trấn an là nhà nước có đủ lương
thực và nhu yếu phẩm cung cấp nhiều tháng, vì thế người dân không cần
phải ồ ạt mua bán hàng hóa trong hai tuần cách ly toàn xã hội.
Điều đáng để chú ý là chỉ thị nói trên được đưa ra trong khi Việt Nam
có 207 trường hợp nhiễm dịch mà bộ Y tế loan báo là 49 người đã lành
bệnh, tức có tỷ lệ chữa lành rất cao so với một số nước đang bị dịch Vũ
Hán hoành hành.
Hoàng Ân:
Trước tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng lây lan rộng tại VN thì
chủ tịch thành phố Hà Nội lên tiếng là TP này chỉ có 300 máy trợ thở.
Anh có thể nói rõ hơn về việc này?
Trường An: Đúng như chị vừa nói Chủ tịch thành phố
Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, vào chiều hôm 01/04 tiết lộ là các bệnh
viện ở Hà Nội chỉ có khoảng 300 máy trợ thở trong khi thành phố này có
đến 8 triệu dân.
Tuy nhiên ông Chung trấn an người dân là trong hai tháng qua, giới
chức y tế Hà Nội đã rất thành công trong việc điều trị các bệnh nhân
nhiễm dịch Vũ Hán, điển hình là không có người nào chết. Không hiểu là
lấy từ số liệu nào, nhưng ông Chung cho biết ở Pháp, cứ trung bình 5
triệu dân mới có 1 ngàn máy trợ thở, trong khi nước Đức có 1700 máy cho
mỗi 2 triệu dân.
Như chúng ta đã biết, máy trợ thở là một thiết bị y tế then chốt
trong việc điều trị bệnh nhân bị viêm phổi corona, đặc biệt là siêu vi
Vũ Hán hiện nay.
Hoàng Ân:
Trong khi bạo quyền VN ra lệnh cho cách ly toàn xã hội thì trong tuần
qua một cơ quan cấp bộ cộng sản vẫn đề nghị cho hơn 8,000 người ngoại
quốc vào Việt Nam. Anh có thể nói rõ hơn về việc này để quý thính giả
của đài được tường tận hơn?
Trường An: Theo báo Tuổi trẻ ngày 31 tháng 3 năm
2020 loan tin, bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Cộng sản Việt Nam vừa
đề nghị với ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng cộng sản Việt Nam ưu tiên
cho 8,458 lao động ngoại quốc nhập cảnh vào trong nước.
Trong số 8,458 lao động này thì người Trung Cộng và Nam Hàn là chủ yếu.
Theo cơ quan này, hiện số lao động ngoại quốc đang làm việc tại Việt
Nam là gần 70,000 người. Trong đó, người Trung Cộng chiếm 22.4%; người
Nam Hàn chiếm 34.4%, còn lại là các lao động đến từ nhiều quốc gia khác.
Ngoài ra, còn có trên 25,000 lao động ngoại quốc về nghỉ Tết mà chưa
quay lại Việt Nam, trong đó có 75% là người Trung Cộng.
Đề nghị trên của bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Cộng sản được
thực hiện trong bối cảnh tất cả các địa phương ở Việt Nam đang phải cách
ly để phòng, chống dịch Vũ Hán, và phần lớn các lao động trên đều đến
từ những nước đang có dịch, đặc biệt Trung Cộng là nơi xuất phát của ổ
dịch
Hoàng Ân: Trước tình hình dịch bệnh đang lan rộng tại VN thì các nguồn đầu tư vào VN có thay đổi gì không thưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giảm đột ngột vì
đại dịch Vũ Hán vốn đang hoành hành khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Báo chí nhà nước cộng sản đưa tin, chỉ cách đây vài tháng, khi chiến
tranh thương mại Mỹ-Trung căng thẳng, nhiều khu công nghiệp trên khắp
Việt Nam nhộn nhịp đón tiếp các đoàn đầu tư quốc tế tới khảo sát. Tuy
nhiên, từ khi đại dịch Vũ Hán bùng phát, các khu công nghiệp này trở nên
vắng lặng.
Theo báo cáo mới công bố của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tính từ đầu năm đến ngày 20/3 đạt gần
8,6 tỷ Mỹ kim, giảm tới gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ
vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong Quí 1 ước tính đạt
3,9 tỷ Mỹ kim, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều tập đoàn lớn như Apple, ExxonMobil
và nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã hủy chuyến công tác đến Việt
Nam và trì hoãn việc ra quyết định đầu tư.
Trong khi đó, hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng
đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi nhập khẩu nguyên liệu gặp nhiều khó khăn.
Nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng, hoặc đóng cửa nhà máy, cho
nhân viên nghỉ không lương.
No comments:
Post a Comment