Nhiều chỉ dẫn khách quan cho thấy tình trạng sức khỏe của TBT
kiêm CTN Nguyễn Phú Trọng là một vấn nạn lớn lao của đảng CSVN. Mời quý
thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Kami với tựa đề: “Ai Sẽ Thay Thế Ông Trọng?” sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Kami
Càng ngày càng có nhiều chỉ dấu đã cho thấy, Tổng Bí thư kiêm Chủ
tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã có vấn đề về sức khỏe trong chuyến thăm và
làm việc tại tỉnh Kiên Giang ngày 14/4/2019 là điều chắc chắn. Cho dù
đã có quá nhiều đồn đoán khác nhau về tình trạng sức khỏe của ông Trọng.
Cho đến nay khả năng trở lại tiếp tục các chức vụ Tổng Bí thư và Chủ
tịch Nước là điều hết sức khó, chứ chưa nói đến việc tái nhiệm tại Đại
Hội 13. Vì ông Nguyễn Phú Trọng vào năm 2021 đã 77 tuổi và đã có 2 nhiệm
kỳ giữ chức Tổng Bí thư.
Trước ngày 14/4/2019, là ngày Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lâm bệnh,
thì theo các nhà phân tích ba ứng viên sáng giá nhất là các ông Trần
Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính. Trong phương án nhân sự
cấp cao Đại Hội 13 (năm 2021) với các ứng viên cho Tứ trụ trong trường
hợp ông Trọng nghỉ và Tam trụ nếu ông Trọng vẫn cố đấm ăn xôi ở lại Đại
hội 13, gồm các vị: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng,
Phạm Minh Chính, Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ và Nguyễn Thị Kim
Ngân.
Theo dự kiến ban đầu, nếu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú
Trọng tái cử, thì đương nhiên hai ghế Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước sẽ do
ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đảm nhiệm. Đó là một khó khăn cho ông
Nguyễn Xuân Phúc, một trong hai người được dự kiến trong phương án sẽ
thay thế và giữ chức Tổng Bí thư. Nhân vật thứ hai không ai khác là
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Việc “Thường trực Ban Bí thư
Trần Quốc Vượng tiếp Đoàn Thượng viện Hoa Kỳ” thay cho Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng phần nào cũng đã cho thấy điều đó.
Việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại nhiệm kỳ Đại Hội 13, nghĩa
là sau năm 2021 là một điều hoàn toàn không tưởng. Vì khi đó ông Nguyễn
Phú Trọng đã ở tuổi 77, hơn nữa đảng CSVN thời gian gần đây đã có quy
định không cho phép giữ chức Tổng Bí thư 2 nhiệm kỳ và chưa từng có tiền
lệ. Cho dù bản thân ông Nguyễn Phú Trọng và Bắc Kinh rất muốn như vậy,
song không nhận được sự đồng thuận vì tình cảnh “ghế ít, đít nhiều. Vì
thế ông Trọng và Bắc Kinh đồng thuận cao trong việc đưa Thường trực Ban
Bí thư Trần Quốc Vượng, một người được đánh giá là Hồng hơn Chuyên và dễ
sai bảo sẽ được kế nhiệm chức vụ Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng.
Tuy nhiên theo các nhà phân tích đều cho rằng, ông Trần Quốc Vượng
không đủ các điều kiện tối thiểu để nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư như:
Chưa từng đảm trách các chức vụ lãnh đạo cấp cơ sở, như Bí thư Tỉnh ủy
hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. Hơn nữa ông Trần Quốc Vượng chỉ mới
đảm trách chức trách Ủy viên Bộ Chính trị có một nhiệm kỳ và uy tín cũng
như thành tích trong đảng của ông Vượng chưa có gì nổi bật. Đó là chưa
kể đến việc tới năm 2021, ông này cũng trên 65 tuổi được coi là quá tuổi
quy định. Song sự vắng mặt của ông Trọng cũng có thể là cơ hội cho ông
Vượng đảm trách chức vụ Chủ tịch Nước.
Về Trưởng ban tổ chức Phạm Minh Chính, một nhân vật được đánh giá sẽ
là một trong ba ứng cử viên cho chiếc ghế Tổng Bí thư, sau ông Nguyễn
Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng. Thế mạnh duy nhất của phạm Minh Chính
là được lòng Trung Quốc, với thành tích là Dự Luật Đặc Khu và đề nghị
cho Trung Quốc thuê đất tới 120 năm, nghĩa là lâu hơn cả thời hạn Trung
quốc cho Anh Quốc thuê Hong Kong. Có nhiều ý kiến cho rằng, do được lòng
Trung Quốc nên ông Phạm Minh Chính đã được Trung Quốc chọn cho ngồi ghế
Trưởng Ban Tổ Chức Trung ương để tạo điều kiện cất nhắc những phần tử
thân Tầu chui sâu và leo cao trong bộ máy lãnh đạo ở Việt Nam.
Điều đó cho thấy rằng, cho đến thời điểm nàychắc chắn phương án nhân
sự lãnh đạo chủ chốt (dự kiến) cho Đại Hội 13 của đảng CSVN sẽ có những
xáo trộn đáng kể. Đây sẽ là một khó khăn đối với các phần tử thân Trung
Quốc, những đàn em thân tín của Tổng Bí thư Trọng. Đặc biệt là Phạm Minh
Chính.
Điều đó càng cho thấy, quyền lực của Tổng Trọng là không có thực chất
và hoàn toàn nằm trong tay Trung quốc chi phối. Một khi Bắc Kinh buông
tay là Nguyễn Phú Trọng sẽ phải ra đi theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen.
Tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng xảy ra giữa lúc quan hệ
Việt – Trung đang xấu đi một cách nhanh chóng, bên cạnh đó quan hệ Việt –
Mỹ ngày càng nồng ấm hơn trong đó phải kể đến sự đóng góp rất lớn của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.
Nếu ông Trọng có mệnh hệ nào thì chắc chắn nội bộ đảng CSVN sẽ có
những bất ổn lớn. Bất ổn càng lớn bao nhiêu thì vai trò của Quân đội
càng có tầm quan trọng. Vì tại thời điểm đó thì chỉ có vai trò của Quân
đội mới có khả năng điều tiết và dung hòa giữ các thế lực chính trị
trong đảng. Chính vì thế mọi con mắt của giới quan sát đang đổ dồn vào
Đại tướng – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, một người được đánh
giá là đã, đang khẳng định vị thế vai trò của Quân đội trên chính trường
Việt Nam. Là một người có thể cầm cương và điều hòa mối quan hệ giữa
các phe nhóm trong đảng trong thời điểm hiện nay. Có lẽ đây sẽ là nhân
vật số 2, sau ông Nguyễn Xuân Phúc chứ không phải là Trần Quốc Vượng hay
Phạm Minh Chính.
No comments:
Post a Comment