Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường
An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin
nhường lời cho chị Hoàng Ân
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, Việt Nam vẫn tiếp túc bị xếp vào nhóm các quốc gia mà quyền tự do tôn giáo của người dân vẫn bi tước đoạt. anh có ghi nhận như thế nào trước việc này thưa anh
Trường An: TA xin chào quý thính giả của đài!
Trong phúc trình thường niên năm nay, được công bố vào hôm thứ hai vừa qua, Uỷ hội Quốc tế về Tôn giáo của Hoa Kỳ lại xếp Việt Nam vào danh sách các nước thiếu tự do tôn giáo.
Theo phúc trình nói trên, Việt Nam có dân số hơn 97 triệu người, trong số đó người theo Phật giáo chiếm khoảng một nửa, kế đến là Thiên chúa giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành và Hồi giáo. Trên thực tế, nhà nước cs Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ mọi sinh hoạt tôn giáo trên toàn lảnh thổ. Người dân hầu như không còn tự do về mặt tôn giáo như ở các quốc gia khác.
Phúc trình cho biết là trong năm 2018, quyền tự do tôn giáo lại bị siết chặt hơn khi đạo luật tôn giáo được thông qua và có hiệu lực từ tháng Giêng. Các giáo hội không chấp nhận gia nhập hệ thống quốc doanh đều bị đàn áp, một số chùa chiền bị đập phá, nhiều tăng, ni bị trục xuất khỏi chùa, thiền viện, tu viện. Điển hình như trường hợp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Không Tánh. Cũng theo phúc trình, tính đến cuối năm 2018, nhà cầm quyền Việt Nam đã kết án tù 244 người bất đồng chính kiến và tu sĩ.
Xin nhắc lại, vào năm 2006, Việt Nam được Hoa Kỳ loại bỏ khỏi danh sách các nước cần lưu tâm đặc biệt vì đàn áp tôn giáo. Nhưng mấy năm qua, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ ghi tên Việt Nam vào danh sách đen trở lại vì có những hành vi đàn áp rất thô bạo đối với các tôn giáo tại Việt Nam.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, Cũng liên quan đến vấn đề nhân quyền, sau chuyến viếng thăm Việt Nam và Nam Hàn, Thượng nghị sĩ Mỹ Tim Kaine phát biểu rằng nhân quyền phải là một tụ cột chính trong mối quan hệ Việt – Mỹ. Xin anh vui lòng nhắc lại việc này a?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, tuyên bố nói trên được ông Kaine đưa trong buổi gặp gỡ cộng đồng Nam Hàn tại Mỹ vào chiều hôm thứ Hai 29/4. Là một thành viên trong phái đoàn chính khách Mỹ đến thăm Việt Nam 5 ngày vào giữa tháng 4 vừa qua, ông Kaine nhận thấy là lãnh vực nhân quyền rất quan trọng trong mối quan hệ Việt – Mỹ, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ đã có nhiều nỗ lực để giải quyết các hậu quả của cuộc chiến Việt Nam.
Theo nhận định của ông Kaine, Hoa Kỳ đã làm xong nhiệm vụ của mình, và đã đến lúc đòi hỏi phía Hà Nội phải làm nhiệm vụ của mình là cải thiện về nhân quyền. Ông Kaine cho biết là phái đoàn của ông đã chất vấn giới chức Việt Nam về việc bắt bớ và bỏ tù giới bất đồng chính kiến trong mấy năm qua, đặc biệt là trường hợp của ông Trần Huỳnh Duy Thức, một nhà đấu tranh đã kiên quyết không chấp nhận lưu vong ra hải ngoại để đổi lấy tự do.
Hoàng Ân: Thế còn việc 10 tổ chức quốc tế kêu Facebook đừng chấp nhận yêu cầu của bạo quyền VN là sao thưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Thứ sáu 3/5, ngày Tự do Báo chí Thế giới, 10 tổ chức nhân quyền trên thế giới đồng ký tên vào thư ngỏ gửi cho Facebook kêu gọi tập đoàn này đừng tuân phục biện pháp kiểm duyệt tại Việt Nam. Hiện nay tại Việt Nam không có đơn vị báo chí nào được độc lập, nhưng có hơn 64 triệu người dùng Facebook, và Facebook là nguồn giúp họ tìm kiếm thông tin trên thế giới và cũng là nơi để họ chia sẻ cũng như bày tỏ quan điểm về những vấn đề mà họ quan tâm.
Kể từ tháng 1/ 2019, Luật An Ninh Mạng tại Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Nhà cầm quyền CSVN muốn Facebook và các công ty nước ngoài phải lập máy chủ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam và phải cung cấp dữ liệu cá nhân người sử dụng, đồng thời phải để nhà nước kiểm duyệt nội dung các dữ liệu. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng hoàn toàn tùy thuộc vào Facebook. Tập đoàn này có tôn trọng quyền tự do ngôn luận hay không là do họ tự quyết lấy.
Hoàng Ân: Vâng, thưa anh TA,theo HA được biết sau 3 đợt tăng giá, người dân Việt Nam đang kêu trời vì hóa đơn tiền điện tăng nhanh liên tục. Anh có suy nghĩ gì về việc này a?
Trường An: Sau 3 đợt tăng giá, người dân Việt Nam đang kêu trời vì hóa đơn tiền điện tăng nhanh liên tục vì bạo quyền Việt Nam đã đồng ý tăng thêm giá điện lần nữa trong vài tuần tới.
Để giải thích cho việc hóa đơn tiền điện tăng quá cao, tập đoàn Điện lực Việt Nam đổ thừa là vì thời tiết nóng bức trong hai tháng qua nên người dân đã xài điện nhiều hơn, chứ không chỉ vì giá điện tăng cao.
Liên tiếp trong mấy ngày qua, một số báo chí lề đảng cũng đăng tải các số liệu cho thấy đa số hóa đơn tiền điện trong tháng 4 đã tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với tháng 3. Thế nhưng theo ông Đinh Quang Trí, phó tổng giám đốc tập đoàn Điện lực Việt Nam, thì do thời tiết.
Hoàng Ân: Vâng, cám ơn anh Trường An. Hoàng Ân cũng xin cám ơn quý thính giả đã lắng nghe và xin hẹn gặp lại vào chương trình tuần tới.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, Việt Nam vẫn tiếp túc bị xếp vào nhóm các quốc gia mà quyền tự do tôn giáo của người dân vẫn bi tước đoạt. anh có ghi nhận như thế nào trước việc này thưa anh
Trường An: TA xin chào quý thính giả của đài!
Trong phúc trình thường niên năm nay, được công bố vào hôm thứ hai vừa qua, Uỷ hội Quốc tế về Tôn giáo của Hoa Kỳ lại xếp Việt Nam vào danh sách các nước thiếu tự do tôn giáo.
Theo phúc trình nói trên, Việt Nam có dân số hơn 97 triệu người, trong số đó người theo Phật giáo chiếm khoảng một nửa, kế đến là Thiên chúa giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành và Hồi giáo. Trên thực tế, nhà nước cs Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ mọi sinh hoạt tôn giáo trên toàn lảnh thổ. Người dân hầu như không còn tự do về mặt tôn giáo như ở các quốc gia khác.
Phúc trình cho biết là trong năm 2018, quyền tự do tôn giáo lại bị siết chặt hơn khi đạo luật tôn giáo được thông qua và có hiệu lực từ tháng Giêng. Các giáo hội không chấp nhận gia nhập hệ thống quốc doanh đều bị đàn áp, một số chùa chiền bị đập phá, nhiều tăng, ni bị trục xuất khỏi chùa, thiền viện, tu viện. Điển hình như trường hợp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Không Tánh. Cũng theo phúc trình, tính đến cuối năm 2018, nhà cầm quyền Việt Nam đã kết án tù 244 người bất đồng chính kiến và tu sĩ.
Xin nhắc lại, vào năm 2006, Việt Nam được Hoa Kỳ loại bỏ khỏi danh sách các nước cần lưu tâm đặc biệt vì đàn áp tôn giáo. Nhưng mấy năm qua, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ ghi tên Việt Nam vào danh sách đen trở lại vì có những hành vi đàn áp rất thô bạo đối với các tôn giáo tại Việt Nam.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, Cũng liên quan đến vấn đề nhân quyền, sau chuyến viếng thăm Việt Nam và Nam Hàn, Thượng nghị sĩ Mỹ Tim Kaine phát biểu rằng nhân quyền phải là một tụ cột chính trong mối quan hệ Việt – Mỹ. Xin anh vui lòng nhắc lại việc này a?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, tuyên bố nói trên được ông Kaine đưa trong buổi gặp gỡ cộng đồng Nam Hàn tại Mỹ vào chiều hôm thứ Hai 29/4. Là một thành viên trong phái đoàn chính khách Mỹ đến thăm Việt Nam 5 ngày vào giữa tháng 4 vừa qua, ông Kaine nhận thấy là lãnh vực nhân quyền rất quan trọng trong mối quan hệ Việt – Mỹ, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ đã có nhiều nỗ lực để giải quyết các hậu quả của cuộc chiến Việt Nam.
Theo nhận định của ông Kaine, Hoa Kỳ đã làm xong nhiệm vụ của mình, và đã đến lúc đòi hỏi phía Hà Nội phải làm nhiệm vụ của mình là cải thiện về nhân quyền. Ông Kaine cho biết là phái đoàn của ông đã chất vấn giới chức Việt Nam về việc bắt bớ và bỏ tù giới bất đồng chính kiến trong mấy năm qua, đặc biệt là trường hợp của ông Trần Huỳnh Duy Thức, một nhà đấu tranh đã kiên quyết không chấp nhận lưu vong ra hải ngoại để đổi lấy tự do.
Hoàng Ân: Thế còn việc 10 tổ chức quốc tế kêu Facebook đừng chấp nhận yêu cầu của bạo quyền VN là sao thưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Thứ sáu 3/5, ngày Tự do Báo chí Thế giới, 10 tổ chức nhân quyền trên thế giới đồng ký tên vào thư ngỏ gửi cho Facebook kêu gọi tập đoàn này đừng tuân phục biện pháp kiểm duyệt tại Việt Nam. Hiện nay tại Việt Nam không có đơn vị báo chí nào được độc lập, nhưng có hơn 64 triệu người dùng Facebook, và Facebook là nguồn giúp họ tìm kiếm thông tin trên thế giới và cũng là nơi để họ chia sẻ cũng như bày tỏ quan điểm về những vấn đề mà họ quan tâm.
Kể từ tháng 1/ 2019, Luật An Ninh Mạng tại Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Nhà cầm quyền CSVN muốn Facebook và các công ty nước ngoài phải lập máy chủ lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam và phải cung cấp dữ liệu cá nhân người sử dụng, đồng thời phải để nhà nước kiểm duyệt nội dung các dữ liệu. Tuy nhiên, quyền quyết định cuối cùng hoàn toàn tùy thuộc vào Facebook. Tập đoàn này có tôn trọng quyền tự do ngôn luận hay không là do họ tự quyết lấy.
Hoàng Ân: Vâng, thưa anh TA,theo HA được biết sau 3 đợt tăng giá, người dân Việt Nam đang kêu trời vì hóa đơn tiền điện tăng nhanh liên tục. Anh có suy nghĩ gì về việc này a?
Trường An: Sau 3 đợt tăng giá, người dân Việt Nam đang kêu trời vì hóa đơn tiền điện tăng nhanh liên tục vì bạo quyền Việt Nam đã đồng ý tăng thêm giá điện lần nữa trong vài tuần tới.
Để giải thích cho việc hóa đơn tiền điện tăng quá cao, tập đoàn Điện lực Việt Nam đổ thừa là vì thời tiết nóng bức trong hai tháng qua nên người dân đã xài điện nhiều hơn, chứ không chỉ vì giá điện tăng cao.
Liên tiếp trong mấy ngày qua, một số báo chí lề đảng cũng đăng tải các số liệu cho thấy đa số hóa đơn tiền điện trong tháng 4 đã tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với tháng 3. Thế nhưng theo ông Đinh Quang Trí, phó tổng giám đốc tập đoàn Điện lực Việt Nam, thì do thời tiết.
Hoàng Ân: Vâng, cám ơn anh Trường An. Hoàng Ân cũng xin cám ơn quý thính giả đã lắng nghe và xin hẹn gặp lại vào chương trình tuần tới.
No comments:
Post a Comment