Kính thưa quý thính giả, một đặc điểm chung của mọi dân tộc
trên thế giới là đều có một số huyền thoại hay huyền sử về cội nguồn và
các anh hùng của dân tộc. Dân tộc Việt cũng có nhiều huyền sử, trong đó
huyền sử về Đức Thánh Gióng đã nhắc nhở con cháu về tinh thần dân tộc.
Tinh thần này là sức mạnh trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ
đất nước. Trong giai đoạn Tổ Quốc đang lâm nguy hiện nay, tinh thần này
cần được thể hiện và phát huy mạnh mẽ để toàn dân Việt vùng lên giải thể
chế độ cộng sản và chống giặc ngoại xâm phương Bắc … Qua chuyên mục
Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài
“Phù Đổng Thiên Vương” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để
kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Việt Thái
Áo bào cởi lại Linh Sơn,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Đền thiêng còn dấu cố viên
Sử xưa còn đó lời nguyền còn đây.
Đó là 4 câu chót trong Đại Nam Quốc Sử diễn ca.
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Đền thiêng còn dấu cố viên
Sử xưa còn đó lời nguyền còn đây.
Đó là 4 câu chót trong Đại Nam Quốc Sử diễn ca.
Gần 5 ngàn năm qua, con dân Việt luôn tổ chức lễ giỗ đức Phù Đổng Thiên Vương đúng ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, tức là ngày “vinh thắng thăng hóa” sau khi Ngài đánh tan giặc Ân.
Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì dưới thời Hùng Vương thứ 6, nước Văn Lang rất thịnh vượng nên nhà Ân chuẩn bị xua quân xâm chiếm. Khi hay tin này, vua Hùng trở nên lo lắng, tìm kế sách ngăn chận. Trong khi bàn luận thì một phương sĩ tâu rằng: “Sao bệ hạ không cầu Long Vương giúp cho?”. Long Vương chính là đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, người từng căn dặn con cháu là khi nào lâm nguy thì hãy gọi: “Bố ơi về cứu chúng con”.
Vua Hùng liền lập đàn tế. Đến ngày thứ 3, trời bỗng nổi cơn mưa lớn và một cụ già cao lớn hiện ra. Vua Hùng xin chỉ dẫn, cụ già cười nói: “Ba năm nữa, giặc phương Bắc sẽ tràn sang, phải rèn luyện binh khí và tìm nhân tài trong dân chúng. Người nào phá được giặc thì phong tước, truyền hưởng lâu dài. Nếu tìm được người tài thì ắt phá được giặc”. Nói xong thì cụ già biến mất.
Ba năm sau, giặc Ân tràn sang biên giới. Vua Hùng cho sứ giả đi tìm nhân tài khắp nước, khi đến làng Phù Đổng thì có một cậu bé 3 tuổi cất tiếng đòi ra đánh giặc cứu nước. Nhớ lời dặn của đức Long Quân, vua ra lệnh làm theo những gì cậu bé yêu cầu.
Khi giặc Ân kéo đến chân núi Trâu, cậu bé làng Phù Đổng vươn vai đứng dậy, trở thành một thanh niên cao lớn, leo lên ngựa sắt, cầm roi sắt hét lớn “Ta là thiên tướng đây”, và xông vào trận giết giặc Ân. Khi roi sắt bị gẫy, người nhổ các bụi tre làm vũ khí giết giặc.
Giặc Ân tan tác, vua Ân tử trận, đức Phù Đổng cỡi ngựa sắt lên núi Sóc Sơn rồi bay lên trời. Vua Hùng ghi nhớ công ơn của Ngài, tôn phong là Phù Đổng Thiên Vương và chọn mùng 8/4, làm ngày tế giỗ.
Huyền sử về đức Thánh Gióng vẫn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các di tích và đền miếu thờ Ngài vẫn còn hiện hữu ở núi Sóc Sơn và con dân Việt đã duy trì lễ giỗ suốt mấy ngàn năm qua.
Điều đáng lưu ý là trong các huyền sử như: sự tích Dưa Hấu, Bánh Chưng – Bánh Dầy, Trầu Cau hay Chữ Đồng Tử.v.v. thì chỉ có sự tích Phù Đổng là có bối cảnh chống giặc ngoại xâm. Chính vì thế, sự tích này không bị mai một theo theo thời gian vì hàm chứa nhiều thông điệp với ý nghĩa thâm thúy, mà các bậc tiền nhân muốn gửi gấm cho thế hệ sau này:
* Thông điệp thứ nhất là “xác định nền văn minh của dân tộc” khi truyền thuyết nhắc đến những khí cụ như ngựa sắt, roi sắt, nón sắt mà theo cổ sử viết giai đoạn đồ sắt tiếp sau thời kỳ đồ đồng. Điều này minh chứng trình độ văn minh của người Việt thời Hùng Vương.
* Thông điệp thứ hai nói lên “đại nạn từ phương Bắc”. Từ xa xưa, dân Việt phải đối mặt với tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phương Nam của Trung Hoa. Đây là đại nạn thường trực, chẳng những từ các triều đình phong kiến ngày xưa mà ngày nay Tàu cộng cũng không từ bỏ dã tâm này.
* Thông điệp thứ ba là “tuổi trẻ dấn thân”. Khi “giặc đến nhà” thì không chỉ thanh niên nam nữ, mà trẻ con mới lên 3 tuổi cũng bảo vệ giang sơn. Và đây là thông điệp quan trọng nhất trong bối cảnh đất nước sắp trở thành một quận huyện của Tàu Cộng, dưới sự tiếp tay của tập đoàn CSVN.
* Thông điệp thứ tư là “dựa vào sức mạnh của dân tộc”, thể hiện qua chi tiết cả làng Phù Đổng đóng góp thức ăn để cậu bé vươn vai trở thành người lớn. Và khi roi sắt bị gẫy thì tiếp tục xử dụng cây tre để chiến đấu. Chiếc roi sắt là vũ khí hiện đại nhưng vẫn bị gẫy, cây tre là vũ khí thô sơ nhưng nếu biết xử dụng thì vẫn đánh bại quân giặc. Đây chính là thông điệp quan trọng trong bối cảnh hiện nay, với nhiều người Việt bị tự ti mặc cảm trước sức mạnh kinh tế và quân sự của Tàu Cộng.
* Thông điệp thứ năm là tinh thần “vinh thắng thăng hóa”. Khi tổ quốc lâm nguy thì dũng cảm đứng lên cứu nguy đất nước. Nhưng sau chiến thắng thì lui về qui ẩn, không màng đến danh lợi.
Hình ảnh Đức Thánh Gióng “bay về trời” trở thành thái độ lựa chọn của nhiều vị minh quân, văn thánh của nước Việt sau này, điển hình là đức Nguyễn Trãi.
Điều quan trọng nhất là con dân Việt cần phải duy trì ngày giỗ đức Phù Đổng Thiên Vương để nhắc nhở con cháu luôn cảnh giác về hiểm họa ngoại xâm từ phương Bắc. Gần 5 ngàn năm nay, lũ giặc phương Bắc chưa bao giờ từ bỏ tham vọng xâm chiếm nước Nam. Và bây giờ thì dã tâm đó sắp thành hiện thực nếu như toàn dân Việt không dũng cảm đứng lên cứu nước như cậu bé 3 tuổi ở làng Phù Đổng.
No comments:
Post a Comment