Dưới áp lực của Quốc Tế, độc tài CSVN phải chấp nhận sự ra đời
của các công đoàn độc lập. Tuy nhiên, đảng cũng đang gian lận hết mình
để tiếp tục hút máu người lao động Việt Nam.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Gió Bấc với tựa đề :“Công đoàn ngoài quốc doanh: Khai tử lồng trong giấy khai sinh” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Gió BấcMời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Gió Bấc với tựa đề :“Công đoàn ngoài quốc doanh: Khai tử lồng trong giấy khai sinh” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Do áp lực của EU và các định chế quốc tế, bộ LĐ-TB&XH Việt Nam đã
công bố dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó lần đầu tiên bổ
sung các quy định về việc thành lập tổ chức của người lao động tại doanh
nghiệp ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Đây là mong muốn, là yêu cầu mà người lao động Việt Nam đòi hỏi từ
nhiều năm qua cũng như các quyền biểu tình, quyền tự do lập hội, quyền
đình công nhưng không được nhà cầm quyền Việt Nam đáp ứng. Hàng chục năm
qua, nhà cầm quyền Việt Nam nhân danh là tổ chức duy nhất đại diện cho
người lao động đã duy trì Tổng Liên đoàn lao động như là bộ máy cai trị
thứ hai để khống chế người lao động, viên chức theo quỷ đạo của đảng
cộng sản.
Dư luận tỏ ra cảnh giác nghi ngờ rằng việc cho phép thành lập “công
đoàn ngoài quốc doanh” này là không thực tâm, là nhằm đối phó với quốc
tế. Căn cứ vào não trạng, tư duy của chế độ độc tài toàn trị, căn cứ vào
thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt đông của hệ thống chính trị cầm
quyền hiện nay, căn cứ vào nội dung dự thảo, có thể khẳng định rằng quy
định việc thành lập công đoàn ngoài quốc doanh chỉ là một trò chơi mà
giấy khai tử đã lồng sẵn trong giấy khai sinh. Những tổ chức công đoàn
tự do hay độc lập ngoài quốc doanh muốn ra đời khó hơn là voi đẻ trứng
và nếu có cơ may hiếm hoi nào đó hiện diện nó sẽ bị bóp chết từ trong
trứng nước hoặc đã được quốc doanh hóa từ trong ruột và chỉ là công đoàn
độc lập tự do cuội, do đảng sinh ra.
Ngược với sự yếu ớt nhỏ nhoi đó, Tổng Liên Đoàn lao động là con voi
ma-mút khổng lồ. Tổng liên đoàn quốc doanh được giao phó quyền lực rộng
rãi là cơ quan lãnh đạo của các cấp Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý
kinh tế, quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính
sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao
động tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng pháp
luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân,
viên chức và lao động.
Nực cười là trực tiếp hút máu người lao động hàng ngày hàng tháng qua
công đoàn phí, tiêu tốn tiền thuế người dân qua ngân sách, mấy chục năm
qua Tổng Liên đoàn ấy chưa làm một việc gì có ích cho người lao động
hoặc quốc gia ngoài việc rình rập ngăn cản hoạt động của công nhân như
một hệ thống an ninh thứ cấp.
Theo dự thảo, “người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt
động trong tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở. Tổ chức đại
diện của người lao động tại cơ sở thành lập và hoạt động hợp pháp sau
khi gia nhập hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hoặc được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.
Như vậy, dù tổ chức công đoàn ngoài quốc doanh có được thành lập thì
nó cũng yếu ớt, què quặt như đứa trẻ đẻ non, bị thiểu năng bẩm sinh chỉ
có thể khóc oe oe đòi sữa mẹ mà không có quyền, không có khả năng đối
thoại với những ông lớn có quyền sinh sát như Bảo Hiểm Y tế, Bảo Hiểm Xã
Hội…
Tên gọi thì chông chênh, quyền hạn mong manh nhưng điều kiện để rút
giấy phép, giải thể thì rộng mênh mông. Ai cũng có thể giải tán, thu hồi
giấy phép hoặc giải thể những tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở
này. Dự thảo quy định rằng: “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
bị thu hồi đăng ký khi vi phạm về tôn chỉ, mục đích hoặc đơn vị sử dụng
lao động chấm dứt hoạt động hoặc tổ chức đại diện người lao động tại cơ
sở chấm dứt sự tồn tại trong các trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia,
tách, giải thể tổ chức đại diện người lao động”.
Thuật ngữ “vi phạm về tôn chỉ, mục đích” nghe hiền hòa nhưng như cái
vòng kim cô nghiệt ngã trói tổ chức này trong quan hệ chủ tớ. Chỉ cần tổ
chức này đại diện cho người lao động khiếu kiện tổ chức quản lý lao
động cấp huyện, xã cũng có thể bị giải thể vì “vi phạm về tôn chỉ, mục
đích” huống hồ chi trong trường hợp Bảo hiểm ra những chính sách bất
lợi.
Tình thế trớ trêu, tổ chức quốc doanh không bao giờ bảo vệ người lao
động thì có nhiều quyền, tổ chức ngoài quốc doanh có muốn thì không có
quyền. Ngay cả người chủ sử dụng lao động muốn loại trừ tổ chức đại diện
người lao động cũng dễ như trở bàn tay chỉ cần thủ thuật pháp lý đăng
ký thay đổi hình thức, tổ chức đơn vị là xong.
Thế nhưng, đối với tổ chức ngoài quốc doanh thì “Thành viên ban lãnh
đạo được bầu của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là người lao
động Việt Nam đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động”. Quy định này
ngăn chặn, hạn chế người tâm huyết, có năng lực làm đại diện cho người
lao động mà thiếu những người này cái thực thể đẻ non ấy đã yếu càng yếu
hơn.
Ấy chưa đủ, người ta còn dự liệu những chiếc thòng lọng ngặt nghèo
hơn để khai tử tổ chức công đoàn độc lập và những cá nhân có kỹ năng,
tâm huyết bằng quy định tiêu chuẩn của người lãnh đạo.
Nhưng dù sao trước sức ép quốc tế, nhà cầm quyền Việt Nam phần nào
phải xuống thang, người lao động Việt Nam còn phải đấu tranh mạnh mẽ hơn
để có thể xây dựng tổ chức đại diện thật sự của mình. Trước hết là phải
thay đổi triệt để, phải triệt tiêu những dây thòng lọng và giấy khai tử
trong dự thảo này. Phải định danh rõ ràng cho tổ chức công đoàn ngoài
quốc doanh và quy đinh điều kiện ra đời, hoạt động quyền hạn của nó khả
thi và bảo đảm những quyền an toàn chính trị tối thiểu cho người hoạt
động công đoàn theo quy ước quốc tế./.
Gió Bấc
No comments:
Post a Comment