Ngô Quốc Sĩ
Từ ngày bỏ nước ra đi tìm tự do, dân Việt luôn luôn canh cánh bên
lòng hình ảnh quê hương yêu dấu của một thời thanh bình đã mất. Thủ đô
Sài Gòn đã thu nhỏ lại thành “Sài Gòn Nhỏ” không những như một
kỷ niệm, mà chính là dòng sống với tình tự quê hương nồng thắm tuôn
chảy như máu hồng trong mỗi con dân đất Việt. Trong lãnh vực thi ca,
nhiều nhà thơ đã chan hòa tâm cảm nhớ thương đó vào những vần điệu thật
truyền cảm, như Cao Tần, Trần Tuấn Kiệt, Tô Thùy Yên. Đặc biệt phải nhắc
tới Trần Trung Đạo như một nét son trong nỗi nhớ quê hương với những
lời thơ chan chứa tình tự dân tộc như hơi thở ấm áp của mẹ Việt Nam.
Thật vậy!. Người ta còn mãi những gì đã mất. Kỷ niệm quê hương đẹp
tươi ngày nào mãi vẫn sống động trong lòng dân Việt, tương tự như dân Do
Thái trong cuộc lưu đày, khi gặp đồng hương vẫn chào nhau “Hẹn gặp tại Jerusalem”.
Trước hiện thực đất nước điêu linh hôm nay, Trần Trung Đạo đã cùng dân
Việt nhớ về quê hương thuở xưa để tìm bóng mẹ Việt Nam một thời huy
hoàng:
Bốn mươi năm ngó lại đời mình
Khóc nhiều cho vận nước điêu linh
Quê hương ngàn dặm trời mây trắng
Bóng mẹ chìm trong mỗi hướng nhìn
Khóc nhiều cho vận nước điêu linh
Quê hương ngàn dặm trời mây trắng
Bóng mẹ chìm trong mỗi hướng nhìn
Hướng nhìn đầu tiên làm nổi bật hình bóng mẹ Việt
Nam, là mái trường xưa, có nắng sáng, có tiếng chim hót chào đón người
về. Nếu hỏi tại sao tác giả nhớ trường xưa trước tiên, thì có lẽ vì mái
trường xưa là hình ảnh quê hương sâu đậm nhất, ghi dấu tuổi trẻ mộng mơ,
trong lành, chưa lấm bụi trần, nhìn đời với cặp mắt thơ ngây như thể bồ
câu:
Ôi mơ ước mai này khi thức dậy
Bỗng thấy mình đang đứng giữa quê hương
Con chim nhỏ hót mừng tôi trở lại
Quãng đường quen rực sáng nắng sân trường
Bỗng thấy mình đang đứng giữa quê hương
Con chim nhỏ hót mừng tôi trở lại
Quãng đường quen rực sáng nắng sân trường
Tác giả như mơ hồ nghe thấy gót sen cô em nữ sinh nhẹ bước như thể
chân chim, làm xào xạc cả hồn anh, đến nỗi chỉ ao ước được làm viên sỏi
dưới gót em:
Chào cô gái học trò đang tới lớp
Cho tôi làm viên sỏi dưới chân em
Ðể xào xạc hồn tôi khi mới lớn
Chút men tình năm tháng ấy chưa quên
Cho tôi làm viên sỏi dưới chân em
Ðể xào xạc hồn tôi khi mới lớn
Chút men tình năm tháng ấy chưa quên
Hòa lẫn với tiếng chim hót và tiếng gót em xào xạc, còn có tiếng rao
lanh lảnh của mấy bà hàng rong, như tiếng gọi thức cuộc đời vào mỗi sáng
thức dậy. Để chia sẻ tình nguời, tác giả chỉ ao ước được làm chút gió
heo may lau khô những giọt nước mắt một đời cần lao khổ nhọc của những
kẻ thiếu may mắn:
Chào chị gánh hàng rong qua trước ngõ
Cho tôi làm một chút gió heo may
Ðể thổi nhẹ lên vai gầy cực khổ
Ðời cần lao nước mắt đã đong đầy
Cho tôi làm một chút gió heo may
Ðể thổi nhẹ lên vai gầy cực khổ
Ðời cần lao nước mắt đã đong đầy
Thế rồi nhà thơ lại bước ra tận ruộng đồng để chia
sẻ niềm vui của các bác nông phu cần cù chân lấm tay bùn. Tác giả chỉ
muốn được làm ngọn cỏ ven đường để nức hương những bông lúa chín vàng
như sức sống của dân Việt trên đất mẹ ngàn năm. Nếu Phạm Đình Chương đã “mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi”, thì Trần Trung Đạo cũng say nức hương lúa chập chờn như thảm vàng trải dài vô tận…
Chào bác nông phu ra đồng tát nước
Cho tôi làm bụi cỏ mọc ven đê
Ðể mỗi sáng thở mùi hương lúa chín
Lỡ mai xa tôi nhớ lối quay về
Cho tôi làm bụi cỏ mọc ven đê
Ðể mỗi sáng thở mùi hương lúa chín
Lỡ mai xa tôi nhớ lối quay về
Bên cạnh bác nông phu là anh công nhân. Nhà thơ chỉ mong được làm con
thoi nhỏ trên tay anh để dệt từng tấm vải khâu vá thi thể mẹ Việt Nam
đang bị búa liềm cứa nát. Nếu ca dao đã ca tụng giải yếm như cầu nối
duyên tình giữa trai thanh gái lịch miền quê, thì Trần Trung Đạo cũng
chỉ mong làm cây thoi dệt vải bắc cầu nối lại quê hương ly tán, lòng
người tan nát ngăn cách. Sông Bến Hải , cầu Hiền Lương năm nào, nay vẫn
là hình ảnh của chia lìa, ngăn cách Bắc Nam:
Chào anh công nhân dệt từng tấm vải
Cho tôi làm con thoi nhỏ trên tay
Ðể tôi nối hai bờ sông Bến Hải
Nối lòng người vời vợi cách xa nhau
Cho tôi làm con thoi nhỏ trên tay
Ðể tôi nối hai bờ sông Bến Hải
Nối lòng người vời vợi cách xa nhau
Và thêm nữa, nhà thơ còn mơ về một quê hương thanh
bình với tiếng sáo diều ngân nga theo ngọn tre vi vút nơi đồng quê, thể
hiện nếp sống đơn sơ mộc mạc nhưng đầy mộng mơ và thật sự hạnh phúc của
dân tộc Việt. Nếu Nguyễn Chí Thiện đã mơ một ngày được nghe “Tiếng sáo mục đồng êm ả. Tình quê tha thiết ngân nga” thay cho tiếng quân ca và quốc tế ca, thì Trần Trung Đạo cũng mơ ngày trở về làm tiếng sáo vi vu, ru tuổi thơ vào mộng:
Chào chú bé mục đồng nghêu ngao hát
Cho tôi làm tiếng sáo thổi vi vu
Ðể được sống thời hồn nhiên đã mất
Của đời tôi trong tuổi ấu thơ buồn
Cho tôi làm tiếng sáo thổi vi vu
Ðể được sống thời hồn nhiên đã mất
Của đời tôi trong tuổi ấu thơ buồn
Với giấc mơ quê hương thanh bình nhung gấm, Trần
Trung Đạo đã tự đánh thức chính mình và đồng thời đánh thức dân Việt
chỗi dậy, đứng lên làm lịch sử, mang kiếm Kinh Kha qua bờ sông Dịch diệt
trừ bạo tặc. Bùi Minh Quốc đã muốn đánh thức những người “chiến sĩ Tháng Tám”, đã muốn khơi dậy tiếng sóng Bạch Đằng, thì Trần Trung Đạo cũng mơ thấy biển Đông dậy sóng kình ngư:
Thức dậy đi hồn thiêng sông núi
Gió Nam Quan xô sóng Bạch Đằng
Nửa đêm không bóng người bên suối
Sao tiếng gươm mài vang dưới trăng
Gió Nam Quan xô sóng Bạch Đằng
Nửa đêm không bóng người bên suối
Sao tiếng gươm mài vang dưới trăng
Giấc mơ thật tuyệt vời và trọn vẹn. Nhưng giấc mơ tốt đẹp đó chỉ có
thể trở thành hiện thực khi dân Việt quyết tâm quét sạch bóng dáng kẻ
thù trên quê ta. Nói rõ hơn, dân Việt chỉ tìm lại được quê hương thanh
bình và tuổi ấu thơ cũng như tình yêu mặn nồng thuở nào khi quê hương
được giải thoát khỏi bàn tay hoang thú:
Ôi quê hương, bao giờ tôi trở lại
Ði giữa ngày không sợ bóng đêm đen
Trong giấc ngủ không xích xiềng réo gọi
Câu thơ tình chỉ viết để yêu em.
Ði giữa ngày không sợ bóng đêm đen
Trong giấc ngủ không xích xiềng réo gọi
Câu thơ tình chỉ viết để yêu em.
Khi ấy, sẽ không còn ám ảnh của tù đày xiềng xích,
dân Việt sẽ thản nhiên vào giấc ngủ bình yên, vắng bóng búa liềm cờ
máu. Và lúc ấy, bài thơ tình anh viết cho em mới thật sự mặn nồng da
diết. Tình yêu thật sự lên ngôi…
NQS, MN và HS xin tạm biệt, hẹn gắp lại quí thinh giả trong TCYN lần tới.
No comments:
Post a Comment