Liên tục chương trình, qua chuyên mục Chuyện Nước Non Mình, mời quý thính giả theo dõi bài viết của Cánh Cò với tựa đề: Đoàn Thị Hương: Ai Là Người “Té Nước Theo Mưa?” sẽ được Hoàng Ân trình bày sau đây.
Cánh Cò
Sân bay Nội Bài Hà Nội vào ngày 3 tháng 5 đã mục kích một cuộc chào
đón khá lạ lùng, hàng trăm nhà báo, cùng với cả Cục trướng Cục lãnh sự,
cán bộ ngành ngoại giao, hàng chục luật sư trong Hội Luật sư Việt Nam
cùng nhiều người khác chào đón một người vừa từ cõi chết trở về: Cô Đoàn
Thị Hương.
Lạ lùng vì Hương không có công trạng gì với quốc gia dân tộc để được
chào đón trọng thể như thế mà cô là một tội phạm quốc tế, can tội cùng
với đồng phạm là Siti Aisyah quốc tịch Indonesia tham dự vào cuộc ám sát
ông Kim Jong Nam, người anh trai cùng cha khác mẹ với đương kim Chủ
tịch Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên bằng chất độc thần kinh VX tại sân
bay quốc tế Kuala Lumpur vào tháng 2 năm 2017.
Bản án cho một tội danh giết người tại Malaysia thường kết thúc với
tử hình hay chung thân, nhưng do hai nghi can là người nước ngoài nên
phiên tòa có khác với thường lệ.
Đoàn Thị Hương ngay từ khi bị bắt Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia
liên tục tuyên bố rằng cần phải xác minh quốc tịch của cô mặc dù giấy tờ
tùy thân và hộ chiếu do Việt Nam cấp phát đang được cơ quan điều tra
Malaysia nắm giữ. Trong suốt thời gian dài bị giam cô không được chính
phủ Việt Nam cung cấp luật sư, mãi đến lúc gần đây một nhóm luật sư tư
nhân tự nguyện sang Malaysia tham gia đọc hồ sơ và xin bảo vệ cô.
Nghi phạm thứ hai là cô Siti Aisyah mang quốc tịch Indonesia ngay từ
ngày đầu tiên bị cơ quan điều tra thụ lý đã có sự hiện diện của một nhóm
luật sư Indonesia đại diện cho cô nghe và tư vấn. Thời gian hơn hai năm
trong nhà giam nếu Đoàn Thị Hương không có một chút hy vọng mỏng manh
nào cho số phận của mình thì ngược lại Siti Aisyah luôn được chính phủ
Indonesia theo dõi, động viên và can thiệp bằng vũ khí ngoại giao cho vụ
án của cô.
Ngày 11 tháng 3 năm nay, Thẩm phán tòa án Malaysia đã hủy bỏ cáo
trạng đối với Siti Aisyah và lập tức cô này được trả tự do tại tòa,
trong khi đó cùng một vụ án, nhưng Đoàn Thị Hương vẫn bị tiếp tục giam
giữ để ra tòa lần kế tiếp. Luật sư của Hương là ông Hisyam Teh Poh Teik
miêu tả sự sụp đổ của Hương sau khi nghe phán quyết của tòa án vì quá
bất công đối với cô.
Sự bất công mà Đoàn Thị Hương than vãn thật ra không phải từ phán
quyết mà được định đoạt từ nỗ lực vận động ngoại giao của chính phủ
Indonesia bao gồm cả Tổng thống Joko Widodo.
Theo The Guardian, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã gặp Thủ tướng
Malaysia, ông Mahathir, vào tháng Bảy năm ngoái để vận động cho vụ việc
của cô Siti Aisyah, sau đó gặp một lần nữa với ông Mahathir, Tổng chưởng
lý Malaysia Tommy Thomas. Chính phủ Indonesia cũng cho biết việc thả
cô Siti là kết quả của việc vận động hành lang cấp cao liên tục.
Tòa Malaysia thả cô Siti Aisyah ra trước chứng tỏ chính phủ Malaysia
phản hồi tích cực trước những vận động của chính phủ Indonesia, đã làm
hết sức mình cho một công dân đang bị giam giữ tại nước ngoài.
Đó là các vận động ngoại giao của Indonesia còn Việt Nam đã làm gì cho Đoàn Thị Hương?
Một ngày sau khi phiên tòa thứ 22 phán quyết trả tự do tại tòa cho
Siti Aisyah, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã
gọi điện thoại cho Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah yêu
cầu trả tự do cho Đoàn Thị Hương. Người ta không tin một cú phone lại có
thể làm cho Malaysia phải sợ hãi mà phóng thích Đoàn Thị Hương, nhưng
người ta tin rằng tòa án hủy cáo trạng giết người và chỉ kết án cố ý gây
thương tích bằng vũ khí nguy hiểm đối với Đoàn Thị Hương là phù hợp với
bản án cũng bị hủy đối với cô Siti Aisyah, mặc dù Việt Nam không có một
động thái nào can thiệp cho Đoàn Thị Hương trước đó. Nói một cách công
bằng là Đoàn Thị Hương ăn theo Siti Aisyah.
Và công bằng hơn, nếu chính phủ Indonesia không vận động thì Đoàn Thị Hương không có cái để mà ăn theo.
Vậy tại sao Đoàn Thị Hương khi về tới Nội Bài lại được xem như một
người hùng vừa thoát án tử hình? Không khó để trả lời rằng báo chí đang
kéo dư luận về một phía nhằm cám ơn chính phủ Việt Nam đã “can thiệp”
cho Hương có tự do hôm nay, bằng chứng là Người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: “Chúng tôi vui mừng trước việc công
dân Việt Nam Đoàn Thị Hương đã được trả tự do và trở về Việt Nam đoàn tụ
với gia đình. Đây là kết quả của các nỗ lực bảo hộ công dân của Chính
phủ, Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan và Liên đoàn Luật sư của Việt
Nam cùng các luật sư người Malaysia. Đồng thời, chúng tôi ghi nhận các
cơ quan chức năng Malaysia thời gian qua đã tích cực giải quyết vụ
việc.”
Đây là điển hình cho hành động “té nước theo mưa” của chính phủ Việt
Nam. Công trạng bảo hộ người dân của chính phủ Indonesia bị Bộ ngoại
giao Việt Nam lươn lẹo để trờ thành kết quả của mình, bất kể dư luận báo
chí quốc tế rõ rành rành từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc vụ án.
Theo phân tích của nhà báo Nguyễn Thông thì “té nước” là động tác tung,
vung nước lên thành những giọt nhỏ, giống như hạt mưa vào lúc trời đang
mưa. Sự trà trộn này khó bị phát hiện, khó phân biệt đâu là nước mưa,
đâu là nước té.
Đoàn Thị Hương vốn là một ngôi sao xấu, từng có những vết đen trong
quá khứ tuy được Bộ Ngoại giao nâng cấp thành một ngôi sao sáng cô vẫn
không thể nào lấp liếm được sự thật về hành vi phạm tội của mình. Chỉ có
điều từ một tội phạm biến thành một ngôi sao qua bàn tay của chính phủ
Việt Nam thật đáng cho người ta suy gẫm về tính chân thực, lòng tự trọng
quốc gia và nhất là sự dối trá phi biên giới đáng ghi vào lịch sử của
ngành ngoại giao nước nhà.
No comments:
Post a Comment