Thay vì duy trì đối thoại thường niên với CSVN về nhân quyền
một cách vô ích bởi sự dối trá triền miên của Hà Nội, đã đến lúc Hoa Kỳ
cần phải áp dụng luật Magnitsky Toàn Cầu cho tập đoàn thống trị gian ác
này.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Thường Sơn với tựa đề: “Sao không áp dụng Magnitsky Toàn cầu cho Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Thường Sơn với tựa đề: “Sao không áp dụng Magnitsky Toàn cầu cho Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Thường Sơn
Cuộc Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt trong bối cảnh năm 2017 thậm chí
còn có lợi thế khá lớn so với Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt 2018 khi
giới chóp bu Việt Nam đã phải chủ động bắn tiếng về một chuyến thăm Mỹ
dành cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với mục đích quan trọng là nhằm đạt
được Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ – một nhu cầu quá thiết
thân được giới chóp bu Việt Nam đặt lên ưu tiên hàng đầu trong chính
sách đu dây chính trị và làm tất cả để giữ được “sự tồn vong của chế độ”
trong tình cảnh nền kinh tế đang hội tụ khá nhiều dấu hiệu khủng hoảng.
2017 cũng là bối cảnh mà giới nghị sĩ Mỹ, đặc biệt là nhóm “Vietnam
Caucus” bao gồm vài chục nghị sĩ Mỹ quan tâm đến vấn đề Việt Nam – gia
tăng áp lực đòi hỏi cải thiện nhân quyền đối với Hà Nội để đổi lấy
thương mại với Mỹ. “Tùy Việt Nam thôi” – những thủ lĩnh của nhóm này như
Thượng nghĩ sĩ Alan Lowenthal đã tuyên bố như vậy.
Nhưng kết quả Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt 2017 đã đánh dấu một
thực tế mà khó dùng từ nào khác hơn là “thất bại” đối với phái đoàn đối
thoại của bà Virginia Bennett – Trợ lý bộ trưởng ngoại giao về dân chủ,
nhân quyền và lao động, một chính khách mới trong chính quyền Donald
Trump và có lẽ chưa có mấy kinh nghiệm về các thủ thuật trả treo nhân
quyền của giới lãnh đạo Việt Nam.
Kết quả mà bà Bennett nhận được bằng những lời hứa hẹn chung chung và
xảo ngôn của trưởng đoàn đối thoại nhân quyền Việt Nam – một quan chức
chỉ ở cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao và năm nào cũng có nhiệm vụ thông báo
những lời hứa hẹn không hề được bảo chứng như thế – là sau cuộc đối
thoại này đã không có gì được cải thiện.
Thậm chí sau khi Thủ tướng Phúc kết thúc cuộc gặp với Tổng thống
Trump ở Mỹ mà đã không nhận được tín hiệu nào về Hiệp định thương mại
song phương Việt – Mỹ, thậm chí còn bị Trump “đòi nợ” về tình trạng nhập
siêu quá nhiều của Mỹ đối với Việt Nam trong lúc Trump lại gần như
không quan tâm đến vấn đề nhân quyền, giới cầm quyền Việt Nam đã bắt bớ
đến gần ba chục nhà hoạt động nhân quyền chỉ riêng trong năm 2017, đồng
thời đưa ra xử tù cực kỳ nặng nề đối với họ.
Trước tình trạng chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp người bất đồng,
có vẻ phía Mỹ đã phải tạm ngưng đàm phán nhân quyền, dù cơ chế đối
thoại nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam được duy trì 2 lần mỗi năm. Vào
cuối năm 2017, đã không có đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ nào diễn ra.
Một dấu hỏi lớn đang được nêu ra là vì sao đã có trong tay một vũ khí nhân quyền rất sắc sảo là Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) – đã được Quốc
hội Mỹ chính thức thông qua vào ngày 8/12/2016, người Mỹ lại chưa hề áp
dụng những biện pháp chế tài thích đáng của đạo luật này đối với giới
quan chức Việt nam kể từ đó đến nay?
Theo Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, những quan chức vi phạm nhân
quyền sẽ bị chế tài theo 2 cách. Thứ nhất, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ kể cả
đi công vụ. Nếu muốn được miễn trừ lệnh cấm này thì Tổng thống phải có
sự miễn trừ đặc biệt và phải giải thích với Quốc hội. Thứ hai, chính phủ
Mỹ đóng băng tất cả các tài sản của những cá nhân vi phạm nhân quyền,
cho dù họ che giấu bằng bất kỳ hình thức nào hay gửi gắm ai đứng tên.
Tại rất nhiều các nước độc tài, kẻ vi phạm nhân quyền cũng chính là
những tay tham nhũng lớn, giấu của cải ở các nước phương Tây. Quan trọng
hơn, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu áp dụng với tất cả các
loại nhân quyền được quốc tế công nhận. Theo luật này, những người
cưỡng đoạt tài sản của nhân dân cũng bị xem là những kẻ vi phạm nhân
quyền nghiêm trọng. Tình trạng dân oan bị mất đất ở Việt Nam lại rất phổ
biến. Những giới chức tham nhũng mà trừng trị những người tố cáo tham
nhũng cũng bị xem là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Một trong những bài học kinh nghiệm thành công nhất của người Mỹ chính là Miến Điện.
Nhiều thông tin cho biết sự hiện diện của một bản danh sách của Mỹ
bao gồm tới 5000 cái tên quan chức quân đội và dân sự Miến Điện – liên
đới đàn áp nhân quyền và tham nhũng mà phải bị chế tài về nhập cảnh vào
Mỹ và phong tỏa tài sản cá nhân – đã góp phần không nhỏ khiến thể chế
quân phiệt của Miến Điện phải chuyển đổi sang bầu không khí dân chủ hóa
kể từ năm 2011./.
No comments:
Post a Comment