Kính thưa quý thính giả, Đã đến lúc toàn thể Phật tử Việt Nam đứng lên
lật đổ độc tài CS và xây dựng một đất nước dân chủ phú cường. Mời quý
thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đào Tăng Dực với tựa đề:
“Mừng ngày Đức Phật Đản Sinh, đứng lên lật đổ độc tài.”sẽ được Vân Khanh
trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
LS Đào Tăng Dực
Theo truyền thống Phật giáo Đại Thừa của các quốc gia Đông Á như
Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Tây Tạng và Việt Nam thì ngày 8
tháng 4 Âm Lịch mỗi năm được xem là ngày Phật Đản và phật tử tại các
quốc gia này vui mừng tổ chức ngày một vị đạo sư và một tư tưởng gia vĩ
đại của Tam Giới (gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới), khai ngộ cho
mọi chúng sinh hữu tình đang chìm đắm trong vô minh và dục lạc.
Đức Phật không phải là một thần linh hay thượng đế. Ngài chỉ là một
trong hằng hà sa số chúng sinh trong hằng hà sa số thế giới và vũ trụ.
Tuy nhiên bằng tư duy và thiền định, ngài đã vươn lên, thoát ra khỏi
vòng kiềm tỏa của vô minh và dục vọng, đạt đến giải thoát, chánh đẳng
chánh giác và quả vị tối thượng của một đấng giác ngộ.
Trong tinh thần tôn kính giáo lý Hòa Bình của Đức Phật, Đại Hội Đồng
Liên Hiệp Quốc vào ngày 15 tháng 2, 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia
đã quyết định chính thức công nhận Đại lễ Phật Đản là một lễ hội văn
hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc và những hoạt động kỷ niệm sẽ
được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hiệp Quốc
trên thế giới từ năm 2000 trở đi, được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu
tiên của tháng 5 dương lịch.
Tuy phật pháp vi diệu và phức tạp nhưng nền tảng của nó đặt trên 2 khái niệm chính.
Đó là Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.
Tứ diệu đế là một trong những luận đề giải thoát nổi tiếng nhất thế giới nhân loại và bao gồm:
1. Diệu Đế thứ nhất là Khổ Đế: một sự phân tách chi tiết những sự đau
khổ của chúng sinh để đưa đến định đề sinh là Khổ (tiếng Phạn là
dukkha).
2. Diệu Đế thứ nhì là Tập Đế: vốn là một sự phân tích chi tiết về
nguyên nhân của sự khổ để đưa đến định đề là nguyên nhân của Khổ chính
là Dục.
3. Diệu Đế thứ ba là Diệt Đế: sự chấp nhận kết luận dĩ nhiên là để diệt khổ và đạt đến sự giác ngộ chúng ta cần phải giải thoát khỏi sự ràng buộc của dục vọng vị kỷ.
3. Diệu Đế thứ ba là Diệt Đế: sự chấp nhận kết luận dĩ nhiên là để diệt khổ và đạt đến sự giác ngộ chúng ta cần phải giải thoát khỏi sự ràng buộc của dục vọng vị kỷ.
4. Diệu Đế thứ tư là Đạo Đế: nêu rõ một cách cụ thể phương pháp giải
thoát. Phương pháp này theo danh từ phật học còn gọi là Bát Chánh Đạo.
Diệu đế thứ tư là Đạo Đế được Ngài khai triển chi tiết hơn thành Bát
Chính Đạo là một tấm bản đồ chi tiết để đưa con người và mỗi chúng sinh
đến tận bờ giác và gồm những yếu tố sau đây:
1. Chính Kiến.
2. Chính Tư Duy.
3. Chính Ngữ.
4. Chính Nghiệp.
5. Chính Mạng.
6. Chính Tinh Tấn.
7. Chính Niệm.
8. Chính Định.
Thực thi Bát Chánh Đạo là trách nhiệm đương nhiên của những Phật Tử chân chánh.
Phật Giáo có 8 vạn 4 ngàn pháp môn và là một hệ thống tư tưởng phức tạp.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thảm họa cộng sản hiện tại của đất nước Việt Nam, một vài khía cạnh sau đây cần được lưu tâm:
1. Phật pháp chủ trương dân chủ và bình đẳng tuyệt đối, trong khi
đảng CSVN chủ trương Đảng là siêu quyền lực đứng ngoài vòng kềm tỏa của
luật pháp và hiến pháp.
Trước hết, trên bình diện tư tưởng chính trị, nếu kỷ nguyên trước mắt chứng kiến bước đi bất khả vãn hồi của khái niệm dân chủ, thì điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần cốt lõi của Phật Pháp. Khi tuyên bố “Ta là Phật đã thành và mọi chúng sanh đều là Phật sẽ thành” thì trên phương diện tâm linh, Đức Phật đã xóa bỏ biên giới giữa mọi loài và mọi giai cấp, từ con sâu cái kiến đến những thần linh trong vũ trụ. Tính dân chủ và bình đẳng tuyệt đối giũa các chúng sinh hữu tình là như thế.
Trước hết, trên bình diện tư tưởng chính trị, nếu kỷ nguyên trước mắt chứng kiến bước đi bất khả vãn hồi của khái niệm dân chủ, thì điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần cốt lõi của Phật Pháp. Khi tuyên bố “Ta là Phật đã thành và mọi chúng sanh đều là Phật sẽ thành” thì trên phương diện tâm linh, Đức Phật đã xóa bỏ biên giới giữa mọi loài và mọi giai cấp, từ con sâu cái kiến đến những thần linh trong vũ trụ. Tính dân chủ và bình đẳng tuyệt đối giũa các chúng sinh hữu tình là như thế.
2. Phật pháp chủ trương duy tâm trong khi đảng CSVN chủ trương duy vật.
Tuy Phật Pháp không chủ trương tôn thờ bất cứ một hay nhiều thần linh nào, nhưng Phật Giáo không hề chủ trương duy vật theo quan điểm của người cộng sản. Phật giáo minh thị chủ trương duy tâm theo một trong những châm ngôn nền tảng của Duy Thức Luận. Đó là “Vạn hữu duy tâm, vạn pháp duy thức”. Tức là mọi hiện tượng trong hằng hà sa số vũ trụ đều là những biểu hiện của tâm thức của mỗi chúng sinh. Quan điểm này hoàn toàn khác biệt với quan điểm duy vật của Karl Marx. Chủ thuyết duy vật quan niệm ngược lại rằng vật chất có sự hiện hữu tự thân và vũ trụ khách quan phát xuất từ vật chất.
Tuy Phật Pháp không chủ trương tôn thờ bất cứ một hay nhiều thần linh nào, nhưng Phật Giáo không hề chủ trương duy vật theo quan điểm của người cộng sản. Phật giáo minh thị chủ trương duy tâm theo một trong những châm ngôn nền tảng của Duy Thức Luận. Đó là “Vạn hữu duy tâm, vạn pháp duy thức”. Tức là mọi hiện tượng trong hằng hà sa số vũ trụ đều là những biểu hiện của tâm thức của mỗi chúng sinh. Quan điểm này hoàn toàn khác biệt với quan điểm duy vật của Karl Marx. Chủ thuyết duy vật quan niệm ngược lại rằng vật chất có sự hiện hữu tự thân và vũ trụ khách quan phát xuất từ vật chất.
3. Phật Pháp chủ trương phi ý thức hệ trong khi CSVN chủ trương tôn sùng ý thức hệ Mác Lê.
Thật vậy, suốt lịch sử nhiều thiên niên kỷ của nhân loại, những cuộc chiến tranh tàn ác và đẫm máu nhất của nhân loại phát xuất từ những xung đột ý thức hệ. Trong khi đó, lịch sử cũng chứng minh rằng, chưa có một cuộc chiến tranh nào nhân danh Phật Giáo xảy ra trên quả địa cầu. Lý do phát xuất từ yếu tính phá chấp và phi ý thức hệ của Phật pháp. Yếu tính này được thể hiện qua câu châm ngôn bất hủ của Thiền Tông. Đó là câu: “Mọi ý niệm đều là tà niệm, chỉ có một chánh niệm duy nhất. Đó là sự vắng bóng của tất cả mọi ý niệm”.
Những tư tưởng hoặc ý thức hệ, nhất là khi gây ra xung đột và chiến tranh, đều phát xuất từ tính vô minh của con người, kể cả ý thức hệ Mác Lê.
Thật vậy, suốt lịch sử nhiều thiên niên kỷ của nhân loại, những cuộc chiến tranh tàn ác và đẫm máu nhất của nhân loại phát xuất từ những xung đột ý thức hệ. Trong khi đó, lịch sử cũng chứng minh rằng, chưa có một cuộc chiến tranh nào nhân danh Phật Giáo xảy ra trên quả địa cầu. Lý do phát xuất từ yếu tính phá chấp và phi ý thức hệ của Phật pháp. Yếu tính này được thể hiện qua câu châm ngôn bất hủ của Thiền Tông. Đó là câu: “Mọi ý niệm đều là tà niệm, chỉ có một chánh niệm duy nhất. Đó là sự vắng bóng của tất cả mọi ý niệm”.
Những tư tưởng hoặc ý thức hệ, nhất là khi gây ra xung đột và chiến tranh, đều phát xuất từ tính vô minh của con người, kể cả ý thức hệ Mác Lê.
4. Phật giáo chủ trương đứng ngoài vòng tranh chấp chính trị, trong
khi CSVN chủ trương xây dựng một giáo hội Phật Giáo quốc doanh, hầu củng
có quyền lực của đảng.
Thật vậy, ngay từ thủa Đức Phật còn tại thế, ngài không chủ trương thành lập một giáo hội mạnh, vì ngài có tuệ giác và muốn tránh hiện tượng giáo hội lớn mạnh, trở thành một định chế khuynh đảo nhà nước và xã hội dân sự, gây ra sinh linh đồ thán. Ngài minh thị chủ trương những tăng đoàn phạm hạnh, lãnh đạo quần chúng, độc lập với nhau.
Ngày nay, đảng CSVN xâm nhập Phật Giáo, lũng doạn cơ cấu và hàng ngũ giáo phẩm.
Thật vậy, ngay từ thủa Đức Phật còn tại thế, ngài không chủ trương thành lập một giáo hội mạnh, vì ngài có tuệ giác và muốn tránh hiện tượng giáo hội lớn mạnh, trở thành một định chế khuynh đảo nhà nước và xã hội dân sự, gây ra sinh linh đồ thán. Ngài minh thị chủ trương những tăng đoàn phạm hạnh, lãnh đạo quần chúng, độc lập với nhau.
Ngày nay, đảng CSVN xâm nhập Phật Giáo, lũng doạn cơ cấu và hàng ngũ giáo phẩm.
Từ những nhận định trên và nhân ngày đản sinh của Đấng Từ Phụ, trách
nhiệm của người con Phật, từ quần chúng đến những đảng viên, từ công an
đến quân đội, là ý thức được sự xung khắc trong bản chất giữa Phật Pháp
và chủ nghĩa cộng sản vô minh, đứng về phía nhân dân, hạ quyết tâm lật
đổ bạo quyền, một là chấn hưng đạo pháp, hai là xây dựng một nền dân chủ
hiến định, pháp trị và đa nguyên trên đất nước Việt Nam.
No comments:
Post a Comment