Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân và Miên Dương trình bày sau đây:
1) BÍ THƯ THÀNH HỒ TRẤN AN DƯ LUẬN VỀ SỨC KHỎE ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG.
Trong buổi gặp gỡ giới gọi là “cử tri của đảng” vào chiều hôm qua,
ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành Hồ, khẳng định là người dân sẽ sớm
thấy được ông Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện trên chính trường.
Khi đưa ra lời tuyên bố này, ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ trích dẫn
lại phát biểu của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc hội, trong buổi
gặp gỡ các “cử tri đảng” ở Cần Thơ vào tuần trước, cho biết ông Trọng
đang hồi phục sức khỏe và sớm trở lại làm việc trong vai trò tổng bí thư
đảng CS và chủ tịch nước Việt Nam. Như vậy chính ông Nhân cũng không
biết rõ về sức khỏe của ông Trọng, mà chỉ là nghe thông báo từ bà Ngân
.
2) DỊCH TẢ HEO PHI CHÂU ĐÃ THẬT SỰ LAN ĐẾN TỈNH ĐỒNG NAI.
Bất chấp các lời phủ nhận của các quan chức cầm đầu tỉnh Đồng Nai,
giới báo chí lề đảng vào hôm qua khẳng định là dịch tả heo Phi châu đã
lan đến tỉnh này, nơi có đàn heo nuôi lên tới 2 triệu rưỡi con.
Hai ổ dịch được phát giác là tại các trang trại nuôi heo ở huyện
Trảng Bom và huyện Nhơn Trạch. Nhân viên thú y đã tiêu hủy các con heo
bệnh và thiết lập vành đai kiểm soát có bán kính 3 cây số để ngăn ngừa
dịch này lan sang các nơi khác.
Như tin đã loan, dịch tả heo Phi châu đã xuất hiện tại Việt Nam
trong 3 tháng qua, hầu hết là ở các tỉnh thành phía Bắc, kể cả ở Hà Nội.
Một số tỉnh miền trung như Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Thừa Thiên cũng bộc
phát dịch này nhưng bây giờ Đồng Nai là tỉnh đầu tiên ở miền Nam bị lây
nhiễm. Vào hôm thứ Hai 6/5, chỉ một ngày sau khi giới chức của 2 huyện
Trảng Bom và Nhơn Trạch loan báo dịch, phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai đã
kịch liệt phủ nhận tin này và trách mắng các thuộc cấp là “loan báo ẩu
tả”, nhầm lẫn dịch heo tai xanh với dịch tả heo Phi châu.
3) ĐẾN PHIÊN BOT HÒA LẠC –HÒA BÌNH THẤT THỦ VÌ BỊ CHỐNG ĐỐI.
Vào sáng hôm qua, thứ Ba 7/5, trạm thu lộ phí Hòa Lạc – Hòa Bình ở
tỉnh Hòa Bình đã phải xả chốt vì bị giới tài xế và cư dân xung quanh
chống đối dữ dội, gây tắc nghẽn lưu thông trên quốc lộ 6.
Vài ngày trước đó, chủ nhân trạm Hòa Lạc, bộ giao thông và nhà cầm
quyền Hòa Bình đã đồng ý giảm lộ phí cho các cư dân sinh sống trong bán
kính 5 cây số quanh trạm này. Tuy nhiên giới tài xế và cư dân vẫn chống
đối vì phí quá cao.
Cũng vào hôm qua, Bộ Giao thông Việt Nam đề nghị đổi cụm từ “trạm
thu phí” thành “trạm thu tiền” để phân biệt với lệ phí là của nhà nước,
trong khi các trạm thu phí là do tư nhân thu tiền.
4) DÂN HUẾ ĐÓNG CỌC TRÊN SÔNG BỒ ĐỂ CHỐNG ĐẠO QUÂN CÁT TẶC.
Không thể chịu đựng tình trạng sạt lở đất đai ngày càng nghiêm trọng
và sự bất lực của nhà cầm quyền, người dân huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên – Huế, đã góp tiền mua tre đóng cọc trên sông Bồ để ngăn chặn đạo
quân cát tặc.
Các hình ảnh ghi nhận được cho thấy một hàng cọc tre dài hơn 20 thước
được đóng trên sông Bồ, cao hơn mặt nước cả thước. Một cư dân thôn Lại
Bằng, phường Hương Vân, cho biết dưới đáy sông còn đổ đá nhỏ để giữ các
chân cọc. Sau khi cắm cọc tre, người dân đã tổ chức thành từng đội,
luân phiên nhau canh gác để xua đuổi các tàu bè hướng lên thượng nguồn
để hút cát.
5) TRUNG CỘNG ĐANG ĐÓNG MỘT HÀNG KHÔNG MẪU HẠM THỨ 3.
Các không ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Cộng đang âm thầm chế
tạo một hàng không mẫu hạm thứ 3 tại xưởng đóng tàu Giang Nam ở thành
phố Thượng Hải.
Các không ảnh nói trên do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của
Hoa Kỳ công bố vào hôm qua ngày thứ Ba 7/5. Tuy nhiên, phía Trung Cộng
vẫn chưa đưa ra lời xác nhận nào sau khi tin này được đăng trên báo.
Vào tuần trước, tình báo Mỹ cũng tiết lộ là Trung Cộng đang đóng một mẫu
hạm lớn hơn mẫu hạm Liêu Ninh nhưng không nói rõ chi tiết.
Dựa trên các không ảnh nói trên, giới chuyên viên quốc phòng tin rằng
mẫu hạm mới này sẽ lớn hơn bất cứ mẫu hạm nào của Ấn Độ và Nhật Bản, có
sức chứa vài chục chiến đấu cơ tối tân nhất, tương tự như các mẫu hạm
của Hoa Kỳ.
6) HAI PHÓNG VIÊN REUTERS ĐƯỢC MIẾN ĐIỆN TRẢ TỰ DO.
Hai phóng viên Miến Điện, làm việc cho thông tấn xã Reuters, vào hôm
qua đã được phóng thích khỏi nhà tù trong đợt ân xá hơn 6 ngàn tù nhân
tại nước này.
Cần nhắc lại, hai phóng viên Wa Lone và Kyaw Soe Oe đã bị nhà cầm
quyền Miến Điện bắt giam vào cuối năm 2017 sau khi thực hiện phóng sự về
các cuộc thảm sát sắc dân Rohingya do quân đội Miến gây ra ở miền Bắc.
Đến tháng 9 năm ngoái, cả hai bị tòa án Miến Điện tuyên án 7 năm tù về
tội “tiết lộ bí mật quốc gia”. Vào tháng 4 vừa qua, tòa tối cao Miến
Điện đã bác đơn kháng cáo của họ.
Hai nhà báo này đã được nước Mỹ trao giải thưởng Pulitzer năm nay,
một giải thưởng vô cùng cao quý đối với giới nhà báo trên khắp thế
giới.
7) CĂN CỨ KHÔNG QUÂN Ở SYRIA LẠI BỊ PHÁO KÍCH BẰNG HỎA TIỄN.
Vào hôm thứ Hai 6/5, lực lượng nổi dậy ở Syria đã bắn 36 hỏa tiễn tầm
ngắn vào căn cứ Không quân Khmeimim, nhằm trả đũa các vụ oanh kích của
Nga vào tuần qua.
Theo thông cáo của Nga, nhóm tấn công là tổ chức Hayat Tahrir
al-Sham, hậu thân của Mặt trận Al-Nusra. Tổ chức này đã sử dụng một máy
bay điều khiển từ xa để hướng dẫn các hỏa tiễn bắn vào mục tiêu. Tuy
nhiên, một tướng lãnh của căn cứ cho biết hệ thống phòng không Nga đã
ngăn chặn được các hỏa tiễn bắn tới, vì vậy chỉ bị thiệt hại nhẹ.
Khmeimim là một căn cứ Không quân của nhà nước Syria, được xây
dựng năm 2015, do Nga giúp điều khiển, thường xuyên bị lực lượng nổi
dậy chống chế độ al-Bashir tấn công vì đây là nơi xuất phát các vụ oanh
kích của không quân Nga vào các cứ địa của quân nổi dậy.
Nguyễn Phú Trọng đi CHẦU THIÊN TRIỀU
ReplyDelete