Kinh tế thị trường nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa đưa đến
tình trạng độc quyền quản lý bỡi nhà nước. Những dịch vụ trọng yếu như
điện lực, đưa đến tham ô, lãng phí và tăng giá dịch vụ vô lý nhằm bóc
lột nhân dân. Liên tục chương trình, qua chuyên mục Chuyện Nước Non Mình, mời quý thính giả theo dõi bài viết của Nguyễn Tường Thụy với tựa đề: Điện Lực Việt Nam: Quả Đấm Thép Vào Mặt Nhân Dân sẽ được Bảo Trân trình bày sau đây.
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Từ 20/3/2019, giá điện tăng đã làm cho người tiêu dùng lao đao và tất
cả đều nhao lên mạng ta thán, rên rỉ. Quan chức của ngành nội thương và
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVE) tìm đủ mọi lời giải thích nhưng xem
chừng khó thuyết phục được ai. Vì muốn nói thế nào thì choáng váng là
cảm giác rất rõ khi người tiêu dùng phải móc hầu bao ra thanh toán tiền
điện cho tháng 4. Mà chần chừ không nộp thì bị cắt điện ngay lập tức,
“không nói nhiều”. Thắc mắc, đơn từ không ai cấm nhưng hậu xét. Một số
tờ báo chỉ ra, tiền điện không phải tăng quanh con số 8,3% mà thực tế
tăng từ 35 đến 75%.
Về việc tiền điện tăng, EVN nhanh nhẹn đổ ngay cho sử dụng tăng, sau đó yếu tố tăng giá chỉ là phụ: Việc tăng giá bán lẻ điện “cũng làm tăng hóa đơn tiền điện”.
Chữ “cũng” cho thấy, EVN không thừa nhận tăng giá là thủ phạm chính
mà chỉ là thứ yếu. Thủ phạm là do tiêu thụ nhiều điện kia. Tiêu thụ
nhiều là bởi nắng nóng. Đồng ý nắng nóng là một yếu tố làm tăng lượng
điện sử dụng. Tuy nhiên, thời tiết nóng lên hay lạnh xuống nó sẽ diễn ra
từ từ. Không thể tự nhiên thời tiết đang tháng Chạp mà nhảy phắt lên
tháng Sáu, nên cái nóng của tháng 4 so với tháng 3 không thể làm nhu cầu
điện nhảy phắt lên trên dưới 50 % hoặc hơn được
Để bảo vệ cho việc giá điện nhảy múa trên mỗi thang giá, EVN dẫn
chứng một vài nước Đông Nam Á cũng áp dụng giá lũy tiến. Theo giá lũy
tiến, càng dùng nhiều giá càng đắt, tức là tìm cách hạn chế dùng điện,
cũng có nghĩa là sản xuất không đáp ứng được tiêu dùng. Điều đó nói lên
mặt yếu kém của ngành điện trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng. Vậy tại sao Việt Nam lại lấy mặt yếu kém của một vài nước để làm
mẫu, coi như là đúng rồi để áp dụng cho mình? Sao không lấy những cái
hay, cái tích cực của các nước khác, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người
dân để học tập?
Trước làn sóng phản đối tăng giá điện, ngành công thương trấn an rằng
đã tính toán kỹ để hạn chế ảnh hưởng của việc tăng giá điện tới các mặt
hàng khác. Thế nhưng trên thực tế, thì mỗi lần tăng giá điện, nó làm
biến động tất cả các mặt hàng tiêu dùng khác với một tỉ lệ tương ứng, mà
những bà nội trợ đều cảm thấy rất rõ. Giá điện ảnh hưởng trực tiếp đến
mọi mặt của đời sống sinh hoạt trong xã hội, vì lượng tiêu thụ nhiều và
mọi cá nhân, gia đình, các tổ chức đơn vị kinh tế muốn tránh cũng không
được.
Việc tăng giá điện làm tăng giá hàng tiêu dùng, dịch vụ lý giải như sau:
Nếu chi phí năng lượng trong giá thành 1 sản phẩm A nào đó chiếm 10
%, thì khi chi phí điện năng tăng 30 % thì giá thành sản phẩm ấy tăng
lên 10% x 30% = 3 %.
Nhưng khoản mục năng lượng trong giá thành sản phẩm ấy chỉ là trực
tiếp. Vì giá thành bao gồm rất nhiều khoản mục (nguyên vật liệu, năng
lượng, lao động…) và mỗi khoản mục đều bị tăng bởi giá xăng rồi cho nên
giá thành sản phẩm A không chỉ tăng lên 3% do tăng chi phí năng lượng
trực tiếp mà còn bị tính chồng lên rất nhiều khoản chi phí năng lượng
gián tiếp mà nó đã ém sẵn trong cách khoản mục khác cấu thành lên giá
thành của sản phẩm A. Vì vậy, các mặt hàng không tăng theo mới là chuyện
lạ.
Trước sự thật chi phí điện năng quá sức người tiêu dùng, có nhiều ý
kiến đưa ra những lời khuyên an ủi, ví dụ, đắt quá thì đừng dùng thiết
bị tiêu hao nhiều điện (như điều hòa) nữa. Người tiêu dùng tối dạ đến
mấy cũng không cần đến lời khuyên này. Vấn đề ở chỗ phải xây dựng giá cả
và chính sách giá sao cho hợp lý để người dân được hưởng thành quả do
sự phát triển của sản xuất mang lại. Khuyên như thế khác nào khuyên quay
trở lại thời kỳ nguyên thủy.
Cũng có ý kiến khuyên phải là người tiêu dùng thông minh, tránh dùng
điện vào giờ cao điểm. Tránh cách nào đây khi đến một khoảng thời điểm
nhất định trong ngày, rất nhiều gia đình cùng có nhu cầu. Nó chẳng khác
gì lời khuyên đừng đi làm vào giờ cao điểm để tránh ùn tắc giao thông.
Đó là điều không thể.
Mặt khác, hóa đơn tiền điện cho mỗi gia đình được chia phắt ra 6 bậc,
làm gì có chuyện chia ra bao nhiêu kwh thuộc giờ cao điểm, bao nhiêu
kwh thuộc giờ thấp điểm. Cho nên tránh giờ cao điểm là điều vô nghĩa và
không thể làm được.
Một kiểu an ủi nữa là đem so giá điện ở VN với thế giới và cho rằng,
vẫn còn thấp. Đây là kiểu giải thích cùn vì họ cố lờ đi chi phí điện
năng trên thu nhập của người VN so với thế giới ra sao.
Giá điện trên thế giới cao vì giá thành (bao gồm tiền lương) cao. Thu
nhập của người VN thấp vài chục lần so với họ thì tiền lương trong giá
thành điện có cao được vài chục lần như họ không, đòi cao sao được.
Một bản thống kê của baomoi.com cho thấy, thu nhập bình quân đầu
người của VN bằng 23% so với bình quân thế giới nhưng giá điện lại bằng
50% (số liệu 2017)
Một thống kê khác cho thấy, tiền điện so với thu nhập bình quân đầu
người ở VN là 3,53%, chiếm mức cao nhất trong bảng xếp hạng 17 nước.
Trước làn sóng phản đối tăng giá điện, thủ tướng yêu cầu kiểm tra lại
giá điện. Khi đó, bộ Công thương mới thành lập các đoàn kiểm tra. Nên
nhớ, chính Bộ Công thương quyết định tăng giá điện. Nay lại kiểm tra
việc này, rõ ràng đây là chuyện “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Có thể sau khi kiểm tra, Bộ công thương sẽ điều chỉnh giá điện theo
hướng giảm xuống. Nếu vậy thì số tiền đã móc túi của người tiêu dùng
giải quyết ra sao, trừ vào hóa đơn tháng tiếp theo hay lỡ lấy rồi thì
thôi.
Việc điều chỉnh giảm giá điện lại nếu có chỉ là nhằm hạ nhiệt. Về lâu
dài, người tiêu dùng sẽ bị giá điện hành còn nhiều. Theo truyền thống,
giá điện chỉ tăng chứ không giảm.
No comments:
Post a Comment