“Nhân vô thập toàn”, đã là con người thì không thể hoàn hảo, đó là nói về phương diện cá nhân; một nhà nước có thực sự hoàn hảo không là câu hỏi thực tế nhất. Chắc chắn, tất cả mọi thể chế cầm quyền hiện nay đều có khuyết điểm. Thế nhưng, ở Việt Nam, khi người dân chỉ ra khuyết điểm của cơ chế lại bị quy kết tội là tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN.Điều này càng cho thấy chế độ CSVN phục vụ cho ai, và càng chứng minh rằng nó là một chế độ độc tài gian ác.
Kính thưa quý bạn đọc, chúng ta không chấp nhận áp đặt một tư tưởng
nào vì chúng ta tôn trọng tự do, từ đó chúng ta càng dị ứng với thói độc
tài gian ác của cộng nô. Đảng và nhà nước cấm đoán những suy tư của
công dân là sai nguyên tắc. Đảng viên hay người được đảng đề cử có trách
nhiệm khoác danh nhà nước nhưng nên nhớ công dân đều bình đẳng trước
pháp luật mới chứng tỏ sự công bằng trước pháp luật. Nếu không thì
Hiến/luật pháp chỉ là giẻ rách. Như đã nói trên, tất cả đều có mặt phải
và trái, vậy tại sao cấm đoán người dân nói lên mặt trái của nhà
nước/đảng? Đảng có quyền nói, dân phải câm nín?
Đầu tiên phải nói là cá nhân hay chế độ có gì không đúng thì người
khách quan hay trực tiếp phải lên tiếng. Nếu thấy sai nhưng không lên
tiếng mới là thái độ đáng chê trách, vì đó là thỏa hiệp cho bất công và
thậm chí là thông đồng với tội ác. Một chế độ tự xưng do dân bầu ra
nhưng chưa bao giờ quan tâm đến nỗi ưu tư, lo lắng và nguyện vọng của
người dân, đủ cho chúng ta hình dung xã hội đó sẽ ra sao. Tự do – dân
chủ, là niềm ước mơ đơn giản nhất và chính đáng của người dân, không thể
thành hiện thực nếu chế độ độc tài cộng sản còn tồn tại trên đất nước
Việt Nam. Chúng ta muốn sống đúng nghĩa con người chớ không phải loài
thú thì phải làm sao đây?
Có nhiều ưu tư là CS toàn trị miền Bắc hơn 70 năm và hơn 40 năm trên
toàn cõi đất nước nên đã nắm quyền kiểm soát toàn diện. Họ có hơn 4
triệu đảng viên và nhiều triệu người khác ăn bám theo thì liệu chúng ta
có thể xoay chuyển thế cuộc cho đất nước và dân tộc chúng ta? Chính sự
ưu tư này đã nói lên sự quan tâm rồi. Nhưng nếu mỗi chúng ta mạnh dạn
bước thêm một bước nữa thì mới mong đất nước sẽ chuyển biến theo chiều
hướng có lợi cho dân tộc. Tôi có thể sai, bạn có thể đúng; quan trọng là
chúng ta cùng quan tâm về đất nước chúng ta đang lâm nguy để tìm ra
phương thức tối ưu để bảo vệ đất nước thay vì than vãn. Xin đưa ra
trường hợp của hệ thống XHCN Đông Âu – có ai nghĩ là tan như xác pháo?
Từ đó cho thấy tất cả do ý chí của dân tộc. Nếu chúng ta biết kết tụ ý
chí dân tộc thành hành động thì chẳng thế lực nào ngăn cản nổi.
Lịch sử Việt nói riêng và thế giới nói chung cho thấy chưa bao giờ có
chế độ nào, dẫu tàn ác cách mấy có thể tồn tại mãi mãi. Họ có nhiều thủ
thuật để giải tỏa những áp bức mà vô hình chung chúng ta chấp nhận. Tại
sao vậy? Không, vạn lần không; chúng ta phải cho người dân thấy những
thủ đoạn bán nước của CS để người dân có ý thức. Chế độ này chỉ mạnh vì
chúng ta yếu, thiếu dứt khoát và điểm trọng yếu là không hành động.
Chúng ta cứ nhìn ngang ngó dọc coi ai làm gì và sợ bị chỉ trích trong
khi bản thân dậm chân tại chỗ. Điều đó cho phép chế độ đó tồn tại, yếu
tố tác động căn bản đến từ đa số của người bị trị. Vấn nạn CS trên đất
nước chúng ta sẽ giải quyết ra sao phụ thuộc vào ý chí và sự kết nối của
chúng ta.
Hành động nhưng hành động ra sao? Đầu tiên là chúng ta kết hợp dưới
một tổ chức, có lãnh đạo. Cá nhân như chiếc đũa sẽ dễ bị bẻ gẫy, bó đũa
là tượng hình cha ông chúng ta truyền lại chẳng sai. Chúng ta vẫn đau
đớn khi nghe tin một vài nhà đấu tranh dân chủ bị đảng cầm quyền bắt
giam, rồi sao? Chúng ta phải có thái độ dứt khoát và đồng lòng mới làm
rúng động chế độ. Bạn có đồng ý hay bất đồng hoặc có ý tưởng cao hơn xin
mời góp ý, tựu trung là chúng ta phải hành động chớ không nhìn ngó mới
mong thay đổi đất nước. Chúng ta làm được không? Trở lại nỗi đau của
những anh chị em bị chế độ bắt giam, quý bạn sẽ còn nghe như một sự tiếp
nối niềm đau nỗi hờn. Tại sao chúng ta không hành động để chấm dứt nỗi
đau?
Đảng cướp Việt nô chỉ tồn tại vì chúng ta thụ động. Họ cứ đàn áp,
trong lúc chúng ta chỉ phản đối yếu ớt thì họ muôn đời tồn tại. Chúng
ta phải can đảm nhận lãnh trách nhiệm trước quốc dân đồng bào, lúc đó
may ra mới thay đổi được tình thế.
Tôi chỉ thưa với bạn một câu “Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi!”
Năm Xích Lô
No comments:
Post a Comment