Theo báo chí Việt Nam, “Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ tư đã thành công tốt đẹp”.
Trả lời phỏng vấn của Đài Phát thanh Quốc gia (VOV – Tiếng nói Việt Nam), tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, bảo rằng, “tác dụng trực tiếp” của cuộc giao lưu diễn ra trong hai ngày 23 và 24 tháng 9 là “làm cho biên giới bình yên, làm cho lực lượng của hai bên biên giới có một mối quan hệ tốt đẹp để cùng giải quyết những vấn đề cơ bản của lực lượng bảo vệ biên giới là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mỗi bên”.
Chỉ bốn tuần trước khi tướng Vịnh đưa ra những tuyên bố vừa kể, từ 29
tháng 8 đến 4 tháng 9, Trung Quốc tổ chức thực tập tác xạ ở vùng biển
vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam, phạm vi cuộc tập trận mở rộng đến mức
chỉ cách bờ biển thành phố Đà Nẵng chừng 75 hải lý. Khi Phát ngôn viên
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Trung Quốc đáp lại rằng, các quốc gia có liên quan cần nhìn cuộc tập
trận này “một cách bình tĩnh và hợp lý” vì nó diễn ra trong “vùng biển
thuộc chủ quyền của Trung Quốc”. “Chủ quyền” mà từ ông Tập Cận Bình, Chủ
tịch Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở xuống liên tục lập đi,
lập lại, chắc nịch như “đinh đóng cột” là “bất khả tranh biện”…
Xa hơn một chút, cách nay khoảng hai tháng, Việt Nam yêu cầu Repsol –
một tập đoàn dầu khí của Tây Ban Nha – dừng thăm dò tại lô 136/3, cách
bờ biển Vũng Tàu khoảng 200 cây số. Vào thời điểm đó, một số chuyên gia
về khu vực châu Á – Thái Bình Dương bảo rằng, Việt Nam buộc phải làm như
thế vì Trung Quốc dọa sẽ tấn công các tiền đồn của Việt Nam tại quần
đảo Trường Sa nếu Việt Nam không chấm dứt hoạt động thăm dò – khai thác
dầu khí tại lô 136/3. Một số nguồn thạo tin cho biết, trong thực tế,
Trung Quốc đã điều động khoảng 200 tàu đủ loại đến vùng biển thuộc lô
136/3, bởi “lực bất tòng tâm”, Việt Nam buộc phải thoái bộ dù rõ ràng lô
136/3 nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đây không phải lần đầu tiên tướng Vịnh tỏ ra lạc quan tới mức đáng ngại và dễ quên đến độ khó ngờ.
Tướng Vịnh không phải là nhân vật cá biệt và cũng chẳng lẻ loi. Hai
năm sau, Phùng Quang Thanh, một ông tướng khác, lúc bấy giờ là Bộ trưởng
Quốc phòng, nhắc nhở lãnh đạo chính quyền các địa phương tại một hội
nghị diễn ra vào cuối năm 2014 rằng ông thấy “lo lắng” vì “không biết
tuyên truyền thế nào mà từ trẻ con đến người già đều có khuynh hướng
ghét Trung Quốc, ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại”. Tướng Thanh
nhấn mạnh “điều đó nguy hiểm cho dân tộc” vì “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
nhưng vẫn phải bảo vệ hòa bình, ổn định chính trị, thành quả cách mạng
và giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, tăng cường phát triển toàn diện
kinh tế – xã hội đất nước”.
Nghe phát biểu của các ông tướng, nhiều người kêu Trời vì ý thức hệ của những người cộng sản.
Chưa biết đến bao giờ mới có thống kê về giá của việc phát triển –
bảo vệ ý thức hệ cộng sản tại Việt Nam. Khởi đầu từ ông Hồ Chí Minh –
người khẳng định “tinh thần quốc tế vô sản” là một trong những tiêu
chuẩn của “đạo đức cách mạng”. Đó là lý do năm 1953, khi hai miền Nam –
Bắc Triều Tiên ký Thỏa thuận đình chiến, Đảng Lao động Triều Tiên chính
thức trở thành đảng cầm quyền ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
(Bắc Triều Tiên), ông Hồ Chí Minh hào hứng tuyên bố: “Đó là thắng lợi
lớn của phe ta. Thắng lợi của anh em ta tức là thắng lợi của ta”.
Đó cũng là lý do “16 chữ vàng” (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn
diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai), “tinh thần 4 tốt” (Láng
giềng tốt. Bạn bè tốt. Đồng chí tốt.Đối tác tốt) mà ông Giang Trạch Dân
đề ra, được giới lãnh đạo CSVN đón lấy rồi phổ biến trên khắp Việt Nam,
bất kể thực tế biển Đông. Phải tới tháng 5 năm 2014, khi Trung Quốc kéo
giàn khoan HD 981 vào thăm dò – khai thác dầu khí ở quần đảo Hoàng Sa
trong hai tháng rưỡi, bất chấp phản đối của Việt Nam, một số viên chức
cao cấp đã nghỉ hưu như ông Vũ Mão, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội,
mới thừa nhận, các đồng chí của ông đang thắc mắc rằng, phải nói với
nhân dân như thế nào về “16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt (?)
Trong cuộc trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ hồi năm 2013, tướng Vịnh từng
khoe: “Lần đầu tiên mục tiêu đối ngoại ‘vì lợi ích quốc gia, dân tộc’
được nêu rõ trong cương lĩnh và báo cáo chính trị tại Đại hội Ðảng 11.
Cùng với ‘lợi ích quốc gia dân tộc’, Ðại hội 11 cũng đặt mục tiêu đối
ngoại là ‘vì một nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. Hai mục tiêu
này thống nhất với nhau”.
Tinh thần quốc tế vô sản không còn là yếu tố chủ đạo nữa?
Có thể.
Có thể.
Mới đây, theo tường thuật của Tân Hoa Xã, khi sang thăm Việt Nam, ông
Lưu Vân Sơn, Ủy viên thường vụ của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung
Quốc, bảo với giới lãnh đạo Việt Nam rằng, cả hai đảng cộng sản tại
Trung Quốc và Việt Nam “có chung số phận”. Rằng: “Sự phát triển tốt đẹp
và ổn định các mối quan hệ song phương sẽ giúp củng cố vị trí lãnh đạo
của hai đảng, vì lợi ích của hai Đảng và nhân dân hai nước”. Điều ông
Sơn lưu ý không mới. Giới lãnh đạo Đảng CSVN chẳng đã nhiều lần bảo
rằng, bất kể thế nào thì cũng phải giữ gìn “thành quả cách mạng” và duy
trì “sự ổn định chính trị” đó sao? Hình như đó mới là “lõi”./.
Trần Văn
No comments:
Post a Comment