Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm”, Hội nghị Trung Ương 6/Khóa XII đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc ngày 11/10/2017 tại Hà Nội nhưng không đưa ra được quyết định nào để chận đứng tệ nạn lấy tiền dân tiêu hoang và cho về vườn hàng chục ngàn cán bộ, viên chức chỉ biết sớm vác ô đi, chiều vác về và đến trưa thì gọi nhau đi nhậu mút mùa.
Lý do vì những điều Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong Diễn văn
bế mạc nghe qua thì đao to búa lớn nhưng toàn chuyện chỉ tay 5 ngón ra
lệnh của Lãnh đạo dành cho cấp dưới.
Đúng ra là ông Trọng phải cho dân biết “khó khăn, thách thức” vì đảng
và nhà nước không biết làm sao mà thoát được cảnh làm công cho nước
ngoài, và hàng hóa do Việt Nam sản xuất là của các Công ty Nam Hàn, Tân
Gia Ba, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, v.v…
Nợ ngập đầu
Về việc “thâm hụt ngân sách” thì tại cuộc họp báo chiều 11/10, Bộ Tài chính đã cho cả nước biết: “Bội chi ngân sách trung ương khoảng 69% dự toán”.
Về việc “thâm hụt ngân sách” thì tại cuộc họp báo chiều 11/10, Bộ Tài chính đã cho cả nước biết: “Bội chi ngân sách trung ương khoảng 69% dự toán”.
Như vậy, trong 9 tháng đầu năm 2017, nhà nước đã bội chi 61,600 tỷ đồng hơn số thu.
Theo Cafef. VN (Doanh Nghiệp) thì tính đến giữa năm 2017, số tiền nợ
công của Việt Nam vào lối 94.85 tỷ US Dollars, bình quân mỗi người Việt
Nam phải gánh chịu 1,039 USD.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng đã cảnh giác Việt Nam phải rà
soát lại chi tiêu và kiểm soát nợ công, nếu không nền kinh tế sẽ gặp khó
khăn. Cơ quan này dự đoán năm 2018 mức nợ công của Việt Nam sẽ vượt qua
mức giới hạn 65% mà chính phủ cho phép.
Thảm họa của các khoản nợ của khối DNNN là được chính phủ bảo lãnh,
nên nếu đến thời hạn trả nợ mà các Doanh nghiệp này không trả nổi thì
chính phủ phải in tiền ra, hay lấy ngoại tệ dự trữ để trả nợ thay. Đó là
một trong những lý do khiến người dân phải cong lưng xuống mà lao động
cho nhà nước phí phạm vô trách nhiệm.
Ngoài ra, theo Chuyên gia Kinh tế Bà Phạm Chi Lan thì đảng còn phí phạm tiền dân trong các chi tiêu chỉ để cho những kẻ phục vụ đảng được hưởng lợi.
Ngoài ra, theo Chuyên gia Kinh tế Bà Phạm Chi Lan thì đảng còn phí phạm tiền dân trong các chi tiêu chỉ để cho những kẻ phục vụ đảng được hưởng lợi.
Những tổ chức như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQ), nơi quy tụ các Tổ
chức Chính trị-Xã hội là cơ quan ngoại vi của đảng làm việc giúp dân
thì ít nhưng phục vụ đảng là chính mà lại được đảng nuôi ăn thì có cách
ăn cắp tiền dân nào tinh vi hơn? Việc này cũng được áp dụng cho Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM), tổ chức đào tạo lớp cán bộ
trẻ kế thừa cho đảng cầm quyền thì dân được lợi gì?
Chả thấy ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đề ra giải pháp nào để
giải quyết thì có phí phạm tiền dân trong 7 ngày họp không?
Sự lãng phí này cũng bao hàm cả chuyện ông Tổng Bí thư hô hào và phô
trương kế hoạch gọi là “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị.”
Nghe thì khẩn trương đấy nhưng không thấy ông vẽ ra đường đi nước
bước phải làm sao để vừa “tinh giản biên chế”, hay giảm số cán bộ, viên
chức dư thừa, cùng lúc với việc “cải cách tiền lương” khi nhà nước đang
phải lo giảm chi tăng thu để trả nợ?
Ngoài ra ông Trọng cũng cần phải biết rằng, sau 7 năm cầm quyền, ông
đã để cho hệ thống cai trị phình to ra năm sau lớn hơn năm trước với lũ
con ông cháu cha kéo nhau chui vào đảng và nhà nước để ăn hại tiền của
dân. Cũng từ khi ông lên chức Tổng Bí thư, Khóa XI năm 2011, quốc nạn
tham nhũng, chạy chức chạy quyền và mua bằng bán ghế đã được dịp trăm
hoa đua nở khắp làng khắp xóm từ trung ương xuống cơ sở.
Vì vậy mà chính ông Trọng đã thừa nhận trong Diễn văn khai mạc Hội
nghị 6 rằng: “Đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng
kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ còn
chồng chéo.”
Không ai biết ông Trọng đã ngụ ý gì khi bảo đảng viên “không nôn nóng
từ cực này nhảy sang cực kia” và hù dọa ai chống ông và chống đảng là
“thế lực thù địch, các phần tử xấu”. Chỉ biết rằng đã có một số đảng
viên lão thành nghỉ hưu nổi tiếng như nguyên Đại sứ VN tại Bắc Kinh,
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh; Giáo sư-Tiến sĩ Tương Lai, nguyên Viện
trưởng Viện Xã hội; nguyên Đại sứ VN tại Thái Lan Nguyễn Trung và Tiến
sĩ Hà Sĩ Phu, v.v… đã công khai bất đồng với chính sách cai trị độc tài,
phản dân chủ, thù nghịch với hòa giải dân tộc và lệ thuộc Trung cộng
của ông Nguyễn Phú Trọng.
Tất cả những vị này đều khuyến cáo ông Trọng phải đổi mới chính trị
để tạo đoàn kết toàn dân bảo vệ đất nước, nếu không sẽ khó thoát khỏi
nanh vuốt của Bắc Kinh lúc nào cũng muốn ăn tươi nuốt sống Việt Nam.
Vì vậy, khi nghe ông nói tại buổi bế mạc (11/10/2017) rằng: “Cần
khẳng định, ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta
còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất
cả” thì không hiểu ông có biết rằng dân đã xa đảng và rất nhiều cán bộ,
đảng viên cũng chẳng còn “máu thịt gì với dân” từ lâu rồi.
Vì nếu còn cái thời đảng tự khoe “cán bộ đi trước, làng nước theo
sau” thì làm gì mà dân Việt Nam phải tủi nhục để thấy hình ảnh ngư dân
Việt Nam phải chắp tay, quỳ gối trước lính Tầu hung hãn bắn giết và hành
hạ ở Biển Đông?
Nếu ông không tin dân đã chán đảng và chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản
đến tận mang tai thì cứ can đảm tổ chức trưng cầu ý dân có Quốc tế kiểm
soát minh bạch để xem có bao nhiêu phần trăm trong số 92 triệu người dân
còn muốn ông và chế độ tồn tại? -/-
Phạm Trần
No comments:
Post a Comment