Sau phát ngôn hùng hồn của TBT Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng ngày 31/7, “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”, công chúng Việt Nam dường như ngày càng nhận ra một thực tế: Nguyễn Phú Trọng cùng bộ sậu đang mặc sức “làm mưa làm gió” trên chính trường. Và đến các vụ bắt bớ gần đây nhất tại Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thì có lẽ ít ai còn nghi ngờ về điều đó.
Nhà độc tài sắt máu
Nếu cái “lò” của ngài TBT kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng
chống Tham nhũng “đốt” tất cả các loại “củi” sẵn có thì không nói làm
gì.
Vấn đề ở đây là ông ta lại cố tình “né” một số loại “củi” tưởng chừng như rất “khô” và đặc biệt là đang khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ, chẳng hạn như thảm nạn BOT giao thông, vụ VN Pharma, hay vụ “biệt phủ Yên Bái”, v.v…
Vấn đề ở đây là ông ta lại cố tình “né” một số loại “củi” tưởng chừng như rất “khô” và đặc biệt là đang khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ, chẳng hạn như thảm nạn BOT giao thông, vụ VN Pharma, hay vụ “biệt phủ Yên Bái”, v.v…
Song song với các vụ bắt bớ trong chiến dịch “đốt lò” của người đứng
đầu Đảng CSVN là cao trào đàn áp nhằm vào những người lên tiếng vì một
Việt Nam tốt đẹp hơn: sau bản án 9 năm tù giam, 5 năm quản chế dành cho
nhà hoạt động Trần Thuý Nga (bà mẹ của hai đứa con thơ dại) ngày 25/7 là
một loạt vụ bắt bớ dồn dập (các nhà hoạt động Nguyễn Trung Tôn, Trương
Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn
Văn Túc và Nguyễn Viết Dũng), chưa kể một bản án phi pháp, nặng nề dành
cho cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ngày 18/9, cùng hàng loạt vụ
khủng bố, sách nhiễu khác.
Đợt trấn áp giới bất đồng chính kiến lần này được xem là khốc liệt nhất trong vòng một thập niên qua.
Đợt trấn áp giới bất đồng chính kiến lần này được xem là khốc liệt nhất trong vòng một thập niên qua.
Sau Đại hội XII, hai đối thủ lớn nhất của Nguyễn Phú Trọng là Chủ
tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trần Đại Quang
thì hầu như chỉ còn sắm vai “ông phỗng” trên sân khấu chính trị kể từ
khi “tái xuất” ngày 28/7, sau đúng 1 tháng 3 ngày biến mất trong màn bí
ẩn giữa lúc vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin rộ lên trên báo
chí Tiếng Việt cũng như truyền thông quốc tế. Trong khi đó, Quy định
kiểm soát tài sản, thu nhập của 1,000 cán bộ cao cấp do Bộ Chính trị ban
hành ngày 23/5 vẫn như “lưỡi gươm Damocles” lơ lửng trên đầu Nguyễn
Xuân Phúc.
Pháp luật Việt Nam vốn dĩ đã như trò hề kể từ khi cộng sản “cướp
chính quyền” năm 1945; sự cân bằng quyền lực giữa các phe nhóm trong
đảng cũng bị phá vỡ sau khi hai đối thủ lớn nhất của ngài TBT người thì
bị vô hiệu hoá, người thì nơm nớp trong tình cảnh “kiến trong miệng
chén”.
Và giờ đây, với “bảo bối” là chiến dịch “đốt lò” cùng thanh bảo kiếm
mang tên “Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng” (vốn
càng thêm sắc bén sau khi ngài TBT tự chỉ định mình vào Thường vụ Đảng
uỷ Công an Trung ương từ ngày 21/9/2016), Nguyễn Phú Trọng bỗng chốc trở
thành nhà độc tài vô đối trên sân khấu chính trị Việt Nam, có thể ném
vào “lò” bất kỳ “khúc củi” nào mà ngài cảm thấy không vừa mắt.
Ai có thể ngăn chặn nhà độc tài?
Xuất thân từ một nhà lý luận bảo thủ và giáo điều, hoạn lộ thênh
thang và bằng phẳng của ngài Tổng Bí thư trước hết là nhờ vào “bí
quyết”: Tụng niệm những tín điều cổ hủ của Marx-Lenin mọi lúc, mọi nơi.
Đối với ông ta, cải cách là một khái niệm lạ lẫm; đơn giản, thế giới
quan bảo thủ cùng mớ kiến thức kinh viện Mác Lê không thể giúp ông ta
làm chủ được cuộc chơi cải cách. Và để duy trì đường lối bảo thủ, việc
ông ta bám chặt vào Bắc Kinh là điều tất yếu.
Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là Nguyễn Phú Trọng không chỉ thuần
tuý “thân Tàu”, điều vốn dĩ đã rất nguy hiểm cho tiền đồ dân tộc. Nguy
hiểm hơn thế, ông ta thậm chí còn chẳng thèm giấu giếm thân phận làm tay
sai cho Tàu, qua những phát ngôn công khai của mình, cũng như qua việc
đến tận bây giờ nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chưa khởi kiện Trung cộng ra
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc
Kinh trên Biển Đông, điều mà Philippines đã thực hiện và thành công.
Tiếp theo, trước Đại hội XI vào đầu năm 2011, để chống lại một Trương
Tấn Sang đang tràn trề cơ hội tiếp quản chiếc ghế TBT của Nông Đức Mạnh
hoặc ít nhất là thay thế vị trí của Nguyễn Tấn Dũng sau một nhiệm kỳ
Thủ tướng đầy thất vọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã chính
thức gia nhập liên minh Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng – Nông Đức
Mạnh, những kẻ lúc bấy giờ đang bị tố cáo những sự việc đặc biệt nghiêm
trọng từ năm 2008. Và sự che chắn của Nguyễn Phú Trọng chính là lý do
khiến vụ tố cáo đến nay vẫn chưa được giải quyết đúng pháp luật.
Như vậy, có thể nói, Hoàng Trung Hải vừa là sức mạnh (sau lưng ông ta
là Bắc Kinh) vừa là “gót chân Achilles” của Nguyễn Phú Trọng. Bất chấp
tất cả, ngài cựu Phó Thủ tướng không những vẫn “bình chân như vại” mà
còn đường hoàng bước vào Bộ Chính trị rồi được TBT Nguyễn Phú Trọng giao
phó trọng trách thống lĩnh cả bộ máy dân sự và quân sự của một Hà Nội
“ngàn năm văn hiến”.
Tóm lại, “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải chính là tấm gương soi
rọi bộ mặt buôn dân bán nước của ngài TBT khả kính. Muốn ngăn chặn nhà
độc tài sắt máu Nguyễn Phú Trọng ư? Hãy nhắm vào “tử huyệt” Hoàng Trung
Hải của ông ta./.
Lê Anh Hùng
No comments:
Post a Comment