Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Hiện nay có một phong trào, các gia đình có tiền, đặc biệt là giới
quan chức, đang tìm mọi cách để đưa con em ra nước ngoài du học để tránh
các tiêu cực, tha hóa đang xảy ra trong giáo dục của Việt Nam hiện nay.
Trước tình trạng này, rất nhiều người đã nhớ lại nền giáo dục của Việt
Nam Cộng Hòa.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nét lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 tại miền Nam.
Thưa quí vị, quí bạn, các văn kiện của nhà nước và ngay trong bản
Hiến pháp 1967 của Việt Nam Cộng Hòa, giáo dục đã được xác định phải
tuân theo triết lí: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng.
Thứ nhất: Giáo dục Việt Nam là giáo dục Nhân bản. Thuyết nhân bản chủ
trương con người có địa vị quan trọng trong đời sống trên thế gian. Chỉ
có con người mới có văn hóa, có những hoạt động có suy tư, có sáng tạo,
làm cho cuộc sống của con người tiến hóa. Triết lí nhân bản chấp nhận
sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt đó
để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kì thị hay phân biệt giàu
nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, quan điểm chính trị,…
Thứ hai: Giáo dục Việt Nam là giáo dục Dân tộc. Giáo dục phải bảo tồn
và phát huy được những tinh anh, những cổ tục tốt đẹp của văn hóa dân
tộc. Dân tộc Việt Nam có tiếng nói riêng, có lịch sử riêng, có một nền
văn hóa riêng từ nhiều đời cần phải được các thế hệ biết đến, được bảo
tồn và phát huy, để không bị tan biến hay tiêu trầm trong những nền văn
hóa khác.
Thứ ba: Giáo dục Việt Nam là giáo dục Khai phóng. Tinh thần dân tộc
không nhất thiết phải bảo thủ, đóng kín. Ngược lại, giáo dục phải mở
rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học, kĩ thuật tân tiến trên thế
giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa
nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia xã hội, giúp xã hội
tiến bộ theo cùng văn minh thế giới.
Với triết lí như thế, nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa tuyệt đối:
– Không xét lí lịch học trò, học viên. Trong suốt hai mươi năm miền
Nam sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, con cái các chiến binh Việt cộng
và thân nhân những người đã tập kết ra Bắc theo cộng sản đều được hưởng
sự giáo dục như mọi người khác.
– Không cộng điểm, không ưu tiên cho gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình công thần chế độ.
Vì vậy giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã cho ra những nhân lực có chất
lượng. Không có hiện tượng “Tiến sĩ, Giáo sư, Cử nhân, Thạc sĩ dỏm” tràn
lan như hiện nay. Ngay như cháu gái của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm bị
thi rớt vào Đại học Y Minh Đức (một trường tư thục) cũng được dư luận
thời đó coi là chuyện thường tình.
– Không bắt học trò học thêm để làm tiền.
Ưu điểm này ngoài lí do nghành sư phạm của Việt Nam Cộng Hòa là một
trong những nghành tuyển chọn khắt khe nhất về đạo đức và trí tuệ, chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa còn đảm bảo cho giáo chức có lương thỏa đáng.
Thời Cộng hòa đệ Nhất, nhà giáo ở tỉnh, chỉ với đồng lương, có thể thuê
nhà, mướn người mà cuộc sống vẫn khá phong lưu. Ngoài ra, hệ thống các
trường công đều miễn phí cho người học.
– Không cấm giáo sư, giáo viên, học trò đọc tài liệu ngoài luồng.
Vì coi trọng Khai phóng, giáo dục Việt Nam Cộng Hòa để cho giáo chức,
học trò, học viên tự do mở mang tri thức, hiểu biết cho bản thân. Thời
Việt Nam Cộng Hòa, giáo viên đứng lớp có thể tự do dùng tư liệu không có
trong bất kỳ sách giáo khoa chính thức nào để giảng cho học trò… Thậm
chí những tác giả là những người đang sống, làm việc tại Bắc Việt cộng
sản vẫn được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy, như Nguyên Hồng, Tô
Hoài, Trần Tiêu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Lân, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan
Viên,…
– Không tuân theo chỉ đạo của chính đảng, lãnh tụ chính trị, tổng thống.
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục tự trị – không bị các lực
lượng chính trị, kể cả đảng cầm quyền, hay chính quyền lãnh đạo, ép
buộc, thao túng. Chương trình học ở các bậc Tiểu và Trung học do cấp Bộ
ban hành chỉ có tính chất đề cương, các giáo sư, các cơ sở tư nhân có
thể tự soạn và làm ra sách giáo khoa để giảng dạy. Riêng Đại học được
quyền tự trị tuyệt đối, về học vụ mỗi trường đại học tự lo, không có
chương trình học quy định và cũng không bị Bộ Quốc gia Giáo dục chi
phối, chỉ đạo.
Với tinh thần Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng như thế, hệ thống giáo
dục Việt Nam Cộng Hòa đã đào tạo được những tầng lớp trí thức có khả
năng hội nhập và ganh đua với các quốc gia tân tiến, đã để lại nhiều
chuyên gia, học giả có trình độ quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt,
các học sinh của Việt Nam Cộng Hòa du học tại các nước tư bản đều có xu
hướng trở về phục vụ đất nước.
Nếu để nhìn thấy sự tiến bộ vượt bực của giáo dục Việt Nam Cộng Hòa
bằng một chứng minh thật ngắn gọn chúng ta có thể lấy ngay dẫn chứng:
Lớp Đệ tứ (tương đương lớp 9 hiện nay) học sinh Việt Nam Cộng Hòa đã
được học về Nhân quyền quốc tế và các quyền tự do cơ bản như tự do tư
tưởng, tự do ngôn luận, tự do biểu tình và tự do lập hội.
Do vậy, nhiều người Việt hôm nay rất tiếc nuối Việt Nam Cộng Hòa cũng là một điều dễ hiểu.
Tâm Anh và Tiến Văn kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình tuần tới.
Tiến Văn
No comments:
Post a Comment