Chưa bao giờ từ sau năm 1975, đảng Cộng Sản Việt Nam cùng hệ thống chính quyền từ trung ương đến 63 tỉnh thành lại nằm trong thế “triệt buộc” như những ngày tháng đã đến, đang đến và sắp đến.
Tất cả đều cạn kiệt
“Triệt buộc” vẫn được những người chơi cờ domino mặc định hạ bàn khi một bên bị ép vào thế không lối thoát.
Ngay cả cuộc khủng hoảng giá – lương – tiền những năm 1985 – 1986 với
biến động lạm phát lên đến gần 700% cũng không thể khiến xã hội rơi vào
cảnh hỗn loạn như hiện nay. Khi đó, Việt Nam vẫn còn đầy ắp tài nguyên
tự nhiên.
Ngay cả cơn biến động chính trị khiến hệ thống xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô cùng Đông Âu tan rã, mà đã khơi dậy một làn sóng đa nguyên đa
đảng ở Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, cũng không làm cho
đảng CSVN lâm vào thế “triệt buộc” trong cơn bế tắc chính trị và quay
quắt tìm lối thoát chính trị như lúc này.
Lúc này đây, “tất cả đã bỏ ta mà đi” – như một khúc ca từ buồn nẫu
ruột, u ám cho cả chế độ lẫn dân chúng. Thành tựu dẫn đến tiêu vong
nhanh nhất là chế độ đã tự khai thác cạn kiệt “rừng vàng biển bạc” chỉ
trong vòng một phần tư thế kỷ tính từ thời điểm “Mở cửa kinh tế”.
Lối thoát chính trị của chính thể Việt Nam, nếu chợt hiện ra ở cuối
đường hầm, cũng đừng mơ màng có thể tái hiện kinh nghiệm của nước Nga
hậu Xô Viết và của Putin.
Còn Việt Nam thì sẽ trở thành cái gì?
Muốn trở thành cái gì cũng được, nhưng trước hết phải còn khả năng trả nợ, chưa nói đến chuyện trả hết nợ.
Nợ công quốc gia cao chưa từng có: Khoảng $431 tỷ, tính cả nợ của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, lên tới 210% GDP chứ không phải “chưa đụng trần 65% GDP” như các báo cáo quá đỗi chán đời của Chính phủ.
GDP lại chỉ giậm chân ở mức khoảng $200 tỷ/năm mà không nhích lên được chút nào.
Khác xa với thành tích tăng trưởng luôn đạt đến 6.5 – 7% GDP trong các báo cáo, tình hình kinh tế là bi đát, thật sự bi đát.
Nợ công quốc gia cao chưa từng có: Khoảng $431 tỷ, tính cả nợ của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, lên tới 210% GDP chứ không phải “chưa đụng trần 65% GDP” như các báo cáo quá đỗi chán đời của Chính phủ.
GDP lại chỉ giậm chân ở mức khoảng $200 tỷ/năm mà không nhích lên được chút nào.
Khác xa với thành tích tăng trưởng luôn đạt đến 6.5 – 7% GDP trong các báo cáo, tình hình kinh tế là bi đát, thật sự bi đát.
Làm thế nào để trả nợ khi đảng đã tự lao vào cơn tuyệt vọng của quốc
nạn tham nhũng và “phá chưa từng có” thời Nguyễn Tấn Dũng chỉ trong vòng
chưa đầy chục năm?
Làm thế nào để tìm ra tiền trả cho đội ngũ công chức viên chức gần 3
triệu người chỉ tăng không giảm mà có đến 30% trong số đó “không làm gì
cả nhưng vẫn lãnh lương?”
Năm 2016 và 2017. Làm thế nào để giảm mức bội chi ngân sách “dưới 5%
GDP,” trong khi thực tế bội chi có thể lên đến 9% GDP chứ không thấp
hơn?
Vậy thì làm thế nào để “Tự hào đi lên, Việt Nam ơi!”?
Vậy thì làm thế nào để “Tự hào đi lên, Việt Nam ơi!”?
Tất cả đang đẩy nền kinh tế và xã hội vào trạng thái còn lâu mới bình yên, một trạng thái động loạn hoặc gần gần như thế.
Nội tình đã thế, ngoại trị chẳng kém đau đớn hơn.
Nội tình đã thế, ngoại trị chẳng kém đau đớn hơn.
Chính sách “đu dây chiến lược” của Việt Nam cũng bởi thế đã trở nên
vô vọng đến mức thảm thiết. Làm thế nào để thoát khỏi cái kiếp nạn Trung
Quốc cả về nhập siêu, phá hoại kinh tế lẫn quân sự?
Trong vô vàn cái khó, lại ló thêm… cái ngu. Năm Mười Bảy, “uy tín
Việt Nam trên trường quốc tế” lao dốc chưa từng thấy sau vụ mật vụ nước
này bị người Đức cáo buộc đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.
Cả thế giới phương Tây đang nhìn vào Việt Nam, nhưng không còn tỏ ra
ngưỡng mộ vì chiến tích “đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược” như trước đây,
mà với ánh mắt miệt thị và cảnh giác tối đa. Việt Nam không chỉ nằm
trong danh sách đen về vi phạm nhân quyền mà còn là một tiểu nhân quá
khó chơi!
Khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt và tuyên bố tạm thời đình chỉ quan
hệ đối tác chiến lược Đức – Việt của người Đức mới chỉ là sự khởi đầu
cho một cú lao dốc về vị thế chính trị quốc tế của Việt Nam.
Đó chính là “triệt buộc.”
Làm thế nào để thoát khỏi tình thế đắng ngắt ấy?
Không mở thì chết, chết cả nút!
Đó chính là “triệt buộc.”
Làm thế nào để thoát khỏi tình thế đắng ngắt ấy?
Không mở thì chết, chết cả nút!
Chẳng phải vô tình mà vào Tháng Tám, 2017, bắt đầu xuất hiện vài dấu
hiệu “thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa” trong chính thể cầm quyền ở Việt Nam.
Có lẽ cũng chẳng phải vô tình mà trong Tháng Tám trên, Nguyễn Phú Trọng đã chọn Myanmar – một nước chẳng hề có chung Biển Đông với Việt Nam, cũng chẳng có giao thương và quan hệ quân sự đáng kể nào với Việt Nam – làm địa chỉ công du; đã gặp riêng Aung San Suu Kyi với lời chúc về ba thành tựu của Myanmar – hòa hợp hòa giải, cải cách kinh tế và chính trị, hợp tác quốc tế; rồi còn đề nghị cả việc xây dựng mối quan hệ thắt chặt giữa đảng CSVN với đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì dân chủ của bà Suu Kyi – một đảng mà theo não trạng chính trị ở Việt Nam thì đương nhiên bị liệt vào loại “phản động.”
Có lẽ cũng chẳng phải vô tình mà trong Tháng Tám trên, Nguyễn Phú Trọng đã chọn Myanmar – một nước chẳng hề có chung Biển Đông với Việt Nam, cũng chẳng có giao thương và quan hệ quân sự đáng kể nào với Việt Nam – làm địa chỉ công du; đã gặp riêng Aung San Suu Kyi với lời chúc về ba thành tựu của Myanmar – hòa hợp hòa giải, cải cách kinh tế và chính trị, hợp tác quốc tế; rồi còn đề nghị cả việc xây dựng mối quan hệ thắt chặt giữa đảng CSVN với đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì dân chủ của bà Suu Kyi – một đảng mà theo não trạng chính trị ở Việt Nam thì đương nhiên bị liệt vào loại “phản động.”
Ông Trọng đang nghĩ gì, tính gì trong đầu?
Đã quá muộn. Nhưng cũng chẳng cần phải nói thêm “muộn còn hơn không.” Đã đến nước này, không “mở” thì chết!
Hãy chờ xem Nguyễn Phú Trọng và những người trong Bộ chính trị của ông ta xoay xở ra sao trong thời gian tới.
Nhưng làm gì thì làm, phải mở dân chủ, mở nhân quyền. Không những mở mà còn phải mở một cách thành thực – như trái tim và cách thức mà Tổng Thống Thein Sein đã làm ở Myanmar.
Hãy chờ xem Nguyễn Phú Trọng và những người trong Bộ chính trị của ông ta xoay xở ra sao trong thời gian tới.
Nhưng làm gì thì làm, phải mở dân chủ, mở nhân quyền. Không những mở mà còn phải mở một cách thành thực – như trái tim và cách thức mà Tổng Thống Thein Sein đã làm ở Myanmar.
Cả xã hội đã biến thành một quả bom sắp phát nổ. Mọi thứ đang tái
hiện thời Lê mạt với dân tình nheo nhóc khổ sở, nạn đói kém và chết đói
lan rộng, các cuộc khởi nghĩa nông dân phát ra ở nhiều nơi, giới quan
chức xâu xé lẫn nhau rồi bị dân trả thù. Tất cả đều sẽ là quả báo, gieo
nhân nào gặt quả nấy…
Đã đến nước này, không mở thì chỉ có chết, chết cả nút!
Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment