Ngày 17/10/2017, lần đầu tiên kể từ khi trở thành chủ tịch nước, cựu đại tướng công an Trần Đại Quang đã hiện ra trong bộ quân phục rằn ri đặc trưng của lực lượng đặc công quân đội trong một cuộc “đến thăm, làm việc với Bộ Quốc phòng tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Miếu Môn, Hà Nội”.
Hình ảnh trên có thể khiến người ta liên tưởng Tập Cận Bình – trong
vai trò Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư – đã mặc quân phục để duyệt binh
ra sao.
Không biết vô tình hay hữu ý, ông Trần Đại Quang xuất hiện trong bộ
quân phục chỉ một ngày sau khi Washington phát thông cáo báo chí: “Sau
khi rời Đà Nẵng, ông Trump sẽ tới Hà Nội trong ngày 11/11, bắt đầu
chuyến thăm chính thức. Tại Hà Nội, ông sẽ gặp Chủ tịch nước Trần Đại
Quang và các lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam”.
Chuyến đến Đà Nẵng của Tổng thống Trump là để tham dự Hội nghị kinh
tế APEC. Trước đây, có tin cho biết chưa chắc Trump sẽ dự hội nghị quan
trọng này, dù tại hội nghị này có mặt nhiều nguyên thủ quốc gia. Sau đó,
lại có tin Trump sẽ chỉ dự APCE tại Đà Nẵng rồi tiến hành đi thăm các
nước trong khu vực Đông Nam Á mà không thăm thủ đô của Việt Nam.
Rồi khi bắt đầu manh nha tin tức về Trump có thể thăm Hà Nội, giới
quan sát và đương nhiên cả giới quan chức Việt Nam rất tò mò lẫn hồi hộp
xem Trump sẽ quyết định gặp nhân vật cao cấp nào trong những cuộc gặp
chính thức tại Hà Nội.
Nếu căn cứ vào “biện chứng lịch sử” cuộc đón tiếp Tổng thống Mỹ Obama
tại Hà Nội vào tháng 5/2016, cả “tứ trụ” Việt Nam đều có mặt – bao gồm
Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân.
Và nếu “biện chứng lịch sử” một lần nữa về tháng 7 năm 2015 thì đương
nhiên Tổng bí thư Trọng, dù chỉ là người đứng đầu một đảng chính trị mà
không được quốc tế xem là nguyên thủ quốc gia, nhưng đã được Obama đón
tiếp như với nguyên thủ quốc gia ngay tại Phòng Bầu dục, thì có thể cho
rằng vào lần này ông Trọng sẽ là “nguyên thủ quốc gia” để tiếp chính
thức ông Trump.
Nhưng rốt cuộc, thông cáo của Nhà Trắng đã chỉ cho thấy cuộc gặp
Trump – Trần Đại Quang. Còn Trump có gặp ai khác không thì việc này nằm ở
mệnh đề “và các lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam”.
Một cách nào đó, có thể xem thông cáo báo chí của Nhà Trắng đã tiếp
sức không ít cho cố gắng “khỏe lại” của ông Trần Đại Quang, sau một thời
gian kéo dài đến 2 tháng ông Quang “bị bệnh” và thậm chí còn có lúc
“biến mất”.
Trong một sự kiện chính trị quan trọng và gần đây nhất – Hội nghị
trung ương 6 của đảng CSVN vào đầu tháng 10/2017, hầu như toàn bộ các
trang báo đảng đã tràn ngập chỉ hình Tổng bí thư Trọng, trong khi hầu
như chẳng thấy hình ảnh nào về ông Trần Đại Quang, cho dù báo đảng đưa
tin “Chủ tịch nước điều hành ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị TƯ 6”.
Một trong những điểm nhấn của Hội nghị trung ương 6 là Nguyễn Xuân
Anh – người được đồn đoán là “thân” với Trần Đại Quang – đã bị kỷ luật
nặng nề và bị loại khỏi Ban chấp hành trung ương cùng cái ghế bí thư
thành ủy Đà Nẵng; trong khi Chủ tịch Đà Nẵng là Huỳnh Đức Thơ – người
được đồn đoán là “thân” với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã chỉ nhận mức
độ cảnh cáo đảng và vẫn ung dung tại vị cho đến nay.
Tuy nhiên, một tiêu điểm khác ngay trước Hội nghị trung ương 6 là ông
Đinh La Thăng – người đã mất chức Bí thư thành ủy TP.HCM và bị loại
khỏi Bộ Chính trị nhưng vẫn còn “được cho” giữ lại ghế ủy viên trung
ương đảng, đã không bị hội nghị này kỷ luật, thậm chí còn không bị Tổng
bí thư Trọng đả động đến. Một số dư luận nghi ngờ đã có một “thỏa thuận
ngầm” nào đó giữa ông Trọng với một thế lực chính trị nào đó trước khi
Hội nghị trung ương 6 diễn ra.
Trong khi đó, chiến dịch “kiểm tra tài sản 1,000 quan chức” của Tổng bí thư Trọng cho đến nay chỉ còn văng vẳng tiếng hô xung phong từ hồi tháng 5 năm 2017.
Trong khi đó, chiến dịch “kiểm tra tài sản 1,000 quan chức” của Tổng bí thư Trọng cho đến nay chỉ còn văng vẳng tiếng hô xung phong từ hồi tháng 5 năm 2017.
Sau vài chiến dịch công kích có vẻ khá quyết liệt của Tổng bí thư
Trọng vào những phe phái trong nội bộ đảng từ giữa năm 2017 đến nay,
tình hình giờ đây có vẻ lại trở nên giằng co, dù ông Trọng vẫn nắm thế
trên.
Sau cuộc gặp Trần Đại Quang – Trump vào ngày 11/11 tới, có thể tương
quan lực lượng sẽ thay đổi nhiều hơn và sẽ không hẳn một chiều./.
Thiền Lâm
No comments:
Post a Comment