Chủ Nhật 05.10.2014
TN: Kính thưa quý vị thính giả của đài Đáp Lời Sông
Núi, sau đây là tiết mục Trả Lời Thư Tín do Thùy Ngân thực hiện. Ông Tây
Sơn, quản nhiệm đài Đáp Lời Sông Núi sẽ hầu chuyện với quý thính giả đã
gửi thư hay gọi vào đài trong thời gian qua.
Ông Đỗ Hạ, Đà Nẵng: Trong mấy tuần qua, trên mạng internet có lưu
chuyển là thư kiến nghị của bà Bảy Vân, vợ hai của cố tổng bí thư đảng
CSVN Lê Duẫn. Nội dung thư chính yếu là vạch tội của ông Võ Nguyên Giáp.
Các ông Giáp, ông Duẫn đều đã chết rồi. Cấp thẩm quyền của đảng CSVN
vẫn giữ im lặng. Không biết mục đích lá thư là gì ?
TS: Thưa ông Đỗ Hạ, có 2 điểm chính trong thư kiến nghị của bà Nguyễn Thị Vân hay Nguyễn Thụy Nga có tên CS là Bảy Vân.
- Một là kể tội Võ Nguyên Giáp.
- Hai là ẩn hiện về một số nghi lễ dành cho Tướng Giáp khi chết.
Điểm thứ hai dễ hiểu vì đối với bà Vân, ông Duẫn mới là người đáng
hưởng những nghi lễ vì có công lớn với đảng CSVN. Đây cũng là chuyện
thường tình của một người vợ. Chúng ta không bàn tới việc đúng hay sai.
Về tội của tướng Giáp. Những điểm quan trọng liên quan đến "vụ án xét
lại, chống đảng" . Ông Giáp cầm đầu nhóm xét lại chống đảng. Hay nói
các khác là nhóm theo Nga sau diễn văn kể tội Stalin của Khrushchvov năm
1953, và nhóm theo Tàu chống đường lối xét lại của Nga. Chia rẽ về lập
trường của nội bộ đảng CSVN kéo dài đến cao điểm năm 1967 khi Lê Duẫn
chiếm được ưu thế . Nhóm theo Tàu do Lê Duẫn cầm đầu đã mở chiến dịch
triệt hạ nhóm theo Nga mà họ buộc tội do Võ Nguyên Giáp cầm đầu. Chiến
dịch đàn áp này đã đưa khoản 300 đảng viên vào tù hoặc bị khai trừ đảng,
trong đó có khoản 30 đảng viên cao cấp.
Từ đó đến nay, những người bị gán tội chống đảng không ngừng kêu oan
và đòi đảng giải thích vụ án. Và phải đợi đến khi tướng Giáp chết, không
còn người đối chất, việc buộc tội tướng Giáp và nhóm được gọi là "xét
lại" mới công bố .
Suy diễn rằng thư kiến nghị của Bà Vân được sự yểm trợ của một bộ
phận nào đó trong nội bộ cấp cao của CSVN, mang màu sắc giải thích và
trả lời của đảng đối với vụ án "xét lại" không phải là không có cơ sở.
TN: Ông Hồ Vinh, Phan Rang: Bộ phim về tướng Võ
Nguyên Giáp có tên là "Sống Cùng Lịch Sử" đã trình chiếu công cộng với
kết quả bất ngờ là không có khán giả nên đã buộc các rạp hát hủy bỏ
chương trình chiếu sau 2 tuần lễ. Tôi thật sự không hiểu tại sao lại
không có người xem phim tướng Giáp ?
TS: Thưa ông Hồ Vinh, chúng tôi cũng không hiểu tại
sao có tình trạng này. Chúng tôi đã chuyển thư của ông đến một thính giả
thường xuyên của đài, cũng như thường theo dõi thế sự để mong có câu
trả lời từ VN.
Sau đây là thư trả lời của ông ta:
Trước tiên phải công bằng mà nói, tình trạng ế, không có người xem là
thực trạng chung của phim Việt Nam, đặc biệt là phim làm dưới sự tài
trợ tiền bạc của nhà nước Việt Nam. Vì đã là phim do nhà nước tài trợ
thì động cơ nghệ thuật và tính cạnh tranh của bộ phim gần như không có
vì có khán giả hay không cũng không quan trọng đối với nhà sản xuất nữa.
Còn nếu như phim tư nhân Việt Nam dành để công chiếu ở Việt Nam thì cả
kịch bản lẫn diễn xuất cũng đều phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao của giới
chức trách. Chưa kể chất lượng diễn viên và trình độ đạo diễn của Việt
Nam nói chung còn thấp. Vì vậy tính hấp dẫn của phim Việt Nam thường rất
thấp và hệ quả đương nhiên là khán giả trong thời đại công nghệ toàn
cầu hóa hiện nay không thể nào chiếu cố cho những bộ phim như thế.
Điều đáng nói ở đây là một bộ phim nói về tướng Giáp trong bối cảnh
có một bộ phận khá lớn trong công chúng Việt Nam vẫn thần tượng tướng
Giáp mà chỉ có vài người mua vé vào xem thì chúng tôi nghiêng nhiều về
lý do nghệ thuật của bộ phim này rất kém hơn là sự thờ ơ của công chúng
đối với danh tiếng được thổi phồng của tướng Giáp. Tuy nhiên chúng tôi
cũng không loại trừ kết quả thảm hại của bộ phim đó cũng là một dấu chỉ
khách quan cho thấy xã hội Việt Nam ngày nay không còn mấy mặn mà với
những kiểu tô vẽ, tung hô thần tượng cộng sản một cách lố bịch nữa.
TN: Ông Phan Quý, Hà Nội: Dân chủ cho HongKong có
nhiều hình ảnh thật tuyệt vời! Theo quý Đài, cuộc tranh đấu vì dân chủ
của sinh viên học sinh HongKong trong nhiều ngày qua có giúp gì cho VN
không?
TS: Thưa ông Phan Quý, cuộc tranh đấu vì dân chủ của
HongKong có nhiều ưu điểm đáng ghi nhận. Trước hết là trật tự và ôn
hòa. Trong một đám đông hàng chục ngàn người giữ được trật tự và ôn hòa
như HongKong khó tìm thấy nơi nào khác. CS Bắc Kinh cũng đã áp dụng trò
công an côn đồ và nhân dân tự phát như CSVN, đến giờ phút này họ chưa
thành công.
Ưu điểm thứ hai là tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng, dù là thành
phần trẻ. Hoàn toàn trẻ. Chúng ta khó có thể hiểu nỗi lãnh đạo cuộc đấu
tranh vì dân chủ của HongKong là Anh hay có thể gọi là EM Hoàng Chí
Phong sinh ngày 13 tháng 10 năm 1996, mà vài hôm nữa mới tròn 18 tuổi.
Xã hội HongKong khác xa xã hội VN. HongKong hưởng một nền dân chủ từ
lâu dù sống trong xã hội thuộc địa Anh quốc. HongKong có một nền giáo
dục khác biệt với VN. Một nền giáo dục khai phóng từ lâu đời. HongKong
có một hệ thống xã hội dân sự đa dạng hoàn toàn độc lập với nhà nước.
HongKong có một nền dân chủ và tam quyền phân lập theo mô thức văn minh
tây phương trước khi trở về với Tàu và còn nhiều ưu điểm khác nữa.
Những chiến sĩ dân chủ VN cần nghiên cứu cuộc đấu tranh tuyệt vời của HongKong.
Cầu mong và cầu nguyện cho cuộc cách mạng "Ô Dù " cuả thanh niên SV HongKong thành công trước bạo lực của CS Tàu.
TN: Bà Cẩm Hà, Đơn Dương: CSVN vừa thả một vài tù
nhân chính trị với mục đích buôn bán. Điều cần nói là sau những ngày tù
tội, có tù nhân lương tâm ra tù với "tấm thân tàn ma dại". Chúng ta phải
làm gì để chấm dứt mục tiêu của CSVN là nhốt tù cho đến chết ?
TS: Thưa bà Cẩm Hà, đã nhiều lần trên chuyên mục trả
lời thư tín của đài ĐLSN, chúng tôi đã trình bày về chính sách buôn bán
không vốn của CSVN. Họ dùng tù nhân chính trị để trao đổi các lợi ích
chính trị.
Vấn đề cũng thật nghiêm trọng khác là chính sách nhà tù của CSVN. Họ
đối xử với những người tù rất khắc nghiệt và dã mang, nhất là đối với
các tù nhân lương tâm. Sau khi ra khỏi tù thân thể tàn tạ vì bệnh hoạn
không được trị liệu hoặc vì bị chịu cực hình trong trại tù. Chính sách
nhà tù CS là như vậy. Không thể thay đổi trừ khi đảng CSVN bị nhân dân
đuổi khỏi quyền lực.
TN: Mục trả lời thư tín tuần này xin tạm ngưng nơi đây, Cám ơn quý
thính giả đã gửi thư hay gọi vào đài trong thời gian qua. Thùy Ngân xin
hẹn gặp lại quý thính giả của đài Đáp Lời Sông Núi vào kỳ tới. Xin kính
chào tạm biệt.
No comments:
Post a Comment