Nếu đàng sau những nhân vật lịch sử
thành công là những người phối ngẫu hy sing tận tụy, thì đàng sau những
sinh viên Hồng Kong trẻ tuổi hào hùng, là những bậc phụ huynh kiên
cường và bất khuất không kém. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình
Luận của Nguyệt Quỳnh với tựa đề: "Phía sau họ là những bậc cha mẹ can
đảm."sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh
DLSN tối hôm nay.
Cuộc
Cách Mạng đang diễn ra ở Hồng Kông là cuộc cách mạng mang đến cho thế
giới nhiều nỗi xúc động nhất. Hình ảnh các sinh viên quỳ dọc theo đường
ga xe lửa trên tay cầm tấm bảng với nội dung xin lỗi người dân vì những
bất tiện gây ra bởi cuộc biểu tình, hình ảnh các sinh viên đồng loạt
đứng dơ hai tay lên trời khi bị nhóm côn đồ theo lịnh Bắc Kinh trà trộn
vào hành hung, và hình ảnh 5 sinh viên cúi đầu cám ơn những hỗ trợ dành
cho phong trào sau buổi đàm phán với chính phủ, là những hình ảnh cảm
động, đẹp nhất, và khó quên nhất. Nhìn các em, người ta thấy ngay một
thế hệ người Hồng Kông đáng kính, những bậc cha mẹ phía sau họ. Đằng sau
các sinh viên này, có lẽ không có những cấm đoán dữ dội, không có những
lời khuyên răn kiểu như: "hãy mau trở về nhà, hãy im lặng để được sống
an thân, hãy sống bàng quan, chuyện đất nước không phải là trách nhiệm
của mình".
Trả lời với đại diện chính quyền Hồng Kông về yêu cầu phải giải tán
đám đông biểu tình, Alex Chow, lãnh tụ sinh viên đã xác định điều này,
anh nói với họ: "nếu đi ra các khu biểu tình, quý vị sẽ thấy nhiều thế
hệ dân HK ở đó. Chỉ chính phủ mới có thể làm cho họ đi về nhà, bằng cách
trả lời các yêu cầu của dân chúng, cho họ thấy một lộ trình và một thời
biểu để đạt đến các mục tiêu dân chủ".
Sinh viên Hồng Kông học bài, làm bài tập, ngủ trên đường phố từ ngày
này sang ngày khác, sẵn sàng chịu bị còng tay, sẵn sàng hứng hơi cay...
Và cha mẹ họ cũng sẵn sàng chịu hứng hơi cay với họ.
Cách đây nửa thế kỷ, tại Hungary đã có một cuộc cách mạng của những
người trẻ dũng cảm, và những bậc cha mẹ dũng cảm. Nhắc về những người
trẻ này là nhắc về huyền thoại của "những chàng trai Pest" trên các
đường phố của Hungary năm 1956. Những ai đã từng sống với chủ nghĩa cộng
sản đều biết rằng phía sau những "những chàng trai Pest" này là những
bậc cha mẹ can đảm! Đây là biến cố chấn động đầu tiên trong khối các
nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Ðông Âu; vì đây là một cuộc đấu tranh chống lại
chủ nghĩa cộng sản, chống quân xâm lược Liên Xô, đòi dân chủ và độc lập
dân tộc.
Nhưng trước khi nói đến cuộc cách mạng năm 1956, tưởng cũng nên nhắc
lại linh hồn của những cuộc cách mạng Hungary – Thi Sĩ Petőfi Sándor.
Ngày 15 tháng 3 năm 1848 trước Bảo tàng Quốc Gia Hungary, người thanh
niên trẻ, lúc đó chỉ mới 24 tuổi, thi sĩ Petőfi Sándor đã dõng dạc đọc
bài thơ "Bài Ca Dân Tộc" do chính ông sáng tác. Bài thơ có những câu:
"Hỡi thánh thần của người Hung /Chúng con xin thề /Sẽ không bao giờ chịu
kiếp nô lệ!..." Đây là một khúc tráng ca, hào hùng như tiếng kèn xung
trận. Thi phẩm này được coi như linh hồn của cuộc cách mạng dân chủ Hung
năm 1848, và Petőfi trở thành một thủ lĩnh tinh thần, một thi hào vĩ
đại nhất của Hungary ở thế kỷ 19. Khi liên minh Áo-Sa hoàng ào ạt đổ
quân vào Hungary, mặc dù bạn hữu can ngăn, nhưng Petőfi vẫn nhất quyết
đầu quân ra chiến trường. Rồi như một định mệnh, với cái ước mơ được
hiến dâng đời mình nơi chiến địa, ông gục ngã như hai câu thơ ông viết:
"Ðể lũ ngựa ầm ầm phóng qua xác tôi/Mau kịp đến với lẫy lừng chiến
thắng..."
Cái chết của người con ái quốc Hungary, thi sĩ Petőfi Sándor, đã
không bao giờ được chấp nhận. Nhiều năm sau này, dân tộc Hung vẫn đi tìm
tung tích của ông. Nhiều huyền thoại đã được truyền tụng, rằng Petőfi
chưa chết, ông chỉ bị thương nặng, bị bắt rồi bị đày đi ở chốn Siberia
xa xăm. Petőfi Sándor của Hungary hay Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu,
Phó Đức Chính của Việt Nam; cái họ để lại là phong cách của một con dân
ái quốc trước quân xâm lược, trước cái chết tất yếu phải đối mặt. Họ đã
truyền lại cho đời sau một sức mạnh có tác động mãnh liệt, mà chính họ
cũng không thể ngờ tới; sức mạnh có thể làm xoay chuyển vận mệnh của cả
một dân tộc.
Tuy cuộc cách mạng năm 1848 sụp đổ, nhưng thừa hưởng một tình yêu
thắm thiết và lãng mạn dành cho tổ quốc của thi sĩ Petőfi để lại, những
thanh thiếu niên Hungary đã lao vào cuộc cách mạng chống lại quân xâm
lược Nga giành độc lập năm 1956. Cuộc cách mạng này đã hội tụ được đông
đảo thanh thiếu niên Hung quả cảm và can trường. Theo tường thuật lại, ở
tại Corvin nơi xảy ra chiến sự ác liệt nhất, hơn 80% chiến binh chỉ ở
độ tuổi 20, nhiều thiếu niên chỉ ở ngưỡng cửa tuổi 16 hoặc trẻ hơn. Họ
là học sinh, sinh viên và những công nhân ở độ tuổi dưới 25. Những thiếu
niên này đã đi vào lịch sử Hung với cái tên gọi đầy thương mến "những
chàng trai Pest". Nhiều thập niên sau này, người dân Hungary vẫn lưu
truyền một câu nói cảm động, mang đầy tính tự hào: "Tại sao quân Liên Xô
chỉ toàn tấn công vào sáng sớm? Là vì khi đó bọn trẻ vẫn đang ngủ!".
Đọc về cuộc cách mạng Hung 1956, chúng ta biết tuổi trẻ Hungary đã
được các thế hệ cha anh dẫn dắt, trân trọng và nuôi lớn bằng lịch sử,
bằng ý thức quốc gia, và bằng niềm tự hào dân tộc. Tuổi trẻ VN cũng đã
từng được nuôi lớn bằng những chất liệu như thế. Gần đây nhất là thế hệ
của Nguyễn Thái Học và đồng đội của anh. Tác giả Louis Roubaud đã từng
viết về nỗi xúc động của ông khi chứng kiến 13 lời hô "Việt Nam muôn
năm!" trước máy chém tại pháp trường Yên Bái. Hàng ngàn thanh niên trẻ
của VNQDĐ đã đem sinh mạng mình hiến dâng cho tổ quốc. Có người không
muốn bị giặc làm nhục phải tự sát đến ba lần như Nguyễn Khắc Nhu, hàng
trăm người khác bị thực dân xử tử và hàng trăm người khác nữa bị lưu đày
biệt xứ.
Cả một thế hệ thanh niên sát vai nhau, cùng dấn thân để đánh đuổi
ngoại xâm, cùng đồng tâm với cái quan niệm "không thành công cũng thành
nhân", cùng thản nhiên bước lên đoạn đầu đài với lời từ biệt gởi lại như
một lời nhắn: "Việt Nam muôn năm". Điều gì đã tạo nên thế hệ thanh niên
đó? Nếu không phải là cách nhìn của họ về giá trị của một con người và
về ý nghĩa của sự sống.
Họ là hiện thân của những thế hệ Việt Nam đã đứng vững chân trên mảnh
đất nhiều sóng gió này. Hiện thân của trách nhiệm, của lòng ái quốc,
của lý tưởng trong sáng, của sự quyết tâm chấp nhận hy sinh. Họ còn thể
hiện một ý chí bất khuất lưu truyền tự ngàn đời: KHÔNG CHẤP NHẬN SỐNG
KIẾP NÔ LỆ. Chính vì những điều cốt lõi đó mà pháp trường hay máy chém
của thực dân bỗng trở thành bùn đất.
Nhưng ngày nay, trước hiểm hoạ diệt vong, trước viễn ảnh mất nước,
đâu rồi nội lực của dân tộc? Đâu rồi cả một thế hệ trách nhiệm và dấn
thân? Phải chăng họ đã mất dấu sau gần 70 mươi năm dưới chủ nghĩa CS?
Đâu rồi những con người đã sống cùng chiến tranh, sống qua chiến tranh?
Chỉ những người nào đã đi qua chiến tranh mới biết được cái giá của độc
lập quý báu đến dường nào. Và cũng chính chúng ta, có người mà máu đồng
đội có lúc đã từng khô trên vai áo của mình; mới thực sự hiểu được giá
trị của hy sinh cùng niềm hãnh diện khi được sống hiên ngang làm người
Việt Nam.
Hỡi các bậc cha mẹ! xin chia niềm hãnh diện đó với tuổi trẻ Việt Nam.
Tôi tin chúng ta đang có thật nhiều những bậc cha mẹ như chị Kim Liên -
mẹ của Đinh Nguyên Kha, chị Nhung - mẹ của Phương Uyên, bác Trần Văn
Huỳnh - cha của anh Trần Huỳnh Duy Thức, ... Xin hãy cùng góp mặt trong
cuộc tử sinh của dân tộc. Đừng để tuổi trẻ Việt bơ vơ, mất phương hướng.
Xin nắm tay họ bước theo điểm sáng của lịch sử như quý vị đã từng được
dẫn dắt.
Nguyệt Quỳnh
No comments:
Post a Comment