Chủ Nhật 12.10.2014
Kính thưa quý thính giả, để điểm
lại những sự kiện nổi bật tuần qua xin mời các bạn thính giả theo dõi
buổi hội luận giữa ĐPV Hoàng Ân và PV Trường An.
Hoàng Ân: Xin cám ơn chị Mỹ Linh... HA kính chào quý thính giả đang theo dõi chuyên mục VNTQ, xin mến chào anh TA.
Trường An: TA xin kính chào quý thính giả đài DLSN, chào chị HA.
Hoàng Ân: Để mở đầu cho buổi hội luận ngày hôm nay,
xin anh trình bày tóm tắt lại sự kiện hàng trăm dân oan thuộc nhiều tỉnh
thành trong cả nước đã biểu tình tại Hà Nội để tố cáo nạn tham nhũng,
cướp đất trái phép của người dân?
Trường An: Thưa chị và thưa quý thính giả, liên tục
trong 3 ngày từ ngày 7 đến 9 vừa qua, hàng trăm dân oan thuộc nhiều tỉnh
thành khác nhau trong cả nước đã tập chung biểu tình trước trụ sở Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Ban dân nguyện Quốc hội và báo Nhân Dân cùng
nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước khác tại Hà Nội. Được biết, những dân oan
này đòi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả lại quyền sở hữu đất đai cho
người dân. Bà con dân oan đã giương cao nhiều khẩu hiệu lớn yêu cầu Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đối thoại với dân để
giải quyết nạn nhà cầm quyền cướp đoạt ruộng đất của dân và tham nhũng
đang tràn lan khắp nơi, đẩy hàng chục triệu gia đình vào cảnh lầm than,
đói nghèo.
Điều đặc biệt mà tôi được nhìn thấy là đoàn người biểu tình cũng gắn
các chiếc nơ màu vàng để bày tỏ sự ủng hộ cuộc đấu tranh đòi dân chủ của
sinh viên học sinh ở Hồng Kông.
Hoàng Ân: Liên quan đến vấn đề tham nhũng, thưa anh,
trong tuần qua khi phát biểu trong buổi gặp gỡ cử tri tại Hà Nội, Tổng
bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng thú nhận là quá khó khăn trong việc diệt
trừ nạn tham nhũng và có những vấn đề dù muốn nhưng vẫn chưa thể làm
ngay được. Xin anh phân tích rõ hơn về sự kiện này để quý thính giả của
đài được hiểu rõ hơn?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, phát biểu trong
buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội sáng ngày 6/10, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng
định đảng cộng sản VN rất kiên quyết trong vấn đề chống tham nhũng,
nhưng lại đặt ra yêu cầu phải giữ cho bằng được chế độ cai trị độc tài.
Như chúng ta đều biết, Đảng cộng sản đã hoàn toàn thất bại trong các
kế hoạch chống tham nhũng, dẫn đến sự bất mãn ngày một gia tăng của
người dân đối với chế độ độc tài. Chính vì vậy, khi nghe những phát ngôn
của ông Trọng người dân lại thấy ông sau 4 năm ngồi ghế tổng bí thư
ngày càng trở nên ngớ ngẩn bởi khi chống tham nhũng mà còn sợ ảnh hưởng
đến chế độ, điều này có thể thấy rõ ràng rằng đảng cộng sản đã coi quyền
lợi của mình cao hơn cả quyền lợi dân tộc.
Hoàng Ân: Thế còn việc ông Trọng phát biểu rằng CSVN đã thắng lợi trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông với Trung Cộng thì sao thưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả!
Trong bài phát biểu nói về chủ quyền Biển Đông, ông Trọng còn múa mép
với cử tri rằng, tôi xin trích: "Trong giải quyết căng thẳng trên biển
Đông thời gian qua, chúng ta đã giành được thắng lợi. Chúng ta có cơ sở
để đấu tranh, về mặt luật pháp, về mặt thực lực, kết hợp nhiều biện pháp
chúng ta đã đạt kết quả khi Trung Quốc rút giàn khoan, tình hình tạm
thời hòa dịu". hết trích
Nhưng thưa chị, Trên thực tế, ai cũng biết việc Trung Cộng buộc phải
rút giàn khoan hồi giữa tháng 7 là để tránh siêu bão Thần Sấm mạnh cấp
13 đổ bộ vào Biển Đông. Trong khi đó nhà cầm quyền CSVN vẫn chưa dám
kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế, thậm chí đến một nghị quyết phản đối
cũng không được quốc hội CSVN ban hành. Theo nhà báo Roger Mitton viết
trên tờ The Myanmar Times thì: "Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng''
bởi lẽ sau chuyến đi Việt Nam của ủy viên quốc vụ viện Trung Cộng Dương
Khiết Trì về vụ giàn khoan Hải Dương 981, bộ chính trị CSVN đã hoảng sợ
triệu tập cuộc họp khẩn cấp với những tranh luận nảy lửa. Ngay sau đó
nhóm chóp bu thân Trung Cộng do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cử
thường trực ban bí thư Lê Hồng Anh, trong vai trò là đặc phái viên sang
cầu cạnh Bắc Kinh. Giữa lúc chuyến đi đang diễn ra, Trung Cộng tiếp tục ồ
ạt xây dựng sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trưởng Sa -
chủ quyền Việt Nam mà phía CSVN vẫn lặng thịnh làm ngơ.
Hoàng Ân: Nay chuyển qua lĩnh vực kinh tế. Trong bản
báo cáo tại ủy ban thường vụ quốc hội vào hôm 9/10 vừa qua, bộ trưởng
tài chính VN Đinh Tiến Dũng cho biết là ngân sách nhà nước đã cạn kiệt
nên không thể tăng lương cho công chức vào năm tới. Ông Dũng cũng thú
nhận việc cân bằng thu chi trong ngân sách là quá khó khăn trong bối
cảnh nền kinh tế đang trì trệ và nợ nần quá cao. Xin anh trình bày rõ
hơn về sự kiện này?
Trường An: Theo báo cáo của bộ tài chính thì trong
năm 2013, VN phải đi vay mượn thêm 3 tỷ rưởi Mỹ kim để trả nợ cũ và bù
đắp vào các khoản bội chi trong ngân sách. Cũng theo chủ nhiệm uỷ ban
tài chính quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết là trong mấy năm qua, tỷ lệ
trả nợ được ấn định là 12% trong khoản chi, nhưng từ hai năm qua tỷ lệ
này đã tăng nhanh vì phải đi vay mượn các khoản nợ ngắn hạn để thanh
toán các khoản nợ cũ, và đây là mối nguy hiểm cho nền kinh tế tài chính
quốc gia.
Nhân đây tôi cũng xin được nói thêm, sau ba năm hô hào tái cấu trúc
nhưng diễn ra vô cùng ì ạch, nhà cầm quyền Sài Gòn loan báo là sẽ cho
giải thể 7 công ty nhà nước và tư hữu hóa 5 công ty khác. Quyết định này
được đưa ra sau cuộc họp của các công ty quốc doanh tại Sài Gòn.
Theo báo cáo trong cuộc họp thì có 9 công ty nhà nước thuộc quyền
quản trị của thành phố Sài Gòn đã chính thức khai phá sản, và sắp tới
đây thì có thêm 7 công ty cũng sẽ đóng cửa, trong khi 5 công ty khác thì
sẽ được bán cho tư nhân.
Hoàng Ân: Xin được hỏi anh câu hỏi cuối. Anh có suy
nghĩ như thế nào về việc cuối tuần qua, đảng CSVN đã rầm rộ khánh thành
đền thờ Lê Đức Thọ, người được xem là một trong những hung thần đã sát
hại rất nhiều nhà trí thức, đảng viên và công thần của chế độ.
Trường An: Theo tôi, là người nắm ghế trưởng ban tổ
chức trung ương đảng, tức cơ quan xét duyệt tư cách đảng viên và sắp xếp
mọi chức vụ trong đảng và nhà nước, Lê Đức Thọ là người có quyền lực
đứng thứ nhì, chỉ sau có Lê Duẩn. Trong vụ án "xét lại chống đảng" vào
thập niên 1960, Lê Đức Thọ đã ra lệnh bắt giam hàng trăm đảng viên cao
cấp và trí thức nổi tiếng. Sau cái chết của Lê Duẩn vào năm 1986, Lê Đức
Thọ bị ép phải rút lui nhưng quyền lực được chuyển giao cho người thân
tín là ông Đại tướng Lê Đức Anh.
Điều đáng nói là sau khi chết, ngôi mộ của ông Thọ ở nghĩa trang Mai
Dịch liên tục bị phá hoại, hay bị quăng ném chất ô uế đến độ gia đình
sau đó phải bí mật dời mộ đến một nơi khác.
Hoàng Ân: Cám ơn anh PV Trường An đã chia sẻ các tin tức và nhận xét
để gửi đến thính giả của Đài ĐLSN. Kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại anh
và quý thính giả trong chương trình tuần tới.
No comments:
Post a Comment