TIN CẬP NHẬT VỀ CUỘC BIỂU TÌNH CỦA NGƯỜI DÂN HỒNG KÔNG – NGÀY THỨ 19
Tình hình biểu tình tại Hồng Kong ngày hôm qua đã có nhiều vụ cảnh
sát bắn hơi cay và đàn áp những người biểu tình cương quyết và mạnh tay
hơn. Từ sáng đến 9 giờ tối hôm qua, cảnh sát đã ra tay xô đẩy các người
biểu tình và họ đã bắt giữ 45. Đài truyền hình TVB đã ghi nhận một toán
cảnh sát đã đánh và đá vào lưng và bụng của ông Ken Tsang, một thành
viên của Đảng Civic Party, và đồng thời cũng là một trong số 1200 vị dân
cử thuộc Ủy Ban bầu chọn Trưởng Đặc Khu Hồng Kong.
Đảng Civic Party đã tổ chức họp báo vào lúc 10 giờ tối hôm qua và gởi
đơn tố cáo vụ việc nầy lên Ủy Ban Độc Lập Điều Tra Cảnh Sát Vi Luật
IPCC.
Tổ chức Chiếm Trung Tâm Thương Mãi cũng cho phổ biến trên Face Books
những đoạn phim chiếu ba trường hợp cảnh sát đã tấn công hai người đàn
ông và một thiếu nữ và đã gây thương tích cho cả ba người nầy.
Hàng ngàn người đã đến vây quanh trụ sở cảnh sát Hồng Kong biểu tình
phản đối và đòi Ông Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Hồng Kong phải công khai trả
lời tại sao lực lượng cảnh sát đã không bảo vệ an ninh mà lại đàn áp
dân chúng, trong khi họ chỉ đòi dân chủ và tranh đấu bất bạo động.
Tối hôm qua, đã có tin bán chính thức là nhà cầm quyền Hồng Kong muốn
gặp gỡ dại diện sinh viên để thương thuyết. Tổng Thư Ký Liên Hội Sinh
Viên Alex Chow đã tuyên bố với báo chí rằng mặc dầu sinh viên rất bất
bình về các hành động đàn áp phi pháp của Cảnh sát, nhưng sinh viên luôn
có thiện chí và sãn sàng đàm phán với chính quyền, chính quyền hãy trực
tiếp nói chuyện và thành thật với sinh viên và không cần qua trung
gian.
Sau các cuộc họp báo của Đảng Civic Party và của Liên Hội Sinh Viên,
tình hình Hồng Kong trở nên phức tạp hơn, dân chúng và chính quyền đều
rất lo lắng chưa biết phải giải quyết ra sao để chấm dứt các bế tắc hiện
nay.
QUỐC HỘI VN KHÔNG DÁM BẠCH HÓA CÁC MẬT ƯỚC THÀNH ĐÔ
Trong một hành động tạo thêm nhiều nghi ngờ trong dư luận, vào hôm
qua bạo quyền VN đã huy động cả guồng máy công an dân phòng để ngăn cản
không cho phái đoàn trao yêu cầu quốc hội bạch hóa các mật ước Thành Đô
mà Việt Cộng đã ký với Trung Cộng vào năm 1990.
Phong trào đấu tranh "Chúng tôi muốn biết" cho biết là tại Hà Nội và
Sài Gòn, lực lượng công an đã xuất hiện dày đặc tại mọi nẻo đường dẫn
tới trụ sở quốc hội, đồng thời bao vây tư gia của rất nhiều nhà đấu
tranh kể từ đêm thứ Ba. Những người thoát thân được để đến nơi tập trung
thì bị các "dư luận viên" và công an đội lốt côn đồ chặn đường gây hấn,
mạt sát và thậm chí là xông vào đánh đập các phái đoàn trao yêu cầu ở
Sài Gòn và Hà Nội.
Giới quan sát nhận định rằng hành động đàn áp nói trên chỉ khiến cho
dư luận thêm khẳng định sự mờ ám về hội nghị Thành Đô năm 1990 mà ban
tuyên giáo trung ương đang cố gắng giải tỏa trong một tài liệu tuyên
truyền gửi đến các chi bộ đảng. Tệ hại hơn nữa, nó càng cho thấy rõ quốc
hội VN không hề là cơ quan đại diện của người dân hay biết lắng nghe
nguyện vọng của người dân.
NGƯ DÂN VIỆT BỊ NỔ SÚNG TẤN CÔNG Ở VÙNG BIỂN SÁT MÃ LAI
Hai ngư dân Việt bị thương khi bị nổ súng tấn công tại vùng biển Borneo sát lãnh hải Mã Lai vào hôm thứ Ba vừa qua.
Giới chức Mã Lai cho biết chiếc tàu cá VN đã chạy thoát vào bờ biển
Mã Lai sau khi bị tấn công và trình báo nội vụ vào sáng hôm qua. Hai
trong số 10 ngư dân đã bị trúng đạn, và hiện chưa rõ nhóm tấn công thuộc
nước nào.
Trong khi đó thì giới truyền thông châu Âu cho biết là Thủ tướng VN
Nguyễn Tấn Dũng đang vận động sự ủng hộ của châu Âu trong việc giải
quyết các tranh chấp ở Biển Đông với Trung Cộng. Sau cuộc gặp gỡ với ông
Dũng, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố là nước Đức ủng hộ VN giải
quyết các tranh chấp về chủ quyền Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình,
đặt nền tảng trên các công ước quốc tế về luật biển.
NGÂN HÀNG ÚC NGHI NGỜ VỀ SỐ LIỆU KINH TẾ CỦA VN
Trong kết quả nghiên cứu được công bố vào tuần này, ngân hàng ANZ của
Úc và Tân Tây Lan đã bày tỏ sự hoài nghi về các số liệu tăng trưởng
kinh tế mà nhà nước VN đưa ra. Lý do là các số liệu của VN cho thấy mức
tăng trưởng trong 9 tháng qua khá cao, trong khi các chỉ số thế giới đều
cho thấy đà sụt giảm.
Trong bản công bố, các chuyên gia đặc trách khu vực Đông Nam Á của
ngân hàng ANZ nói rằng họ rất hoài nghi về tốc độ tăng trưởng mà Tổng
cục Thống kê VN đưa ra, theo đó thì tỷ lệ tăng trưởng trong 9 tháng vừa
qua là 5.62%, và tỷ lệ này có được là vì mức tăng trưởng của 3 tháng qua
vọt lên mức 6.19%. Trong khi nhà nước VN tỏ ý vui mừng trước tỷ lệ này
thì ngân hàng ANZ cho biết tỷ lệ lạm phát của VN vẫn ở mức 4.61%, cho
thấy mức tiêu thụ vẫn tiếp tục yếu kém.
Trong các diễn biến khác cũng liên quan đến nền kinh tế VN thì số
liệu chính thức cho thấy trong 9 tháng qua, hơn 48 ngàn công ty đã giải
thể hay ngưng hoạt động. Vào hôm thứ Ba, phó chủ tịch quốc hội VN Nguyễn
Thị Kim Ngân tiết lộ là tỷ lệ nợ nần của nhà nước đã vọt lên mức 64%
tổng sản lượng quốc gia (GDP), tức hơn 100 tỷ Mỹ kim, trong khi đó mức
ấn định của quốc hội là không được vượt qua mức 65% GDP.
LẠI CÓ THÊM MỘT VỤ TẤN CÔNG CÔNG AN GIAO THÔNG
Giới chức công an huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng vào hôm qua đã ra lệnh
lùng bắt khẩn cấp 3 thanh niên bị tình nghi tấn công một nhóm công an
giao thông trên quốc lộ 27.
Trưởng công an huyện Đam Rông cho biết là vụ tấn công diễn ra khuya
ngày thứ Hai khi nhóm công an giao thông chận chiếc xe gắn máy chở 3
thanh niên này. Thay vì dừng xe thì các thanh niên đã lao đến tấn công
khiến một công an bị thương và đập bể đèn xe của một công an khác trước
khi đào tẩu.
Trong một vụ tấn công khác thì nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai ra lệnh
điều tra về vụ một nhóm quan chức ở huyện Nhơn Trạch đã ăn nhậu say sưa
và rượt đánh công an ở thị trấn Long Thành vào chiều tối ngày 2/10 vừa
qua.
DÂN THÁI LAN CHỐNG ĐỐI VIỆC XÂY ĐẬP XAYABURI TRÊN SÔNG MEKONG
Người dân thuộc 8 tỉnh dọc theo sông Mekong đã đệ đơn lên tòa án tối
cao, nội dung yêu cầu chận đứng việc xây dựng đập Xayaburi của chính phủ
Lào.
Hàng ngàn người dân Thái Lan vào hôm qua đã biểu tình trước trụ sở
tòa án tối cao để yêu cầu ra phán quyết đình chỉ việc Thái Lan mua điện
từ đập Xayaburi của Lào.
Cần nói thêm là dự án đập thủy điện Xayburi đã bị thế giới chống đối
suốt mấy năm qua vì tác hại của nó đối với môi trường sinh sống của hàng
chục triệu người dân thuộc hạ lưu sông Mekong, đặc biệt là tại Cam Bốt
và VN. Tuy nhiên nhà cầm quyền Lào vẫn cương quyết tiến hành, dưới sự
đầu tư của Trung Cộng.
No comments:
Post a Comment