Thứ Sáu, ngày 31.10.2014
Trong thời gian qua có những sự
kiện liên quan đến việc Việt Nam gia tăng khả năng quân sự như chuẩn bị
đương đầu với âm mưu tấn công từ phía Trung Cộng. Kính mời quý thính giả
ĐLSN nghe Quan Điểm của Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc về sự kiện
gia tăng quốc phòng này qua tựa đề: “Việt Nam Mua Vũ Khí Để Bảo Vệ Đất
Nước, Hay Để Chống Lại Người Dân?” sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết
thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Mỗi lần Trung Cộng lấn thêm một bước mới để chứng tỏ quyền làm chủ
Biển Đông của Việt Namnhư thiết lập Huyện Tam Sa, xây dựng các công
trình trên các hải đảo và khai thác tài nguyên thiên nhiên, thì phía
Việt Namlại nhắc lại lời phản kháng như một công thức đã có sẵn. Tuy vậy
Việt Nam cũng có những động thái xem ra tích cực như gia tăng khả năng
quân sự để sẵn sàng đương đầu với sự lấn lướt của Trung Cộng. Cụ thể là
Việt Nam đặt mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga với giá 2 tỷ đô la Mỹ,và lô
hàng này sẽ hoàn tất vào năm 2016.
Khi Trung Cộng và Nhật Bản tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Hoa Đông,
Nhật Bản muốn kéo Việt Nam ra xa tầm khống chế của Trung Cộng, nên
trong chuyến viếng thăm VN của ngoại trưởng Nhật Kumio Kishida hôm 1
tháng 8 vừa qua, Nhật Bản hứa sẽ cung cấp cho Việt Nam 6 tàu có trọng
tải từ 600 đến 800 tấn với đầy đủ trang thiết bị, để giúp cảnh sát biển
Việt Nam gia tang khả năng tuần tra vùng biển của mình.
Nhưng sự kiện được nhiêu người quan tâm là việc Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần
lệnh cấm vận bán vũ khícho VN. Đây là câu chuyện ngoại giao con thoi có
nhiều tập kéo dài gần hai thập niên qua, mà nó chỉ thật sự nóng lên khi
HK công bố chính sách xoay trục sang Á Châu, khi ngoại trưởng Hillary
Clinton đến VN tham dự diễn dàn ASEAN tháng 7 năm 2010, đã nói rõ rằng
Hoa Kỳ có quyền lợi tại Biển Đông. Từ đó việc thi hànhchính sách chuyển
trục đã tuần tự diễn ra, khởi đầu bằng sự thỏa thuận với Úc để cho 2500
Thủy Quân Lục Chiến HK đến đồn trú tại căn cứ Darwin ở cực bắc nước Úc,
rồiđến việc Singapore sẵn sàng cho Hải Quân Hoa Kỳ sử dụng căn cứ Changi
của đảo quốc nhỏ bé này.
Còn trên mạn Đông Bắc Á, ngoài việcvẫn phải canh chừng cửa ngõ ra
biển ở bán đảo Triều Tiên, nên HK vẩn phải duy trì một quân số không
thay đổi trong trạng thái luôn căng thẳng giữa hai miền Nam Bắc Hàn, đã
có thỏa thuận hưu chiến, nhưng không có hòa bình. Xuống đến người bạn
đồng minh Đài Loan được trang bị bằng những vũ khí tối tân của Hoa Kỳ,
nhưng xem ra chỉ để phô trương khả năng kỹ nghệ quốc phòng hơn là nhắm
mục đích quân sự.
Vì tham vọng quá lộ liễu của Bắc Kinh đang gây bất ổn, nên HK đã thúc
đẩy Nhật sửa đổi hiến pháptái võ trang quân đội để vừa có thể trực tiếp
đối đầu với Trung Cộng, lại vừa chia sẻ gánh nặng với HK trong khu vực.
Rồicả HK và Nhật Bản cùng nối vòng tay với Philippines làm thành một
vòng đai hỗ tương cả kinh tế lẫn quân sự, khiến Trung Cộng càng phải nắm
chặt lấy đàn em Việt Nam hơn.
Trở lại với vấn đề Việt Nam muốn mua vụ khí của HK, đối với một quốc
gia sản xuất kỹ nghệ quốc phòng thì việc mua bán vũ khílà quyền lợi kinh
tế quốc gia, nước nào có tiền mua thì HK bán, đó là chuyện bình thương,
nhưng HK luôn đặt ra những điều kiện VN phải cải thiện nhân quyền, nới
lỏng dân chủ, thả các người bất đồng chính kiến vân và vân vân, những
thứ ấy chẳng ăn nhập gì đến quyền lợi kinh tế của nước Mỹ cả, thế nhưng
VN lại dùng những thứ đó như một món hàng để mặc cả! Hơn thế nữa, Việt
Nam khẳng định vẫn theo đuổi chính sách ngoại giao ba không là: "không
liêm minh quân sự với nước nào, không để cho nước nào đặt căn cứ quân sự
tại VN, và không liên kết với một nước để chống lại nước thứ ba". Về
điểm này thì bộ ngoại giao HK đã nói rõ rằng HK không cần đồng minh với
VN, và cũng không cần đặt căn cứ quân sự tại VN.
Trong cuộc họp báo ngày 2 tháng 10 vừa qua tại Washington giữa ngoại
trưởng HK John Kerry và phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng VN Phạm Bình
Minh cho biết hai bên đã đạt được sự đồng thuận để HK bán cho VN những
loại vũ khí không sát thương như máy bay trinh sát P3 Orion.
Tiếp theo việc mua vũ khí của HK, thì ngày 27 tháng 10, Nguyễn Tấn
Dũng đến Ấn Độ, và cũng được nước này hứa sẽ giúp VN hiện đại hóa quốc
phòng, kết quả là gói tín dụng đầu tiên 100 triệu Mỹ Kim sẽ được VN dùng
để mua tàu chiến kể cả hỏa tiễn tầm ngắn Brahmos của Ấn Độ.
Trước những sự gia tăng khả năng quốc phòng VN, câu hỏi mà chúng tôi
đặt ra là mua vũ khí để làm gì? Nếu trả lời rằng để bảo vệ đất nước biển
đảo của VN thì nhà cầm quyền CSVN phải trả lời cho người dân cả nước
biết về công hàm bán nước Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 nhìn
nhận Hoàng Sa Trường Sa là của Trung Cộng có ý nghĩa gì? Phải trả
lờicho người dân về những thỏa thuận ngầm giữa hai đảng CS trong mật
nghị Thành Dô ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, mà các cơ quan truyền thông
Trung Cộng đã công bố rằng VN xin được trở thành một tỉnh của TC vào năm
2020. CSVN cũng phải giải thích về chính sách mở cửa cho người Hoa vào
khai thác bauxit trên cao nguyên VN, đang đóng chốt ở những nơi hiểm yếu
mang tính chiến lược trên đất nước ta. Và phải giải thích việc cho thuê
những vùng đất rộng lớn hàng trăm năm, mà nhiều nơi đang trở thành
những khu tự trị bất khả xâm phạm?
Nếu những vấn nạn này không được minh bạch thì việc mua vũ khí, tăng
cường sức mạnh quân sự chỉ là đóng kịch và lừa phỉnh người dân, nhất là
trong chính sách đối ngoại hiện nay, rõ ràng VN đã bị Trung Cộng khống
chế về cả chính trị lẫn kinh tế; và những thứ vũ khí ấy cũng không cân
sức so với khả năng quân sự của Trung Cộng.Hơn nữa sự hợp tác chiến lược
toàn diện giữa Trung Cộng và Việt Namvẫn được củng cố, vậy những thứ vũ
khí ấy sẽ được dùng để làm gì? Để chống kẻ xâm lược, chống bá quyền Bắc
Phương để bảo vệ biên cương, hay để đàn áp người dân, khi người dân nổi
lên chống lại những kẻ bán nước cho ngoại bang? Hãy trả lời đi!
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLDTCNTQ
No comments:
Post a Comment