Ngày 18.02.2012
Lê Anh xin kính chào quý thính giả. Linh mục Nguyễn Hữu Lễ là một gương mặt quen thuộc của đồng bào Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Là một tu sĩ nặng tình với quê hương và dân tộc qua câu nói "trước khi làm linh mục tôi là một người Việt Nam". Với kinh nghiệm đau thương trong 13 năm tù dưới chế độ cộng sản, từ khi vượt biên ra hải ngoại và định cư tại New Zealand vào năm 1990, linh mục Nguyễn Hữu Lễ không ngừng tranh đấu cho nhân quyền, công lý và tự do cho Việt Nam.
Qua làn sóng của đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi, linh mục Nguyễn Hữu Lễ muốn chia sẻ với quý thính giả cái nhìn về tương lai của dân tộc và kêu gọi sự tham gia tích cực tranh đấu cho một tương lai sáng lạn cho đất nước Việt Nam với lời kêu gọi "Hãy thắp lên một ngọn đèn còn hơn ngồi đó mả nguyền rủa bóng tối". Kính mời quý thính giả lắng nghe linh mục Nguyễn Hữu Lễ.
Kính thưa qúy thính giả
Trong mục Việt Nam nhìn về tương lai hôm nay, tôi muốn chia sẻ với qúy thính gỉa và toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cái nhìn về một biến cố lớn trong lịch sử Việt Nam : Biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Đây, có thể nói là biến cố lớn nhất trong lịch sử cận đại của dân tộc đã gây ra những hệ lụy kéo dài suốt 36 năm qua.
Kính thưa qúy thính giả
Trong bất cứ một cuộc chiến tranh nào , cuối cùng có một bên thắng một bên bại là một lẽ thường tình trong lịch sử nhân loại. Dân tộc Việt Nam chúng ta cũng bị lôi kéo vào cuộc nội khốc liệt gọi là cuộc chiến tranh Quốc-Cộng kéo dài 30 năm trời. Cuối cùng miền Nam thua trận và cuộc chiến kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Mặc dù cuộc chiến tương tàn đã kết thúc, trên quê hương đã im tiếng súng, nhưng sự bất hạnh và nổi khổ đau của người dân Việt Nam vẫn chưa chấm dứt. Số phận của người dân ở phía bại trận miền Nam phải chịu đựng sự trả thù ghê gớm và có lúc còn ác độc hơn trong thời chiến và do đó có thể nói là trong lòng dân tộc Việt Nam cuộc chiến vẫn chưa tàn.
Nói về các nạn nhân do biến cố đó gây ra, trước tiên phải nói đến cảnh người dân miền Nam trốn chạy chế độ cộng sản trong cơn hốt hoãng . Khó có thể nói con số chính xác số người vượt biên một cách ồ ạt, trước và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 là bao nhiêu. Chỉ có thể tính con số ước lượng là một triệu người, nhưng điều có thể biết chắc chắn là phân nữa trong số những người liều chết trốn chạy đó đã bỏ mình trước khi đặt chân đến bến bờ tự do. Ngày nay số người Việt hải ngoại đã lên tới con số gần 3 triệu và trở thành một cộng đồng đầy sức sống và họ đã thành công về nhiều phương diện.
Kế đến là thành phần sĩ quan , viên chức chính phủ và công nhân của chế độ bại trận miền Nam, họ được những kẻ thắng trận ban cho một cái tên chung rất gọn nhẹ là " ngụy". Cái tên đơn giản chỉ có một chữ như vậy nhưng hệ lụy bởi cái chữ "ngụy" thì không sao lường được. Những người được đóng ấn chữ "nguỵ" trên trán đồng nghĩa với hạng người phải chấp nhận để cho những kẻ chiến thắng làm gì thì làm trên cuộc đời của mình. Không những họ mà cả gia đình ngụy, con cái ngụy, cháu chắt ngụy... cũng phải chịu chung số phận. Tôi còn nhớ lúc đó một tên cán bộ có tên tuổi trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trước kia có phun ra một câu rất là mất dạy" nhà nguỵ ta ở, con ngụy ta sai, vợ nguỵ ta xài!" Thật là đốn mạt hết chỗ nói.
Vì là "ngụy" cho nên họ bị lùa vào tù hàng loạt, nhưng được che dấu bằng cái tên mỹ miều là" tập trung cải tạo". Trong số mấy trăm ngàn người vào tù, một số đông đã bỏ xác . Khi họ đi tù thì nhà cửa và tài sản của" bọn ngụy" đi tù bị tịch thu, gia đình "bọn ngụy" bị duổi đi vùng kinh tế mới. Trong khi đó người dân bại trận cũng chịu chung số phận, tài sản, nhà cử a ruộng vườn của người dân bị tịch thu. Tiếp theo là màn đổi tiền và đánh tư sản là những thủ thuật ăn cướp một cách hợp pháp để vét sạch tài sản của "ngụy". Trong khi kẻ bại trận đau khổ uất hận như thế, những kẻ thắng trận lại đang ngây ngất trong cơn say men chiến thắng càng làm tăng thêm nổi uất hận ngút trời trong lòng người dân miền Nam. Nhưng độc ác nhất trong tất cả các hành động trả thù là họ đã chà đạp tình cảm thiêng liêng của người dân miền Nam bằng cách đổi tên Sài Gòn thân yêu trong lòng nguời dân miền Nam bằng cái tên thành phố Hồ Chí Minh. Cái tênHồ Chí Minh mà mới ngày hôm qua còn tượng trưng cho một thứ hung thần đối với người miền Nam.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã chẽ dân tộc Việt Nam làm hai. Mỗi năm vào ngày này, chế độ CSVN tổ chức mừng ngày gọi là giải phóng trong khi cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản hải ngoại cũng tổ chức, nhưng để ghi nhớ cái ngày gọi là ngày quốc hận. Sau 36 năm sự kiện " giải phóng và quốc hận "đó vẫn còn tiếp diển. Dù vậy theo tôi nghĩ, trong tương lai về lâu về dài của dân tộc, sự kiện này sẽ không còn nữa và tôi vẫn nhìn thấy một yếu tố tích cực cho tương lai dân tộc do biến cố 30 tháng 4 năm 1975 gây ra.
Kính thưa qúy thính giả, trong tương lai, chế độ CSVN chắc chắn sẽ phải sụp đổ theo quy luật của lịch sử và một chế độ dân chủ hợp với xu hướng thời đại sẽ thay thế . Khi đó tên Sài Gòn sẽ được phục hồi và toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ chung nhau xây đắp tương lai cho dân tộc. Lúc đó số vốn tài sản khổng lồ và kho tàng chất sám của khối người Việt ưu tú hải ngoại, vì biến cố 30 tháng 4 năm 1975 mà có, sẽ là phần thưởng to lớn cho tương lai dân tộc Việt Nam chúng ta.
Xin chào tạm biệt qúy thính giả và hẹn nhau trong chương trình kỳ tới.
No comments:
Post a Comment