Saturday, February 4, 2012

MỘT NGƯỜI VỢ KHÁC CỦA HỒ CHÍ MINH

Ngày 03.02.2012     

Lời dẫn: Một độc giả vừa gửi tới blog AnhBaSam bản dịch của một bài viết trên các tờ báo lớn của Trung Cộng, kể cả tờ Nhân Dân, nội dung nói về một chuyện tình của ông Hồ Chí Minh với một phụ nữ Hoa Lục có tên là Lâm Y Lan. Chưa ai rõ lý do nào mà Trung Cộng lại tung ra trái bom này, mặc dù trước đây cũng chính họ tiết lộ về người vợ đầu tiên của ông HCM là Tăng Tuyết Minh. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bản dịch của tác giả Đinh Đông Văn, nhằm để tham khảo, qua sự trình bày của anh Hướng Dương.
Trần Hiểu Nông ghi lại lời kể của cha là Trần Bá Đạt: "Thời trẻ Hồ Chí Minh đã từng kết hôn. Vợ ông ta là một người Hạ Môn, nhưng đã mất sớm. Sau đó ông ta sống độc thân một thời gian rất dài. Sau khi cách mạng Việt Nam thắng lợi, ông muốn cưới một người Phúc Kiến làm vợ, nhưng Trung ương đảng Việt Nam không đồng ý. Ông không thể không phục tùng quyết định của Trung ương đảng Việt Nam, vì vậy ông không bao giờ tái hôn nữa".

Thực ra, người phụ nữ thứ nhất phải là Tăng Tuyết Minh. Người phụ nữ thứ hai là Lâm Y Lan.
Năm 1930, Hồ Chí Minh bị truy bắt ở Việt Nam, không chốn dung thân, thông qua liên lạc viên, ông yêu cầu sự trợ giúp từ tỉnh ủy Quảng Đông đảng cộng sản Trung Quốc đang hoạt động trong vòng bí mật. Đào Chú bố trí nữ đảng viên Lâm Y Lan giả làm vợ Hồ Chí Minh, đồng thời dặn dò nhất thiết phải bảo đảm an toàn cho Hồ Chí Minh.
Lúc đó Hồ Chí Minh 40 tuổi. Ông cảm thấy Lâm Y Lan rất giống người yêu Nguyễn Thanh Linh đã hy sinh. Ông Hồ viết trong nhật ký: "Cô ta giống hệt Nguyễn Thanh Linh cả về lời nói cử chỉ lẫn sở thích. Ánh mắt vừa chạm nhau, tôi tự thấy mình sẽ không còn là một kẻ vô thần thuần túy nữa. Tôi cho đây là ý trời".
Không lâu sau, Hồ Chí Minh bị bắt. Trước lúc chia tay ông lấy cuốn nhật ký của mình giao cho Lâm Y Lan và nói: "Anh để trái tim mình lại bên em, hãy nhận lấy đi!". Ba hôm sau, Hồ Chí Minh được giải cứu. Ông hỏi Lâm Y Lan: "Đọc xong nhật ký của anh rồi chứ gì! Anh tin rằng đóa hoa lan trong trái tim anh sẽ không bao giờ khô héo". Lâm Y Lan không ngăn được tình cảm nhào vào lòng Hồ Chí Minh.
Vào những năm 1950, Lâm Y Lan đã là cán bộ cao cấp, nhưng vẫn còn độc thân. Khi Đào Chú quan tâm đến chuyện hôn nhân của bà, bà mới nói là vẫn còn yêu Hồ Chí Minh. Đào Chú hỏi: "Ông ta có yêu bà không?" Đáp: "Ông ấy bảo tôi đợi ông ấy".
Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc vào những năm 50, yêu cầu gặp lại người bạn cũ Lâm Y Lan. Mao Trạch Đông lập tức cho gọi Đào Chú và Lâm Y Lan lên Bắc Kinh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, Lâm Y Lan chạy đến bên ông, hai đôi tay nắm chặt lấy nhau. Trước khi máy bay cất cánh, Lâm Y Lan lấy cuốn nhật ký trả lại cho Hồ Chí Minh, nhưng ông nhẹ nhàng đẩy lại và nói: "Bên mình anh không có em, rất lâu rồi anh không còn viết nhật ký nữa, cứ để nó lưu lại nơi em làm kỷ niệm!".
Năm 1958, Hồ Chí Minh 68 tuổi, có mời Đào Chú sang thăm để cùng đi câu. Ông nói: "Tôi và Lâm Y Lan yêu nhau đã hơn 20 năm, vì sự nghiệp cách mạng mà đã lỡ tuổi thanh xuân. Bây giờ tuổi đã cao, muốn nhanh chóng được đoàn tụ với Y Lan. Mong anh khi về nước thử thăm dò thái độ của Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai xem sao. Nếu họ tán thành, tôi muốn đưa Y Lan đến Hà Nội cử hành hôn lễ bí mật để thỏa nỗi mong muốn đã ấp ủ từ nhiều năm".
Mao Trạch Đông nói: "Chúng ta khuyến khích tự do yêu đương, tự chủ hôn nhân. Thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai đảng và hai nước Trung-Việt, không thể khinh suất được". Riêng bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam họp để thảo luận về việc này, số ý kiến phản đối đã vượt quá số ý kiến tán thành.
Hồ Chí Minh đành viết thư cho Lâm Y Lan nói rằng: "Y Lan thân yêu, chúng ta không có duyên tái hợp. Em đã nghe kể về tình yêu tinh thần của Plato chưa? Hãy để cho tâm hồn của hai chúng mình mãi mãi hòa làm một!". Lâm Y Lan trả lời: "Nếu là trên trời xin làm đôi chim liền cánh, nếu là dưới đất xin làm đôi cây giao cành. Trời dài đất rộng có lúc tận, còn mối tình này không bao giờ cạn".
Năm 1968, Lâm Y Lan lâm bệnh mất. Trước lúc lâm chung, bà nhờ người gửi trả cuốn nhật ký cho Hồ Chí Minh. Một năm sau, Hồ Chí Minh cũng qua đời, trong lúc hấp hối vẫn còn gọi tên Lâm Y Lan.
(Trích từ "Tham khố văn sử" số 17 năm 2011)
Đinh Đông Văn

No comments:

Post a Comment