Wednesday, July 6, 2011

BẢN CHẤT THAM NHŨNG CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG!

Bình Luận
Tiểu sử và thành tích được đưa lên Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia là một vinh dự ít người có. Ấy thế mà Tiến sĩ Lê Đức Thúy mới đây lại còn được sở Cảnh sát Liên bang Úc gián tiếp “sờ gáy” nữa. Bởi vậy người ta phải đánh dấu hỏi: “Lê Đức Thúy, ông là ai mà ghê vậy?”
Cứ theo những gì đã được đưa lên mạng, Tiến sĩ Lê Đức Thúy là Thống đốc Ngân hàng Nhà nưc Vit Nam từ tháng 12 năm 1999 đến tháng 7 năm 2007, sau đó là phó chủ tịch chuyên trách của Ủy ban Tư vấn Kinh tế - Tài chính Tiền tệ Quốc gia, rồi là Chủ tịch y ban Giám sát Tài chính Quc gia, Ủy viên Ban Chp hành Trung ương đng cng sn Vit Nam các khóa 9 và 10.

Tưởng chẳng còn gì danh giá hơn. Mà cũng phải thôi, vì dù sao đi nữa, ông Thúy cũng sinh ra ở Hà Tĩnh, tức cái nôi của cách mạng vô sản. Trong hàng ngũ các cấp lãnh đạo ở Việt Nam, không những họ Lê đã “chuyên” mà còn “hồng” tự trong gốc rễ. Nhưng vô sản thì chắc chắn là không đúng, vì Tiến sĩ Thúy là một trong những người giàu có và rất có thế lực ở Việt Nam, ngay cả sau khi bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “phê bình” là có nhiều “khuyết điểm trong công tác” khi làm thống đốc Ngân hàng Nhà Nước suốt 7 năm rưỡi.
Khuyết điểm thôi chứ không phải là tham nhũng! Khuyết điểm này nhẹ nhàng đến độ khi bị khơi ra chuyện mua hóa giá căn nhà số 6 Lý Thường Kiệt với 476 triệu đồng trong khi trị giá thật của nó phải lên đến mấy chục tỉ, ông Lê Đức Thúy chỉ cần trả lại căn nhà “giá rất hời” này là …xong hết! Và đến cuối tháng Ba vừa qua, ông Lê Đức Thúy được cho về hưu.
Thói thường “chó chết thì hết chuyện”, nhất là khi ban thanh tra nhà nước cộng sản Hà Nội hoàn toàn không tìm ra lỗi lầm nào của cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước, kể cả việc chấp thuận in tiền bằng nhựa pô-li-me, kể cả việc con trai của ông Thúy, Lê Đức Minh, làm việc với hai hãng có dính dáng tới việc in tiền này. Người Việt chúng ta, nhất là người trong nước, chỉ có thể ngửng mặt lên trời mà than rằng “Phủ nhất định phải bênh phủ, huyện nhất định phải bênh huyện” chứ còn gì nữa.
Ấy thế mà cảnh sát Úc lại thấy khác. Hôm thứ Sáu vừa qua, cảnh sát đã giải tòa 2 công ty của chính phủ cùng sáu nhân viên điều hành cao cấp nhất, kể cả tổng giám đốc điều hành và giám đốc tài chính, về tội hối lộ để có khế ước làm ăn ở ba nước Mã Lai, Nam Dương và Việt Nam.
Riêng về phần Việt Nam, cuộc điều tra của cảnh sát Úc cho thấy là 2 công ty nọ, trong cố gắng trúng thầu in tiền bằng nhựa pô-li-me, đã hối lộ từ 10 tới 15 triệu Úc kim cho Lương Ngọc Anh (một tay môi giới) và cho chính ông Lê Đức Thúy. Số tiền này, theo lời tố giác của cảnh sát Úc đã được dùng vào nhiều việc, kể cả được chuyển vào những trương mục bí mật trong các ngân hàng Thụy Sĩ và trang trải chi phí học hành tại trường Đại học Durham của Anh cho Lê Đức Minh, con trai ông Thúy. Đại học Durham là một trường khá nổi tiếng, nên học phí không phải là nhỏ. Đi từ Lê Đức Thúy đến Lê Đức Minh tức là dây chuyền tham nhũng đã vượt qua thêm một thế hệ nữa.
Tham nhũng trong một thể chế dân chủ như Úc là một tội hình sự rất nặng. Chính vì thế mà cả 6 bị cáo chắc chắn sẽ bị trừng phạt nặng. Phiên xử họ trong thời gian tới đây sẽ là phiên xử công khai, và không có ai bịt mồm bịt miệng họ cả. Chỉ có điều là họ không thể nào yêu cầu Lê Đức Thúy hay Lương Ngọc Anh ra tòa làm nhân chứng cho họ, mặc dù theo luật pháp Úc, làm nhân chứng không phải là bị mang ra xử, vì luật pháp Úc không thể vói tay bắt giữ bất cứ ngoại nhân nào có tội.
Chính vì thế nước Úc sẽ bực tức lắm khi biết rõ Lê Đức Thúy là tổ sư tham nhũng, nhưng họ không làm gì được. Trong chương trình viện trợ của Úc, Việt Nam đứng hàng thứ ba trong thứ tự những nước nhận được nhiều tiền thuế từ dân chúng Úc. Tốn tiền cho một chế độ tham nhũng là điều mà chẳng có nước dân chủ nào muốn thấy.
Hối mại quyền thế, tham nhũng và rồi che dấu cho tham nhũng là những nguyên tắc chỉ đạo của bộ máy công quyền Việt Nam hiện nay. Cứ xem tiểu sử ông Lê Đức Thúy và tài khéo léo của nhà nước Việt Nam để chối tội cho ông Thúy thì người ta mới thấy rằng tham nhũng có lẽ đã ăn sâu vào xương tủy đất nước Việt Nam.
Rõ ràng đây không phải là “hiện tượng” nữa mà là “bản chất”. Bản chất chỉ có thể thay đổi được nếu có sự thay đổi chế độ mà thôi.
Đằng Phong Hầu

No comments:

Post a Comment