Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua.
Bảo Trân: Thưa anh HD, anh có ghi nhận như thế nào trước việc tỉnh Nghệ An lại có thêm một tù nhân lương tâm mới?
Hướng Dương: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Ông Nguyễn Văn Lâm 51 tuổi, một cư dân ở thành phố Vinh, vào hôm 20/7 vừa qua trở thành tù nhân lương tâm mới nhất tại VN sau khi bị tòa án Nghệ An kết án 9 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ CSVN”.
Theo cáo trạng, ông Lâm là chủ nhân trang Facebook “Lâm Thời” và bị công an bắt giam vào ngày 21/9 năm ngoái theo yêu cầu của sở thông tin Nghệ An. Sau gần một năm bị giam giữ, ông Nguyễn Văn Lâm bị cáo buộc là kể từ năm 2014 đã tung lên mạng nhiều bài viết và hình ảnh có nội dung “chống phá chế độ”, “đòi đa nguyên đa đảng” và “xuyên tạc về tình hình xã hội VN”.
Không rõ là trong phiên tòa ông Lâm có luật sư bào chữa hay không. Tuy nhiên ông trở thành nhà bất đồng chính kiến thứ 15 bị tuyên án tù trong 7 tháng qua, với cùng cáo buộc là “tuyên truyền chống phá chế độ”. Người lãnh án tù cao nhất là Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, chủ tịch hội Nhà báo Độc lập VN, với bản án 15 năm tù được tuyên vào đầu năm nay, kế đó là nhà văn Nguyễn Tường Thụy với bản án 11 năm tù.
Bảo Trân: Trong một diễn biến khác cùng ngày 20/7, bạo quyền Hà Nội đã kết án tù them một người vì loan tải các tin tức về vụ tấn công ở xã Đồng Tâm. Anh vui lòng nhắc lại việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Hướng Dương: Đúng như chị vừa nói, hôm 20/7, bạo quyền Hà Nội đã kết án ông Trần Hoàng Minh 5 năm tù với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để bôi nhọ đảng và nhà nước”
Báo chí lề đảng, trích dẫn cáo trạng, cho biết là ông Minh đã đưa lên mạng 51 bài viết có nội dung “chỉ trích và lăng mạ giới lãnh đạo CSVN”, thậm chí là “kêu gào đòi giết” người thẩm phán đã chủ trì xét xử vụ án Đồng Tâm. Cáo trạng còn khẳng định là ông Minh từng phạm tội nhiều lần trước đây.
Báo chí lề đảng cho biết thêm là ông Minh bị bắt giam vào tháng 9 năm ngoái sau khi đưa lên mạng 5 bài viết với lời kêu gọi “giết thẩm phán và giết công an càng nhiều càng tốt”.
Các nguồn tin cho biết là trong phiên tòa vào hôm qua, ông Minh không hề có luật sư bào chữa và cũng không có một thân nhân nào được hiện diện trong phòng xét xử.
Bảo Trân: Thưa anh HD, việc việc có them một Facebooker bị bắt giam với cáo buộc loan tin sai sự thật là sao?
Hướng Dương: Theo tôi được biết Công an Sài Gòn vào hôm thứ Hai 19/7 đã bắt giam ông Phan Hữu Điệp Anh 60 tuổi với cáo buộc là “lợi dụng quyền tự do dân chủ để bôi nhọ nhà nước”.
Báo chí lề đảng cho biết là ông Anh, một cư dân ở quận Bình Thạnh – Sài Gòn, đã tung lên Facebook bức hình của một người đàn ông tự thiêu ở Thủ Đức kèm với lời bình luận là “một người dân đã phẫn uất nên tự thiêu nhằm phản đối cách thức chống dịch của nhà cầm quyền Sài Gòn”.
Trước sự ồn ào của dư luận, công an Sài Gòn đã khẩn cấp mở cuộc điều tra và cáo buộc ông Phan Hữu Điệp Anh chính là người đưa ra thông tin nói trên. Trong khi nhà cầm quyền phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức, thừa nhận vụ tự thiêu xảy ra vào lúc 3 giờ chiều thứ Hai 19/7, với nạn nhân là một người đàn ông 46 tuổi bị bệnh tâm thần.
Như chúng ta đã biết trong mấy ngày qua, trên mạng xuất hiện nhiều chuyện bi hài về sự lạm quyền của các quan chức chống dịch Vũ Hán, điển hình như vụ thu giữ xe gắn máy và phạt vạ một công nhân đi mua bán mì với lý do “bánh mì không phải là thực phẩm thiếy yếu”.
Bảo Trân: Anh vừa có nhắc đến việc một người bị phạt và thu xe gắn máy khi đi mua bánh mì với lý do bánh mì không phải là thực phẩm thiết yếu. Anh có thể nói rõ hơn việc này?
Hướng Dương: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Một nam thanh niên đi mua bánh mì đã bị cái gọi là “lực lượng chức năng” xử phạt vì vi phạm “Chỉ thị 16”. Video ghi lại cảnh một nhóm người, cầm đầu là Trần Lê Hữu Thọ, phó chủ tịch phường Vĩnh Hòa, Nha Trang chỉ đạo việc thu giữ xe và giấy tờ của người dân. Thậm chí đe dọa sẽ truy tố anh tội “chống người thi hành công vụ” nếu không ngoan ngoãn lên đồn. Căn cứ để xử phạt được tên Thọ đưa ra rằng: “bánh mì không phải là thực phẩm”. Ngoài việc xúc phạm nhân phẩm, Thọ còn tước kế mưu sinh của người dân bằng việc ép chủ doanh nghiệp đuổi việc anh này. Các hình ảnh trên được chính Thọ ghi lại như là một chiến tích chống lại người dân rồi tung lên mạng xã hội. Câu hỏi đặt ra, nếu các cán bộ cộng sản không tự khoe các hình ảnh này, thì bao nhiêu sự việc bất công, thương tâm của người dân được công luận biết đến. Sau phát ngôn của Thọ, từ khóa “bánh mì” có đến hơn 10 000 lượt tìm kiếm trên google trong ngày 19/7.
No comments:
Post a Comment