Thưa quý thính giả,
Phạm Đoan Trang là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ. Trong nhiều tác phẩm đấu tranh của cô chúng tôi đã chọn cuốn” Cẩm nang nuôi tù” để giới thiệu với thính giả vì nó rất cần thiết cho rất nhiều gia đình có thân nhân đang bị bạo quyền cầm tù. Hơn nữa làn sóng bắt bớ vẫn đang lan rộng nên sẽ có nhiều người sẽ phải ở trong thân phận” nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.
Sau đây mời quý thính giả theo dõi phần tiếp theo của Cẩm Nang Nuôi Tù sẽ do
Bảo Trân diễn đọc.
ĐỐI PHÓ VỚI “KIÊU BINH”
Đây là chương nói về lực lượng “còn Đảng còn mình”, tức công an – “cánh tay phải” của đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, cùng với quân đội, công an đã trở thành thế lực kiêu binh với quyền lực vô đối ở Việt Nam.
Chương này sẽ chỉ ra một số biện pháp mà công an làm để bẻ gãy tinh thần người đấu tranh, những ngón nghề để lừa đảo hoặc hành hạ họ và gia đình họ, nhằm đạt mục đích nhất sâu xa nhất là tiêu diệt đối lập, bảo vệ đảng cầm quyền.
* * *
I. Nhà nước cảnh sát
Đầu tiên, bạn phải hiểu là chúng ta – người dân Việt Nam
– đang ở trong một chế độ công an trị, hay là đang chịu sự cai trị của một nhà nước cảnh sát.
Nhà nước cảnh sát, còn gọi là nhà nước công an trị, là nhà nước duy trì và thực thi quyền lực nhờ vào sức mạnh vô đối của lực lượng công an.
Trong nhà nước cảnh sát, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất của công an không phải là chống tội phạm, bảo vệ tự do (tức là bảo vệ quyền của mỗi người dân, không để tự do
của người này xâm phạm vào tự do của người kia), mà là bảo vệ chế độ, tức là phát hiện và dập tắt mọi hành động phản kháng về chính trị, hành động có thể ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của nhà cầm quyền.
II. Đặc điểm của nhà nước cảnh sát 2
- Công an phát triển rất hùng mạnh về quân số.
- Công an được hưởng đặc quyền đặc lợi, hoạt động ngoài sự giới hạn của luật pháp, có thể nói là đứng trên luật pháp.
- Công an nắm quyền lực hành pháp không giới hạn, không bị kiểm soát, và có thể sử dụng tùy tiện, không phải chịu trách nhiệm giải trình trước bất kỳ lực lượng nào khác trong xã hội (công chúng, báo chí, quốc hội hay tòa án).
- Công an can thiệp và kiểm soát tiến trình chính sách.
- Công an can thiệp và kiểm soát mọi khía cạnh của đời sống dân sự, bằng các biện pháp nghiệp vụ như theo dõi, nghe lén, quay phim trộm, quay phim công
- Các quyền dân sự bị bóp nghẹt.
- Đã viết trong “Chính trị bình dân”, tác giả Phạm Đoan Trang, NXB Giấy Vụn và Green Trees xuất bản lần đầu năm
- Ai đưa ông Tấn vào đồn? Công
- Ai buộc tội ông Tấn may cờ vàng? Công
- Ai diễn giải luật pháp để nói rằng may hoặc tàng trữ cờ vàng là hành vi phạm tội? Công
- Ai thẩm vấn ông Tấn? Công
- Ai quay video quá trình thẩm vấn? Công
- Ai gọi gia đình ông Tấn đến nhận xác? Công
- Ai khám nghiệm tử thi (nếu có khám nghiệm)? Công
- Ai kết luận về cái chết của ông Tấn? Công
- Ai độc quyền trả lời báo chí về nguyên nhân cái chết của ông Tấn? Công
- Ai điều tra vụ việc ông Tấn chết trong đồn công an (nếu
có điều tra)? Công an.
Vậy, bạn đã hiểu thế nào là nhà nước công an trị chưa?
III. Vài đặc điểm tâm lý của công an trong chế độ công an trị
Bản chất công an là một nghề tốt đẹp và rất cần thiết đối với xã hội, một nghề phục vụ cộng đồng, vì lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên, ý thức hệ cộng sản, phương pháp luận đào tạo, cách thức đào tạo, triết lý làm việc, môi trường làm việc và thăng tiến… đã làm hỏng nghề công an ở Việt Nam. Công an đã hỏng ngay từ trường học, và cùng với quá trình công tác, họ càng làm nghề lâu năm, càng lên cao hơn trong ngành, thì càng tha hóa hơn.
Ở công an, hình thành một loạt đặc điểm tâm lý. Những đặc điểm này có lợi cho công việc của họ, nhưng có hại cho những nạn nhân của họ và tàn phá xã hội.
No comments:
Post a Comment