Thursday, July 29, 2021

Cẩm Nang Nuôi Tù

Cẩm Nang Nuôi Tù

Thưa quý thính giả,

Phạm Đoan Trang là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ. Trong nhiều tác phẩm đấu tranh của cô chúng tôi đã chọn cuốn” Cẩm nang nuôi tù” để giới thiệu với thính giả vì nó rất cần thiết cho rất nhiều gia đình có thân nhân đang bị bạo quyền cầm tù. Hơn nữa làn sóng bắt bớ vẫn đang lan rộng nên sẽ có nhiều người sẽ phải ở trong thân phận” nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

Sau đây mời quý thính giả theo dõi phần tiếp theo của Cẩm Nang Nuôi Tù sẽ do Bảo Trân diễn đọc.

Bạn tiếp tục hưởng ứng, công an sẽ tiếp tục khai thác. Rồi những thông tin đó sẽ được xử lý dần dần, để trong trường hợp nhẹ nhàng nhất thì trở thành các bài viết của dư luận viên đánh phá chị Nguyễn Thúy Hạnh và phong trào dân chủ nói chung. Trong trường hợp nặng nhất thì chúng trở thành bằng chứng để công an khép tội, bức hại chị Nguyễn Thúy Hạnh và những người có liên quan.

Ở phía ngược lại, công an luôn giữ kín, bưng bít thông tin về mình, thông tin cá nhân cũng như thông tin của cả ngành, cả hệ thống. Không bao giờ bạn có thể biết đích xác một nhân viên công an nào đó tên thật là gì, sử dụng những bí danh nào, công tác ở đơn vị nào, địa chỉ nhà riêng và cơ quan, đang làm nhiệm vụ gì, do ai giao, mức lương bao nhiêu, đang điều tra gì và tại sao lại quan tâm đến vấn đề này, vấn đề kia, v.v.

Thông tin về cả ngành cũng được xem là “mật”, phải giấu kín. Người dân không bao giờ có thể biết đích xác quân số công an, tỷ lệ công an trên đầu người ở Việt Nam là bao nhiêu, công an có những hoạt động (kinh tế, chính trị) gì, các công ty bình phong và cách vận hành chúng…




Text Box: Công an luôn muốn biết tất cả về đối tượng và giấu giếm tất cả về mình. Hãy ý thức được điều đó để đừng cung cấp thông tin cho kẻ xấu hại người. Hãy nhớ: Moi móc thông tin cá nhân là hành vi xấu; công an và nhà cầm quyền bới móc thông tin cá nhân của dân là vi phạm nhân quyền (quyền riêng tư, quyền được tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm) chứ chẳng phải “nghiệp vụ” gì.

 

1.    Hiếu thắng, luôn muốn thắng tuyệt đối

Kiêu ngạo là đặc tính cố hữu của những người cộng sản,

 

ngay từ ông tổ của họ là Các Mác. Ông này tự nhận học thuyết của mình là “khoa học”, còn tất cả các chủ nghĩa khác đều không phải khoa học. Ông ta cũng chê tất cả các triết gia khác là chỉ biết tìm cách giải thích thế giới chứ không biết làm sao để thay đổi thế giới.

Đảng Cộng sản mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản rất nặng, nên mới có những khẩu hiệu như “chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch”, “chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng”, và tự nhận “đảng Cộng sản Việt Nam là người tổ chức mọi thắng lợi”, “dẫn dắt nhân dân Việt Nam đi từ thắng lợi này qua thắng lợi khác”, v.v.

Không có gì lạ khi công an và quân đội – lực lượng bảo vệ đảng – cũng mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản. Vì kiêu ngạo nên công an vô cùng hiếu thắng, luôn muốn chiến thắng tuyệt đối bằng mọi giá, và làm cho đối phương phải “bại trận nhục nhã”.

Một khi đã bị công an coi là “đối tượng”, thì người dân không còn là một công dân bình thường nữa (nên đừng nói chuyện nhân quyền ở đây), mà là kẻ thù của chế độ, của công an. Và đối với công an, đã là kẻ thù thì phải bị tiêu diệt, phải bị bại trận nhục nhã, trong khi công an thì dứt khoát phải thắng; kể cả thua cũng phải nói thành thắng, giữ được thể diện.

Cuối cùng, tâm lý chung của mọi kẻ ác là:

  • Kẻ ác không bao giờ chùn tay, nếu chúng biết chắc rằng mình sẽ không phải chịu trách nhiệm gì vì hành động của mình.
  • Kẻ ác không thích gì hơn là thấy nạn nhân im lặng chịu đựng, nếu tỏ ra sợ hãi, bất lực nữa thì tuyệt vời.

 

Text Box: Tuyệt đại đa số dân chúng – những người bị áp bức – đều nghĩ rằng khi mình ở trong tay kẻ mạnh, thì nhịn đi, “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Tuy vậy, bạn cần lưu ý là với tâm lý hiếu thắng, háo thành tích, công an luôn có xu hướng muốn lấn tới, muốn ngồi lên đầu dân, chứ không có chuyện vì dân “nhẫn nhịn” mà công an sẽ tha. Trong ngắn hạn (một buổi thẩm vấn), bạn nhịn công an vài lời để bảo tồn sức khỏe và tính mạng thì có thể được. Còn về lâu về dài, bạn càng nhịn, càng tỏ ra sợ hãi, công an càng ép bạn, khai thác bạn nhiều hơn. Do vậy, nói chung bạn nên cương quyết, nên vạch ra các nguyên tắc mà bạn phải theo, những ranh giới mà công an không được phép vượt qua. Hãy để công an hiểu rằng bạn không phải là con mồi ngon, dễ bị làm thịt.

 

II.         Trấn-phân-cô-kéo: Chiến lược, sách lược chống phản động

  • “Trấn” là trấn áp, uy hiếp, đe dọa, dùng sức mạnh kiểm soát và đè bẹp/ làm mất tinh thần đối tượng.
  • “Phân” là làm phân rã, phân hóa, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ các đối tượng.
  • “Cô” là cô lập đối tượng khỏi cộng đồng, môi trường xã hội.
  • “Kéo” là lôi kéo những người xung quanh – gia đình, người thân, bạn bè, đồng đội – của đối tượng về phía mình, lôi kéo đối tượng bỏ cuộc, bỏ đồng đội để về phe mình.

No comments:

Post a Comment