Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua.
Bảo Trân: Thưa anh, anh có ghi nhận như thế nào trước việc lại có thêm một nhà hoạt động nhân quyền bị bắt?
Hướng Dương: Vâng đúng như chị vừa nói!
Cơ quan an ninh điều tra-công an tỉnh Nam Định vừa ra lệnh khởi tố và bắt giam ông Đỗ Nam Trung, một nhà hoạt động xã hội đang sinh sống tại Hà Nội. Ông Trung bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 – BLHS. Đây là vụ bắt bớ thứ hai nhằm vào giới bất đồng chính kiến chỉ trong vòng 1 tuần lễ. Hôm 30/6, ông Lê Dũng Vô Va, một nhà báo độc lập đã bị bắt tại Hà Nội cũng với cáo buộc theo điều 117.
Ông Trung từng bị bắt năm 2014 cùng với hai người khác là Phạm Minh Vũ và Lê Thị Phương Anh vì tham gia biểu tình chống Tàu cộng. Cả ba bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258- BLHS năm 1999. Phiên toà tại Đồng Nai sau đó đã kết án ông Trung 14 tháng tù giam. Ông Phạm Minh Vũ bị tuyên án18 tháng và bà Lê Thị Phương Anh 12 tháng tù giam.
Giới quan sát cho rằng, nhà cầm quyền đang cố gắng che đậy những tính toán, âm mưu đằng sau chiêu trò chống đại dịch bằng việc gia tăng bắt bớ những tiếng nói phản kháng. Dự đoán, sau ông Trung sẽ có thêm những nhà hoạt động nhân quyền khác bị bỏ tù khi chính sách chống đại dịch mà cộng sản áp dụng đang đẩy dân chúng vào chỗ chết.
Bảo Trân: Trong một diễn biến khác hôm 6/7/2021 vừa qua, Công an thành phố Cần Thơ đã truy tố và quản thúc tại gia ông Lê Thế Thắng 39 tuổi, một thành viên của tờ “Báo Sạch” với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để bôi bẩn chế độ”. Anh vui lòng nói rõ hơn về việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Hướng Dương: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN!
Theo cáo buộc của công an, ông Lê Thế Thắng là người trực tiếp xóa bỏ các tư liệu của tờ Báo Sạch sau khi ông Châu bị bắt giam. Tuy nhiên công an vẫn thu thập được 31 bài viết đã đăng trên báo cùng với 29 video phát trên Facebook.
Được biết trong một năm ra mắt, tờ “Báo Sạch” chuyên đăng tải những thông tin chi tiết về sự oan khuất của tử tù Hồ Duy Hải và vụ 3 ngàn công an tấn công xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1 năm ngoái, bắn chết cụ Lê Đình Kình 84 tuổi trong phòng ngủ.
Trước đó vào tháng 12 năm ngoái, nhà cầm quyền cs VN đã bắt giam nhà báo Trương Châu Hữu Danh, người sáng lập tờ báo điện tử “Báo Sạch”. Đến tháng 4 vừa qua, thêm 3 cộng tác viên của báo này lại bị bắt giam, gồm có ông Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã và Đoàn Kiên Giang
Bảo Trân: Thưa anh, anh có thể nói rõ hơn trước việc Tổ chức Phóng viên không biên giới kêu gọi bạo quyền Hà Nội phóng thích nhà báo Lê Văn Dũng?
Hướng Dương: Theo tôi được biết Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) vào hôm thứ Ba ngày 6/7 ra thông cáo báo chí, nội dung kêu gọi bạo quyền VN phải trả tự do ngay lập tức cho nhà báo lề dân Lê Dũng Vova, người bị bắt vào tuần qua sau một tháng lẩn trốn.
Thông cáo cho biết là ông Dũng bị bắt tại Hà Nội vào ngày 30/6 với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ CSVN”. Một tháng trước đó, công an đã ập vào tư gia của ông Dũng, nhưng may mắn là ông đã rời nhà trước đó. Thông cáo khẳng định vụ bắt giữ ông Dũng là thêm một bằng chứng cho thấy bạo quyền VN đã vi phạm trắng trợn điều khoản 25 được chính họ công nhận trong hiến pháp, có nội dung tôn trọng “quyền tự do ngôn luận của công dân”.
Xin nhắc lại, nhà báo Lê Dũng Vova, tên thật là Lê Văn Dũng, đã sáng lập trang truyền hình Chấn hưng Nước Việt, gọi tắt là CHTV, phát trên Facebook và YouTube. Đài này thường xuyên phỏng vấn các nạn nhân bị cưỡng chiếm đất đai, phanh phui các vụ tham nhũng và các bất công trong xã hội.
Bảo Trân: Việc 16 triệu người cao tuổi của VN sẽ không có lương hưu vào năm 2030 là sao anh?
Hướng Dương: Theo tôi được biết khoảng 16 triệu người cao niên ở VN sẽ không có hưu bổng vào năm 2030, trừ phi nhà cầm quyền csVN có những chính sách hỗ trợ một cách phù hợp.
Số liệu nói trên đến từ báo cáo năm 2019 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Theo báo cáo của tổ chức LHQ này, đến năm 2030 khu vực Đông Nam Á sẽ có gần 110 triệu ngưòi trên 60 tuổi, chiếm 15% tổng dân số. Đến năm 2050, con số này sẽ lên 176 triệu người, chiếm hơn 20% dân số.
Báo cáo nhấn mạnh là hệ thống hưu trí ở các nước Đông Nam Á rất sơ sài, vì thế người cao niên rất khó được tiền hưu trí. Tại VN, đa số người cao niên đều không có lương hưu, trừ phi là quan chức đảng viên, nên phải sống nhờ vào sự trợ cấp của con cháu hay vất vả mưu sinh trên đường phố.
No comments:
Post a Comment