Thursday, July 15, 2021

Lực lương 47 chiến đấu trên Facebook như thế nào

Bình Luận

Đảng CSVN ngang nhiên vị phạm các quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư và các nhân quyền căn bản của người dân Việt khi sử dụng quân đội thành lập Lực Lượng 47 chiến đấu trên Facebook hầu kiểm soát thông tin và góp phần đàn áp mọi bất đồng chính kiến. 

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của James Pearson, do Anh Khoa dịch với tựa đề: “Lực lương 47 chiến đấu trên Facebook như thế nào” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

James Pearson

Anh Khoa dịch

Ở Việt Nam, nhà nước tiến hành chống những người bất đồng chính kiến dữ dội trên mạng, những “người có ảnh hưởng” trên mạng xã hội thường là quân nhân chứ không phải là những người nổi tiếng.

Lực lượng 47, hay đơn vị tác chiến thông tin trực tuyến của quân đội Việt Nam, với hàng nghìn binh sĩ, ngoài nhiệm vụ thông thường, họ còn có nhiệm vụ thiết lập, kiểm duyệt và đăng tải bài trên các nhóm Facebook ủng hộ nhà nước, để sửa chữa những “quan điểm sai trái” trên mạng.

Theo đánh giá của Reuters về các bài viết và chương trình truyền thông chính thống ở cấp tỉnh trên kênh truyền hình chính thức của quân đội, Lực lượng 47 kể từ khi thành lập vào năm 2016 đã lập ra hàng trăm nhóm và trang Facebook, đồng thời xuất bản hàng nghìn bài báo và bài đăng ủng hộ chính phủ.

Các nhà nghiên cứu truyền thông xã hội cho biết nhóm này có thể là mạng lưới ảnh hưởng lớn nhất và tinh vi nhất ở Đông Nam Á. Và lực lượng 47 hiện đang đóng một vai trò lớn trong việc xung đột giữa Việt Nam với Facebook (FB.O) đang ngày càng gia tăng.

Sau khi tiếp cận với Reuters trong tuần này, một nguồn tin Facebook cho biết họ đã xóa một nhóm có tên “E47”, nhóm này đã huy động cả các thành viên quân đội và thường dân để báo cáo các bài đăng mà họ không thích với Facebook để gỡ bỏ những bài đó. Nguồn tin cho biết nhóm này có liên quan đến danh sách các nhóm Lực lượng 47 mà Reuters đã xác định.

Năm ngoái, Việt Nam đã hạn chế lưu lượng truy cập trên các máy chủ nội địa của Facebook cho đến khi Facebook đồng ý tăng cường kiểm duyệt nhiều nội dung chính trị. Nhiều tháng sau, chính quyền đe dọa đóng cửa hoàn toàn Facebook tại Việt Nam nếu Facebook không hạn chế quyền truy cập vào nhiều nội dung hơn.

Trong một tuyên bố gửi Reuters, người phát ngôn của Facebook cho biết mục tiêu của hãng là giữ cho các dịch vụ tại Việt Nam hoạt động trực tuyến “để càng nhiều người thể hiện bản thân, kết nối với bạn bè và điều hành công việc kinh doanh càng tốt”.

Người phát ngôn cho biết: “Chúng tôi đã công khai và minh bạch về các quyết định của chúng tôi trước sự gia tăng nhanh chóng trong việc ngăn chặn các dịch vụ của chúng tôi tại Việt Nam.”

Không có định nghĩa chính thức về điều gì tạo thành “quan điểm sai trái” ở Việt Nam. Nhưng các nhà hoạt động, nhà báo, blogger và – ngày càng nhiều – người dùng Facebook, đều đã phải nhận các án tù nặng nề trong những năm gần đây vì “tuyên truyền chống nhà nước”, hoặc phản biện Đảng.

Lực lượng 47 lấy tên từ Chỉ thị số 47/CT-CT ngày 08/01/2016 của Tổng cục Chính trị. Các nhà phân tích cho rằng lực lượng được tạo ra để thay thế cho việc thuê các “chuyên gia đánh giá ý kiến” – hay “dư luận viên” – đội ngũ này hoạt động ở quy mô nhỏ, kém thành công hơn.

Nguyễn Thế Phương, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn cho biết: “Vì ‘dư luận viên’ không được đào tạo bài bản về tư tưởng Đảng hoặc bảo thủ như các quan chức quân đội, nên hiệu quả hoạt động của họ không được như mong đợi. Lực lượng 47 cũng ít tốn kém hơn. Quân đội coi đó là công việc của họ và không yêu cầu phụ cấp”.

Quy mô của Lực lượng 47 không rõ ràng, nhưng vào năm 2017, Tổng phụ trách của đơn vị lúc đó là ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết lực lượng này có 10.000 thành viên “vừa hồng vừa chuyên”. Con số thực sự có thể cao hơn nhiều: đánh giá của Reuters về các nhóm Facebook của Lực lượng 47 cho thấy có đến hàng chục nghìn người dùng.

Vào tháng 3, nhiều hội nghị đã được tổ chức tại các ban chỉ huy quân sự trên khắp Việt Nam để đánh dấu 5 năm thành lập Lực lượng 47.

Báo chí nhà nước đưa tin về các cuộc họp có đăng tên ít nhất 15 trang và nhóm Facebook mà họ nói là do Lực lượng 47 kiểm soát, với hơn 300.000 người theo dõi.

Thay vì là một đơn vị quân đội duy nhất, quân nhân thuộc Lực lượng 47 dường như thực hiện các hoạt động [trên mạng] cùng với các nhiệm vụ thông thường và tạo ra nội dung cho địa phương.

Ngoài Facebook, Lực lượng 47 tạo ra các địa chỉ email ẩn danh trên Gmail và Yahoo cũng như các tài khoản trên YouTube và Twitter của Google.

YouTube cho biết họ đã khoá chín kênh vào thứ Sáu vì vi phạm chính sách về thông tin rác, trong đó có một kênh được Reuters xác định có thể là của Lực lượng 47.

Twitter cho biết họ không thấy bất kỳ hoạt động nào của Lực lượng 47.

Các bài đăng có nội dung đa dạng, với nhiều bài ca ngợi quân đội Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh, hoặc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những bài đăng khác có ảnh chụp màn hình các “thông tin sai trái” do những người dùng Facebook khác đăng tải và được đánh dấu “X” lớn màu đỏ.

Dhevy Sivaprakasam, cố vấn chính sách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của nhóm quyền internet Access Now, cho biết: “Những diễn biến này đang diễn ra ở Việt Nam thật đáng sợ và ngày càng nhiều mà không bị trừng phạt.”

“Chúng ta đang chứng kiến sự ra đời một thực tế khi không ai an toàn để tự do nói chuyện trên mạng và không có khái niệm về quyền riêng tư cá nhân”./.

No comments:

Post a Comment