Thưa quý thính giả, chiêu bài diệt trừ tham nhũng của Nguyễn
Phú Trọng trong thực chất chỉ là một chiến thuật thanh trừng phe cánh
nội bộ của đảng CSVN mà thôi.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hoàng Vũ với tựa đề: “Nguyễn Phú Trọng bị phản công” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Hoàng Vũ với tựa đề: “Nguyễn Phú Trọng bị phản công” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tuyệt đối tại Việt Nam suốt
hơn 70 năm qua và ai cũng biết rõ đó là một đảng độc tài toàn trị. Tuy
không chấp nhận đa đảng và cạnh tranh chính trị công khai nhưng trong
nội bộ đảng lại chia thành nhiều phe nhóm, mỗi phe thao túng một vài
lĩnh vực kinh tế trọng điểm của đất nước. Khi Việt Nam mở cửa hội nhập
với thế giới thì dòng tiền tư bản đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều và vì
thế các “nhóm lợi ích” ngày càng lớn mạnh. Đất đai là lĩnh vực mà bất cứ
“nhóm lợi ích” nào cũng phải có phần vì nguồn lợi mang lại từ đất đai
là khổng lồ và vô tận.
Sau khi lên làm tổng bí thư dù đã quá tuổi thì ông Trọng đã lấy một
quyết định mang tính sống còn cho đảng là tiến hành chiến dịch “chống
tham nhũng” theo phiên bản “đả hổ, diệt ruồi” của Tập Cận Bình bên Trung
Quốc. Quyết tâm của ông Trọng được thể hiện qua câu nói “nổi tiếng”:
“Hy sinh vài người để cứu muôn người”. Muôn người ở đây có nghĩa là đảng
cộng sản. Ông cũng được báo chí Việt Nam tung hô là “người đốt lò vĩ
đại” vì ông ví von là cuộc chiến chống tham nhũng sẽ như việc nhóm lò và
đốt lò, khi lò nóng lên rồi thì củi tươi hay củi khô cho vào cũng phải
cháy hết.
Thanh củi vừa khô, vừa to bị ông Trọng ném vào lò đó chính là đương
kim Ủy viên bộ chính trị, bí thư thành ủy thành Hồ, Đinh La Thăng. Để
ném được Thăng vào lò trước đó ông Trọng đã cho an ninh Việt Nam sang
tận Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đang xin tị nạn tại đó bất chấp chủ
quyền của Đức cũng như sự ảnh hưởng quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Một loạt đại gia cũng đã xộ khám như Trầm Bê, Phạm Công Danh, Vũ
“nhôm”… Trong số các đại gia chuẩn bị bị ném vào lò có ông Lê Thanh
Thản, chủ tịch tập đoàn Mường Thanh. Vào thời gian cuối năm 2017, báo
chí Việt Nam rầm rộ đưa tin ông Thản sắp bị khởi tố vì các lý do như
trốn thuế, vi phạm các qui định về xây dựng và quản lý nhà ở…
Thế nhưng sau tết Mậu Tuất thì mọi chuyện thị phi về ông Lê Thanh
Thản trên báo chí đều tắt tiếng và báo Dân Việt ngày 20/2/2018 cho đăng
bài “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về khách sạn của ông Lê Thanh
Thản”. Bài báo đã đăng ảnh chụp bản viết tay bài thơ của ông Trọng nói
về những tình cảm của ông đối với khách sạn này. Bài thơ của ông Trọng
sau đó bị gỡ bỏ khỏi bài báo và tựa của bài viết cũng thay đổi thành
“Điều làm nên thành công của hệ thống khách sạn của ông Lê Thanh Thản”.
Nội dung của bài thơ là:
“Lần này lại đến ‘Phương Đông’
Tình xưa nghĩa cũ, mặn nồng ‘Mường Thanh’
Cố lên các chị, các anh
Quê hương vẫn gọi, sử xanh lưu truyền.”
Tình xưa nghĩa cũ, mặn nồng ‘Mường Thanh’
Cố lên các chị, các anh
Quê hương vẫn gọi, sử xanh lưu truyền.”
Chuyện gì đã xảy ra? Đa số các ý kiến và bình luận đều cho rằng bài
thơ 4 câu của ông Nguyễn Phú Trọng viết tặng Mường Thanh như là một “bảo
bối” hay “kim bài’ của hoàng đế dành cho ông Lê Thanh Thản, giúp ông
thoát khỏi các cáo buộc dành cho ông và Mường Thanh. Điều này không sai.
Ai cũng biết là các đại gia Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì đều
phải dựa vào các quan hệ với các thế lực chính trị chóp bu tại Hà Nội.
Ông Lê Thanh Thản cũng không thể làm khác và có lẽ ông đã đi đúng cửa
khi dựa vào thế lực của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tuy nhiên có một chi tiết quan trọng mà mọi người chưa nhìn thấy đó
là ngày tháng của bài thơ được ông Trọng viết: Ngày 30/10/2017. Để có
được bài thơ này thì có lẽ các trợ lý của ông Trọng đã phải chuẩn bị cho
ông từ nhiều tháng trước. Chuyến đi này cũng không phải tình cờ mà phải
có lịch trình và mục đích cụ thể. Vậy tại sao sau đó Mường Thanh vẫn bị
“điều tra”? Báo chí Việt Nam vẫn “buộc tội” ông Thản đủ các loại tội
cho đến tận cuối tháng 12/2017?
Theo nhận định của người viết thì “phe củi”, tức là những nhóm lợi
ích đối lập nằm trong tầm ngắm của ông Trọng, là phe có thể bị “phe đốt
lò” của ông Trọng cho vào lò đã “phản công” bằng cách đưa luôn cả người
của “phe đốt lò” vào danh sách củi cần đốt, cụ thể ở đây là ông Lê Thanh
Thản. Tất nhiên là ông Trọng phải cứu “phe ta” bằng mọi cách và vì thế
các cáo buộc đối với Mường Thanh nhanh chóng chìm xuồng. “Phe củi” liền
tung ra đòn mới, đó chính là bài thơ ông Trọng đề tặng Mường Thanh.
Thông điệp cũng khá rõ ràng: Ông Trọng không hề liêm khiết hay công minh
gì cả, ông cũng chỉ là người “bảo kê” cho các nhóm lợi ích khác. Cuộc
chiến chống tham nhũng của ông Trọng vì vậy, đơn giản chỉ là thanh trừng
phe nhóm.
Ban tuyên giáo nhận ngay ra đòn độc này nên đã ra lệnh gỡ bài thơ của ông Trọng, nhưng đã muộn.
Người dân Việt Nam thấy gì qua sự kiện này? Có thể nhận ra rằng cuộc
chiến chống tham nhũng trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam do ông Trọng
chủ trương ngày càng gay cấn và không thể khoan nhượng. Núp dưới chiến
dịch “chống tham nhũng” là sự thanh trừng các phe nhóm lợi ích khác
không ăn cánh hoặc chiếm giữ quá nhiều lợi ích từ thời ông Nguyễn Tấn
Dũng. Cuộc chiến này đe dọa tất cả các đại gia và quan chức hiện nay.
Khi một người “ăn cùng mâm, ngủ cùng phòng” như Đinh La Thăng còn bị ném
vào lò thì không ai có thể thoát nếu không cùng cạ với “phe đốt lò” của
ông Trọng.
“Phe củi” sẽ tìm mọi cách phản công và vì thế cuộc “nội chiến” này sẽ
vô cùng thảm khốc và có thể làm sụp đổ chế độ thay vì cứu được chế độ
như mục tiêu ban đầu của nó. Sự phân hóa trong nội bộ đảng ngày càng
trầm trọng thay vì đoàn kết. Người dân Việt Nam cũng như các đại gia
Việt Nam có lẽ nên nghĩ dần đến một tương lai không còn cộng sản đi là
vừa.
Hoàng Vũ
No comments:
Post a Comment