Đại họa Bắc thuộc càng ngày càng gần kề. Các văn kiện bán nước cho
ngoại bang của Phạm văn Đồng, Nguyễn Văn Linh và Lê Khả Phiêu đang được
thực hiện qua hành động xâm chiếm hải đảo, lấn chiếm biên giới và thành
lập các khu tự trị của Trung Cộng tại Việt Nam. Nay Trung cộng lại tiến
thêm bước nữa, mạnh bạo hơn và thâm độc hơn, nhằm thiết lập các đặc khu
kinh tế tại Vân Đồn, Bắc Văn Phong và Phú Quốc do sự tiếp tay của nhà
cầm quyền Hà Nội.
Ba đặc khu nói là kinh tế, thật ra là những địa điểm chiến lược quan trọng, trải dài từ Bắc qua Trung vào Nam, tạo thành một hành lang cận điạ đe dọa chủ quyền và nền an ninh của Việt Nam. Nhận thức được manh tâm của Trung cộng và tà quyền Việt Nam, dân Việt trong nước cũng như ngoài nước, đang bừng bừng phẫn nộ, xuống đường biểu tình, ký kháng thư, ra tuyên cáo và hội luận trên các diễn đàn, cương quyết đòi cộng sản Việt Nam ngưng ngay việc thông qua Dự Luật Đặc Khu Kinh tế nói trên.
Trong lãnh vực thi ca, nhiều nhà thơ tâm huyết đã trải nỗi lòng phẫn uất và quyết tâm đấu tranh vào những vần điệu thật truyền cảm và dũng liệt.
Trước tiên, phải kể đến nhà thơ Ngô Minh Hằng. Bà đã cực lực lên án hành động bán nước của cộng sản Việt Nam cho kẻ thù truyền kiếp là chú con Trời. Mới đây, nhà thơ Vương Trọng đã cho phổ biến bài thơ “Những nút ấn lịch sử” để khuyến cáo các dân biểu Quốc Hội, đừng dại bấm nút nhỏ hồng trước mặt để thông qua Dự Luật, để khỏi mang tội bán đứng tổ quốc, đánh mất lịch sử và biến dân Việt thành bộ tộc lưu vong. Nay Ngô Minh Hằng đã khai triển thêm ý niệm bấm nút đó, để cảnh báo đại họa mất nước. Theo bà, bấm nút thông qua Dự Luật, là đưa dân tộc vào vòng nô lệ, chôn đất nước xuống mộ bia:
Ba đặc khu nói là kinh tế, thật ra là những địa điểm chiến lược quan trọng, trải dài từ Bắc qua Trung vào Nam, tạo thành một hành lang cận điạ đe dọa chủ quyền và nền an ninh của Việt Nam. Nhận thức được manh tâm của Trung cộng và tà quyền Việt Nam, dân Việt trong nước cũng như ngoài nước, đang bừng bừng phẫn nộ, xuống đường biểu tình, ký kháng thư, ra tuyên cáo và hội luận trên các diễn đàn, cương quyết đòi cộng sản Việt Nam ngưng ngay việc thông qua Dự Luật Đặc Khu Kinh tế nói trên.
Trong lãnh vực thi ca, nhiều nhà thơ tâm huyết đã trải nỗi lòng phẫn uất và quyết tâm đấu tranh vào những vần điệu thật truyền cảm và dũng liệt.
Trước tiên, phải kể đến nhà thơ Ngô Minh Hằng. Bà đã cực lực lên án hành động bán nước của cộng sản Việt Nam cho kẻ thù truyền kiếp là chú con Trời. Mới đây, nhà thơ Vương Trọng đã cho phổ biến bài thơ “Những nút ấn lịch sử” để khuyến cáo các dân biểu Quốc Hội, đừng dại bấm nút nhỏ hồng trước mặt để thông qua Dự Luật, để khỏi mang tội bán đứng tổ quốc, đánh mất lịch sử và biến dân Việt thành bộ tộc lưu vong. Nay Ngô Minh Hằng đã khai triển thêm ý niệm bấm nút đó, để cảnh báo đại họa mất nước. Theo bà, bấm nút thông qua Dự Luật, là đưa dân tộc vào vòng nô lệ, chôn đất nước xuống mộ bia:
Chín chín năm à? Cái nút kia
Bấm xong, đất nước sẽ chia lìa!
Bấm xong, dân tộc vào nô lệ
Muôn kiếp sầu như tấm mộ bia !!!
Để cảnh tỉnh dân Việt, bà đã nhắc tới trường hợp Tân Cương và tây Tạng, đang rên xiết trong bàn tay Bắc Triều:
Cái nút, chao ơi qúa đớn đau
Đảng dâng sông núi Việt cho Tàu
Tân Cương, Tây Tạng, đời ta đấy!
Kiếp sống không bằng kiếp ngựa-trâu…
Từ nhận thức đau thương đó, bà đã lớn tiếng kêu gọi toàn dân Việt đứng lên làm lịch sử, đừng cam tâm chết thảm như con vật dưới bàn tay chú con Trời:
Cái nút, nghe thôi đã não nề
Ai thương thân phận với thương quê
Và không muốn chết như con vật
Thì hãy vùng lên, giặc đã kề !!!
Bước qua thơ Nguyễn Trãi, người ta càng cảm nghiệm sâu xa hơn mối hận mất nước mà nhà cầm quyền Hà Nội, chóp bu là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là kẻ tội đồ:
Trong từng đường hẻm sâu ngõ ngách
Bao lòng Dân oán hận Trọng biết không
Phú Trọng ơi họ sẽ quyết đồng lòng
Quyết san bằng bọn gian tà bán Nước
Kết án lãnh đạo cộng sản bán nước, Nguyễn Trãi đã kêu gọi toàn dân đứng lên đạp đổ bạo quyền Việt gian Chiêu thống:
Tiền Nhân đã để lại Di Chúc đó
Chắc nhà ngươi dốt nát chẳng đọc sao
Vạn người đứng lên triệu triệu đồng bào
Hãy đạp đổ bạo quyền ngu xuẫn quá!
Riêng nhà thơ Bắc Phong, đã vạch mặt bon con hoang bán đất tổ tiên đã chia bổng lộc dưới chiêu bài phát triển kinh tế :
chúng cho thuê đất tổ tiên
viện cớ chính phủ cầm quyền thay dân
đặc khu bổng lộc chia phần
dâng nước nào chúng đâu cần nói ra
Đáng để ý nhất là bài thơ của Nguyễn Thùy Dung, cô gái 16 tuổi, hiện sống tại Việt nam. Cô Dung đã cảm thấy đau lòng trước thái độ vô cảm của dân Việt trước cảnh nước mất nhà tan. Dân Việt hình như còn ngủ mê, mặc cho ngoại tặc dẫm nát gia tài của mẹ:
Vận nước thì đã ngả nghiêng
Lòng dân thì cứ ngồi yên thế này
Bao giờ vận nước đổi thay ?
Khi mà dân cứ ngủ ngày ngủ đêm
Thùy Dung tự hỏi sao dân Việt vô tình đến thế? Truyền thống ái quốc đâu rồi? Nếu Việt Khang đã hỏi “Cội nguồn ở đâu? Khi thế giới không còn Việt Nam”, thì Thùy Dung cũng hỏi : ngủ để nước Việt tiêu vong hay sao?
Ngủ để dân tộc lầm than
Ngủ để mai thức gian nan vẫn còn
Ngủ để khổ cháu khổ con
Ngủ để nước Việt không còn là sao ?
Thực ra, hỏi không phải chỉ để hỏi, mà cốt để đánh thức dân Việt còn ngủ mê, mau thức dậy đáp lại tiếng gọi song núi:
Thức dậy đi dân Việt ta ơi
Dân tộc ta thiệt thòi lắm rồi
Đừng mãi ngủ say mộng mị nữa
Hãy thức dậy cứu mình đi thôi
Tha thiết nhất và cảm động nhất là lời kêu gọi của nhà thơ Trần Trung Đạo. Trong nỗi đau mất nước, nhà thơ đã hé thấy ánh bình minh bên kia bờ đại dương, báo hiệu giờ lịch sử đã điểm:
Mặt trời mới mọc bên kia biển
Hay lửa phương đông báo hiệu mùa
Thức dậy đi em giờ đã điểm
Mẹ khóc lâu rồi em biết chưa?
Trong niềm phấn khởi nhìn thấy mặt trời sau đêm đen, Trần Trung Đạo đã tha thiết kêu gọi tất cả hãy thức dậy sau cơn mê, để nắm tay nhau bước vào vận hội mới:
Thức dậy đi hỡi rừng núi cũ
Nghe tiếng nghìn xưa vọng trở về
Ai đứng trông ai mùa lá đổ
Mà lòng thao thức mấy đêm khuya
Thức dậy để cùng hoà nhịp bước quân hành, oai hùng như gió Nam Quan, sóng Bạch Đằng, với lưỡi kiếm mài sẵn dưới trăng:
Thức dậy đi hồn thiêng sông núi
Gió Nam Quan xô sóng Bạch Đằng
Nửa đêm không bóng người bên suối
Sao tiếng gươm mài vang dưới trăng
Thế là lịch sử đã sang trang. Dân Việt đứng lên viết trang sử mới, quên đi nỗi buồn qúa khứ, lau khô mắt đẫm ướt bao năm!
Thức dậy đi từng trang lịch sử
Những chuyện buồn vui lẫn tủi hờn
Như mắt mẹ nghìn đêm không ngủ
Thương đám con khờ chưa lớn khôn.
Đến đây, xin dừng lại giây phút để hòa vào nỗi đau dân tộc và thấm đượm niềm ước mơ về một quê hương thanh bình, sạch bóng thù trong giặc ngoài.
NQS, MN,HS xin hẹn quí thinh giả trong TCYN lần tới.
Bấm xong, đất nước sẽ chia lìa!
Bấm xong, dân tộc vào nô lệ
Muôn kiếp sầu như tấm mộ bia !!!
Để cảnh tỉnh dân Việt, bà đã nhắc tới trường hợp Tân Cương và tây Tạng, đang rên xiết trong bàn tay Bắc Triều:
Cái nút, chao ơi qúa đớn đau
Đảng dâng sông núi Việt cho Tàu
Tân Cương, Tây Tạng, đời ta đấy!
Kiếp sống không bằng kiếp ngựa-trâu…
Từ nhận thức đau thương đó, bà đã lớn tiếng kêu gọi toàn dân Việt đứng lên làm lịch sử, đừng cam tâm chết thảm như con vật dưới bàn tay chú con Trời:
Cái nút, nghe thôi đã não nề
Ai thương thân phận với thương quê
Và không muốn chết như con vật
Thì hãy vùng lên, giặc đã kề !!!
Bước qua thơ Nguyễn Trãi, người ta càng cảm nghiệm sâu xa hơn mối hận mất nước mà nhà cầm quyền Hà Nội, chóp bu là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là kẻ tội đồ:
Trong từng đường hẻm sâu ngõ ngách
Bao lòng Dân oán hận Trọng biết không
Phú Trọng ơi họ sẽ quyết đồng lòng
Quyết san bằng bọn gian tà bán Nước
Kết án lãnh đạo cộng sản bán nước, Nguyễn Trãi đã kêu gọi toàn dân đứng lên đạp đổ bạo quyền Việt gian Chiêu thống:
Tiền Nhân đã để lại Di Chúc đó
Chắc nhà ngươi dốt nát chẳng đọc sao
Vạn người đứng lên triệu triệu đồng bào
Hãy đạp đổ bạo quyền ngu xuẫn quá!
Riêng nhà thơ Bắc Phong, đã vạch mặt bon con hoang bán đất tổ tiên đã chia bổng lộc dưới chiêu bài phát triển kinh tế :
chúng cho thuê đất tổ tiên
viện cớ chính phủ cầm quyền thay dân
đặc khu bổng lộc chia phần
dâng nước nào chúng đâu cần nói ra
Đáng để ý nhất là bài thơ của Nguyễn Thùy Dung, cô gái 16 tuổi, hiện sống tại Việt nam. Cô Dung đã cảm thấy đau lòng trước thái độ vô cảm của dân Việt trước cảnh nước mất nhà tan. Dân Việt hình như còn ngủ mê, mặc cho ngoại tặc dẫm nát gia tài của mẹ:
Vận nước thì đã ngả nghiêng
Lòng dân thì cứ ngồi yên thế này
Bao giờ vận nước đổi thay ?
Khi mà dân cứ ngủ ngày ngủ đêm
Thùy Dung tự hỏi sao dân Việt vô tình đến thế? Truyền thống ái quốc đâu rồi? Nếu Việt Khang đã hỏi “Cội nguồn ở đâu? Khi thế giới không còn Việt Nam”, thì Thùy Dung cũng hỏi : ngủ để nước Việt tiêu vong hay sao?
Ngủ để dân tộc lầm than
Ngủ để mai thức gian nan vẫn còn
Ngủ để khổ cháu khổ con
Ngủ để nước Việt không còn là sao ?
Thực ra, hỏi không phải chỉ để hỏi, mà cốt để đánh thức dân Việt còn ngủ mê, mau thức dậy đáp lại tiếng gọi song núi:
Thức dậy đi dân Việt ta ơi
Dân tộc ta thiệt thòi lắm rồi
Đừng mãi ngủ say mộng mị nữa
Hãy thức dậy cứu mình đi thôi
Tha thiết nhất và cảm động nhất là lời kêu gọi của nhà thơ Trần Trung Đạo. Trong nỗi đau mất nước, nhà thơ đã hé thấy ánh bình minh bên kia bờ đại dương, báo hiệu giờ lịch sử đã điểm:
Mặt trời mới mọc bên kia biển
Hay lửa phương đông báo hiệu mùa
Thức dậy đi em giờ đã điểm
Mẹ khóc lâu rồi em biết chưa?
Trong niềm phấn khởi nhìn thấy mặt trời sau đêm đen, Trần Trung Đạo đã tha thiết kêu gọi tất cả hãy thức dậy sau cơn mê, để nắm tay nhau bước vào vận hội mới:
Thức dậy đi hỡi rừng núi cũ
Nghe tiếng nghìn xưa vọng trở về
Ai đứng trông ai mùa lá đổ
Mà lòng thao thức mấy đêm khuya
Thức dậy để cùng hoà nhịp bước quân hành, oai hùng như gió Nam Quan, sóng Bạch Đằng, với lưỡi kiếm mài sẵn dưới trăng:
Thức dậy đi hồn thiêng sông núi
Gió Nam Quan xô sóng Bạch Đằng
Nửa đêm không bóng người bên suối
Sao tiếng gươm mài vang dưới trăng
Thế là lịch sử đã sang trang. Dân Việt đứng lên viết trang sử mới, quên đi nỗi buồn qúa khứ, lau khô mắt đẫm ướt bao năm!
Thức dậy đi từng trang lịch sử
Những chuyện buồn vui lẫn tủi hờn
Như mắt mẹ nghìn đêm không ngủ
Thương đám con khờ chưa lớn khôn.
Đến đây, xin dừng lại giây phút để hòa vào nỗi đau dân tộc và thấm đượm niềm ước mơ về một quê hương thanh bình, sạch bóng thù trong giặc ngoài.
NQS, MN,HS xin hẹn quí thinh giả trong TCYN lần tới.
Ngô Quốc Sĩ
No comments:
Post a Comment