Bên trong đảng thì chia rẽ nội bộ. Bên ngoài đảng thì xem nhân dân như kẻ tử thù. Ngày tàn của CSVN đã bắt đầu.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Nội bộ VN thời ‘biểu tình’ và ‘chống biểu tình’” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Nội bộ VN thời ‘biểu tình’ và ‘chống biểu tình’” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Hơn một tuần sau cuộc tổng biểu tình phản đối 2 dự luật Khu và An
ninh mạng vào ngày 10 tháng 6 năm 2018, chỉ 2 hôm trước khi kỷ niệm
‘Ngày báo chí cách mạng 21 tháng 6’ cùng năm, vài phát ngôn chính trị
của nhân vật chủ tịch nước Trần Đại Quang đã bị báo chí nhà nước thẳng
thừng cắt xén, tạo ra một vụ việc ‘khóa miệng’ chưa từng có dành cho
quan chức cao cấp này.
Ngày 19/6/2018, bài báo “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu
tình” với nội dung ban đầu là “Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc
hội TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến
nghị cử tri cần có luật Biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung
này” – đăng trên báo Tuổi Trẻ – đã bị biến dạng chỉ vài tiếng đồng hồ
sau khi lên trang. Nội dung bài đã được sửa lại và không còn bất kỳ phát
ngôn nào của Trần Đại Quang liên quan luật Biểu tình, mà chỉ còn thấy
ông Quang ‘chuyên chính vô sản’ về những vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại
Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh là “do các đối tượng chống đối, kích động,
lôi kéo”.
Vụ ‘khóa miệng’ trên là lần thứ 3 trong vòng hơn một năm xảy đến đối
với giới quan chức cao cấp ở Việt Nam – sau Đinh La Thăng và Trương Minh
Tuấn.
Vì sao chính quyền lại ‘cần luật Biểu tình’?
Kể từ Đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016 đến nay, đây là
lần đầu tiên Trần Đại Quang hé ra thái độ ‘cần luật Biểu tình’, bất chấp
việc vào thời còn là bộ trưởng công an, ông Quang đã được giao soạn
thảo luật Biểu tình nhưng đã rất nhiều lần bộ này nại ra nhiều lý do
‘chủ quan và khách quan’ để xin lùi bộ luật quyền dân mà đảng cầm quyền
và chính phủ đã nợ người dân suốt từ Hiến pháp năm 1992 đến nay.
Chính vì không có luật nên mới xảy ra bạo loạn, gây rối và ta lúng
túng trong xử lý” – một luận điểm ngày càng chiếm đa số trong giới quan
chức phải chường mặt ra đường trước đám đông phẫn uất. Có khả năng luận
điểm này sẽ được đưa ra những cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
trong thời gian tới để “quyết”.
Nhưng với người dân Việt, cái bánh vẽ luật Biểu tình đã công nhiên
trở thành một thứ phế thải. Từ năm 2011 và đặc biệt từ năm 2014 đến nay,
người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào
cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng
vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và
khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều
người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét
to những gì họ muốn.
Vào tháng 5 năm 2016, bất chấp chính phủ có muốn ban hành luật Biểu
tình hay không, người dân đã đổ ra đường biểu tình vì nạn cá chết miền
Trung. Cũng như nguồn cơn của những cuộc biểu tình chống Trung Quốc
nhưng đồng thời khinh bỉ thói quỳ gối không biết mệt của chính quyền Hà
Nội trước Bắc Kinh, tâm trạng và biểu cảm của dân còn muốn phản ứng và
phản kháng với nhà cầm quyền vì cách hành xử quá chậm chạp và quá khuất
tất mà không công bố được nguyên nhân cá chết trắng biển 4 tỉnh miền
Trung.
Đã quá muộn để chính thể độc trị ‘tích cực soạn thảo và ban hành luật Biểu tình’.
Tầm mức xung đột nội bộ ngày càng leo thang. Nếu kẻ bị bịt miệng
Trương Minh Tuấn mang cấp ủy viên trung ương đảng thì Đinh La Thăng vẫn
còn là ủy viên bộ chính trị khi bị Ban Tuyên giáo trung ương ‘chặn
họng’.
Còn giờ đây là Trần Đại Quang – nhân vật không chỉ là ủy viên bộ chính trị mà còn nằm trong ‘tứ trụ triều đình’ của chính thể độc đảng chuyên quyền ở Việt Nam. Xem ra số phận của ông Quang cũng bị các đồng chí của mình đối xử chẳng khác gì 2 trường hợp Đinh La Thăng và Trương Minh Tuấn.
Còn giờ đây là Trần Đại Quang – nhân vật không chỉ là ủy viên bộ chính trị mà còn nằm trong ‘tứ trụ triều đình’ của chính thể độc đảng chuyên quyền ở Việt Nam. Xem ra số phận của ông Quang cũng bị các đồng chí của mình đối xử chẳng khác gì 2 trường hợp Đinh La Thăng và Trương Minh Tuấn.
Dấu hỏi rất lớn là vì sao phát ngôn về luật Biểu tình của Trần Đại Quang lại bị thẳng tay cắt xén?
Tại Hội nghị trung ương 7 vào tháng 5 năm 2018, người ta vẫn thấy
Trần Đại Quang ngồi cạnh Nguyễn Phú Trọng trên bàn chủ tịch đoàn, thậm
chí ông Quang còn được giao điều hành phiên khai mạc của hội nghị này.
Sau hội nghị này, ông Trọng chợt im lìm hẳn.
Cũng còn một mẩu chuyện bí ẩn khác cần tham khảo: Sau cuộc tổng biểu
tình ngày 10 tháng 6 và đặc biệt là cuộc biểu tình thành công ở Sài Gòn,
một số ý kiến cho rằng cuộc biểu tình này có thể được ngấm ngầm hậu
thuẫn bởi một thế lực chính trị nào đó trong nội bộ đảng cầm quyền. Thế
lực đó có thể liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến công an và do vậy
công an mới không đàn áp dã man như trước đây. Và trên hết, thế lực
chính trị giấu mặt đó muốn ‘mượn’ người dân, hay chính xác là lợi dụng
người dân, để kích động một chiến dịch biểu tình trên quy mô lớn và kéo
dài như mô hình ‘áo đỏ – áo vàng’ ở Thái Lan, nhằm gây áp lực mặc cả vị
thế chính trị trong nội bộ đảng hay tạo áp lực đủ mạnh để yêu sách một
chóp bu cao cấp nào đó của đảng phải từ chức… Tóm lại, chưa có gì gọi là
‘lấy dân làm gốc’ mà chỉ là trò lợi dụng dân để lật nhau.
Chính trường Việt Nam đang lao vào thời kỳ của sự xung đột quan điểm giữa các phe phái về ‘âm mưu biểu tình’ và ‘chống biểu tình’.
Có lẽ đó là nguồn cơn vì sao cuộc biểu tình ở Sài Gòn vào ngày 10 tháng 6 năm 2018 đã diễn ra suôn sẻ trong buổi sáng mà không bị công an đàn áp mạnh. Và có thể đó cũng là nguồn cơn vì sao chỉ một tuần sau đó, cuộc biểu tình ngày 17 tháng 6 đã bị Công an TP. HCM tái hiện cảnh đánh đập tra tấn người biểu tình như đã từng hành xử đối với cuộc biểu tình môi trường tháng 5 năm 2016, dã man đến mức nhiều người biểu tình bị hành hung đã lần đầu tiên phải thốt lên: ‘Ác ôn cộng sản!’
Chính trường Việt Nam đang lao vào thời kỳ của sự xung đột quan điểm giữa các phe phái về ‘âm mưu biểu tình’ và ‘chống biểu tình’.
Có lẽ đó là nguồn cơn vì sao cuộc biểu tình ở Sài Gòn vào ngày 10 tháng 6 năm 2018 đã diễn ra suôn sẻ trong buổi sáng mà không bị công an đàn áp mạnh. Và có thể đó cũng là nguồn cơn vì sao chỉ một tuần sau đó, cuộc biểu tình ngày 17 tháng 6 đã bị Công an TP. HCM tái hiện cảnh đánh đập tra tấn người biểu tình như đã từng hành xử đối với cuộc biểu tình môi trường tháng 5 năm 2016, dã man đến mức nhiều người biểu tình bị hành hung đã lần đầu tiên phải thốt lên: ‘Ác ôn cộng sản!’
Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment