Nguy cơ Hán hóa tại Việt Nam vô cùng hiện thực, không những vì
tham vọng bá quyền của nhà cầm quyền Hoa Lục mà chính vì sự đồng tình
bán nước của đảng CSVN. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận
của Phạm Chí Dũng có tựa đề: “Sau Đường Lưỡi Bò Sẽ Là Gì?” qua sự diễn
đọc của Song Thập để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Từ sau thời “ngàn năm Bắc thuộc,” xã hội và lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ cận kề với nguy cơ bị Hán hóa như giờ đây.
Phép thử mới nhất mà Bắc Kinh tung ra, xem ra đã thành công bước đầu: “áo lưỡi bò.”
Phép thử mới nhất mà Bắc Kinh tung ra, xem ra đã thành công bước đầu: “áo lưỡi bò.”
Ngày 13 Tháng 5, 2018, 14 du khách Trung Quốc – được chuẩn bị như một
hành vi tập thể, có tổ chức – đã đồng loạt cởi áo ngoài để lộ hẳn áo
thun nổi bật hình “đường lưỡi bò” ngay tại sân bay Cam Ranh – một vị trí
nằm trọn trong tầm ngắm của giàn hỏa tiễn của Trung Quốc đặt tại đảo
Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi đó, nhiều tàu cá Việt Nam vẫn bị tàu hải giám và tàu cá
Trung Quốc tấn công, đâm chìm, còn ngư dân Việt bị hành hung và bị hất
xuống biển.
Không chỉ đặt hỏa tiễn, Trung Quốc còn tiến thêm một bước dài khi mang cả máy bay quân sự ra đảo Đá Subi ở quần đảo Trường Sa.
Sau bi kịch quân sự là bi kịch xã hội. Phép thử chiến thuật “áo lưỡi
bò” mang tính thách thức của giới chuyên gia tâm lý chiến Bắc Kinh đã
khiến cho toàn bộ bộ máy đảng cầm quyền, chính quyền và chính sách “3
không” của Việt Nam hầu như tê liệt.
Sau những cuộc họp liên ngành và chắc chắn vụ áo “lưỡi bò” đã được
báo cáo cho thường trực Ban Bí Thư và Bộ Chính Trị, vẫn không có bất kỳ
cơ quan nào dám chịu trách nhiệm để thực thi một động tác cảnh cáo nào,
càng không xử lý du khách Trung Quốc, thậm chí còn không dám công khai
nêu ra bất kỳ một đề xuất nào để xử lý vụ việc tưởng nhỏ nhưng đã lộ rõ
nguy cơ mất nước này.
“Giải pháp” duy nhất để xử lý vụ khủng hoảng trên té ra lại là “Không
để sự cố nhỏ ảnh hưởng đại cục” – thuộc về Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Du
Lịch Nguyễn Văn Tuấn – một quan chức mà ngay sau phát ngôn này đã bị
mạng xã hội phản ứng dữ dội và thái độ của Nguyễn Văn Tuấn bị lên án là
không khác gì sự chuẩn bị cho hành vi bán nước.
Rốt cuộc, bạc nhược và hèn yếu vẫn là đặc trưng lớn nhất của một chế
độ luôn tuyên rao “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”, thêm một lần nữa minh
chứng cho cái hiện thực khốn quẫn về chính quyền Việt Nam chỉ giỏi “hèn
với giặc, ác với dân”.
Cho tới nay, tất cả những biểu thị và những cuộc xuống đường của
người dân yêu nước phản đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vẫn bị chính
quyền và công an Việt Nam cấm đoán quyết liệt. Trong lúc rất nhiều cảnh
sát mất dạng khi xảy ra những vụ cướp bóc mà phải để giới hiệp sĩ đường
phố ra tay và chết thế mạng, người ta lại quá dễ chứng kiến đàn đàn công
an sắc phục và thường phục nhảy xổ vào những người biểu tình phản đối
Trung Quốc bắn giết ngư dân Việt vào bất kỳ khi nào có một cuộc xuống
đường hay chỉ là một cuộc biểu thị nhỏ.
Hình ảnh “đường lưỡi bò” lại xuất hiện ở Việt Nam gần như trùng với
một sự kiện được xem là “nhục quốc thể”: Vào Tháng Tư năm 2018, công ty
khai thác dầu khí Repsol của Tây Ban Nha – liên doanh với Vietsopetro
của Việt Nam – đã lần thứ hai trong vòng 9 tháng phải cắm mặt rút khỏi
mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ ở khu vực Bãi Tư Chính phía Đông Nam Việt Nam.
Nguồn cơn của vụ rút lui này, dù không hề được giới tuyên giáo và báo
đảng Việt Nam thông tin, nhưng ai cũng biết đó là do sức ép và đe dọa
của Trung Quốc.
Với bản đồ mới nhất được Bắc Kinh tự vẽ, “đường lưỡi bò” liếm qua đến
67 lô dầu khí, tức gần như toàn bộ các vùng biển có trữ lượng dầu khí
mà Việt Nam đã hợp tác với Tây Ban Nha để khai thác, và đang định hợp
tác với những công ty dầu khí của Mỹ và Nga để khai thác.
Cuộc chiến không cần tiếng súng của Trung Quốc đã bắt đầu từ lâu và
đang khởi động một giai đoạn mới. Từ nhiều năm qua, xã hội và toàn bộ
thể chế đảng kèm chính phủ ở Việt Nam đã buộc phải quen với tình trạng
thương lái Trung Quốc tung hoành ở khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long khi họ tìm cách vơ vét đến cả lá điều khô, dừa khô,
rễ tiêu, rễ sim, rễ hồi, lá khoai mì, lá khoai lang và cả… đỉa.
Cũng hàng chục năm qua, lớp nông dân Việt Nam nhẹ dạ luôn lao từ nỗi
bấn loạn này sang cơn điêu đứng khác khi phải chặt bỏ những cây nông
nghiệp chính và lâm vào cảnh bị ngân hàng xiết nợ.
Nhưng khi thương lái Trung Quốc “xù” hợp đồng cũng là lúc nông dân lẫn ngư dân Việt Nam rơi vào cảnh điêu đứng vì nợ vay ngân hàng và sản phẩm không tiêu thụ được.
Nhưng khi thương lái Trung Quốc “xù” hợp đồng cũng là lúc nông dân lẫn ngư dân Việt Nam rơi vào cảnh điêu đứng vì nợ vay ngân hàng và sản phẩm không tiêu thụ được.
Đó là cuộc chiến và những thủ đoạn chiến tranh kinh tế của Trung Quốc.
Còn với chiến thuật áo “lưỡi bò,” hẳn là Bắc Kinh đã tính toán lấn
từng bước và tự tạo hình ảnh “đường lưỡi bò” ngay trên lãnh thổ Việt
Nam, ngay trước mũi các cơ quan bị xem là “cực kỳ vô trách nhiệm” của
Việt Nam, và lâu dần sẽ khiến hình ảnh này trở nên bình thường hóa trong
nhận thức và tâm lý của người dân, và khi đó sẽ là thành công của chủ
trương “Hán hóa Việt Nam”.
Được “nội gián” bởi không ít quan chức của chế độ CSVN, có thể chẳng
bao lâu nữa Bắc Kinh sẽ hoàn tất kế hoạch Hán hóa Việt Nam. Trạng thái
vô cảm, cấm khẩu và có thể cả tê dại vì sợ hãi của các cơ quan “có trách
nhiệm” ở Việt Nam sẽ là một nhân tố tích cực để xúc tác cho một phong
trào du khách Trung Quốc và cả một số người Hoa sinh sống ở Việt Nam,
phô diễn “áo lưỡi bò” cùng những hình ảnh và hành động biểu thị chủ
quyền Trung Quốc trong vùng chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông, trong không
bao lâu nữa.
Để đến lúc đó, thêm một lần nữa, trong rất nhiều lần của lịch sử
“4000 năm dựng nước và giữ nước”, nước Việt khốn khổ này bị đẩy vào nhà
tù Bắc thuộc.
Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment