Làn sóng biểu tình chống đối chủ truơng bán nước của cộng sản Việt Nam
cho Tàu cộng qua Dự Luật Đặc Khu Kinh Tế, không khỏi làm ta liên tưởng
tới bài thơ Chính Khí Việt của Lý Đông A.
Lý Đông A, tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, giai đoạn 1936, đã phục vụ cụ Phan Bội Châu khi cụ bị chính quyền thực dân Pháp quản thúc ở Huế. Sau này, ông vào tu ở chùa Yên Tử, bắt đầu xây dựng học thuyết duy dân và lấy tên hiệu là Lý Đông A, với ý nghĩa biểu tượng thời đại phục hưng dân tộc như thời triều Lý, triều Trần . Ngày 1 tháng 1 năm 1943, Lý Ðông A thành lập và làm tổng thư ký Đại Việt Duy Dân Cách Mệnh Đảng đấu tranh chống Pháp.
Giữa năm 1946, Đại Việt Duy Dân bị Việt Minh tấn công, tiêu diệt và bắt sống đại bộ phận lãnh đạo tại Bến Chương. Đảng trưởng Lý Đông A bị giết tại Bến Chương, xã Hiền Lương – Mai Đà.
Về triết lý, ông chủ trương thuyết Duy Dân, coi con người là căn bản. Theo đó, ba thành phần biện chứng tạo nên quan điểm thống nhất, đại đồng, chân xác về con người là vũ trụ- duy nhiên, nhân loại-duy nhân, và dân tộc-duy dân.
Ông để lại nhiều tác phẩm giá trị, nhưng người đời thường nhắc tới ông qua chủ thuyết Duy Dân, đăc biệt là bài thơ Chính Khí Việt.
Chính Khí Việt là một trong những áng thơ hùng tiêu biểu nhất, thể hiện lòng yêu nước và truyền thống bất khuất của dân Việt trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Nếu hỏi hoàn cảnh nào đã tạo cảm hứng cho ông viết bài thơ Chính Khí Việt, thì xin nghe tác giả thổ lộ:
Một ngày lạnh nước người không tri kỷ,
Ta vỗ án thét lời ca chính khí.
Ðông thê thê như gió thổi u hồn,
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Cô đơn, Đông giá, gió buồn, làm chạnh lòng thi nhân, nhấp chén Hồ Trường mà nghĩ tới hiện tình đất nước đang nổi sóng:
Lòng sống chết buồn vui bừng nổi dậy,
Thoát lăm le như giục người chọn lấy,
Năm nghìn năm, làn máu bén dạt dào.
Sóng lớp lớp rượu ba tuần thuở ấy.
Từ đáy lòng, tiếng gọi non sông gầm lên như thần kêu qủy hét, như tiếng vọng u hồn linh thiêng từ qúa khứ đến tương lai:
Tiếng vang vang như thần kêu quỷ hét.
Trời ngập ngập như quân khiêu tướng thét,
Gọi quá khứ vị lai những u hồn
Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết.
Nói đến qúa khứ linh thiêng thì phải kể những chiến thắng oanh liệt của Trưng Vương từ Mê Linh, Hưng Đạo tại Bạch Đằng, Lê Lợi tại Chi Lăng, Quang Trung tại Đống Đa:
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc,
Sông Bạch Ðằng sóng vỗ thuyền cắc cắc.
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao,
Ðồng Ðống Ða xương người phơi man mác.
Truyền thống chống ngoại xâm của dân Việt, không những chặn đứng được giặc Tàu, mà còn làn cho thực dân Pháp khiếp vía:
Buổi Sát Thát chàm vai thề đầu mất,
Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất,
Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng,
Lúc Cứu Quốc vòng bôn lao uất uất.
Dân Việt luôn luôn vững tin vào lẽ tất thắng của dân tộc, bởi lẽ dân Việt có chính nghĩa với ý thức chủ quyền và độc lập trong sáng:
Thà làm ma nước Nam không vua Bắc,
Ðầu chẳng còn quyết không đương cắt tóc,
Lửa đốt mình không phụ nợ non sông
Dây thắt cổ cho tròn trung xã tắc
Tuyên ngôn chủ quyền của Trần Bình trọng, “thà làm qủy nước nam còn hơn làm vương đất Bắc”, cũng như Tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt “ Nam quốc sơn hà Nam Đế cư” đã hun đúc chí khí kiêu hùng của dân Việt, quyết hy sinh cho đại nghĩa, không nao núng trước tử thần với lửa thiêu hay treo cổ. Hình ảnh Nguyễn Thái Học và các liệt sĩ Yên Bái còn mãi mãi chiếu rạng sử xanh. Hình ảnh Phạm Thái tại Sa Diện cũng mãi lưu dấu ngàn đời. Đó là nguồn sống của dân tộc trường tồn:
Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết.
Những trung hồn xưa, nay, mai oanh liệt
Mở nguồn sống xưa, nay, mai nước nòi,
Muôn nghìn đời dạt dào chính khí Việt.
Với chính khi dạt dào tuôn chảy bất tận, Lý Đông A đã mạnh mẽ tin tưởng vào lẽ tất thắng của dân tộc, quyết tiêu diệt ngoại thù, phục hưng đất nước, cứu nguy tổ quốc:
Chính khí Việt suốt đất trời bàng bạc,
Chính khí Việt trong máu người Hồng Lạc.
Gió thê thê quất dậy hồn phục hưng
Gươm Vạn Thắng cứu nước nòi giết giặc.
Cảm nghiệm những vần thơ rực lửa của Lý Đông A, chúng ta thật sự cảm thấy phấn khởi trước làn sóng Bạch Đằng đang cuộn lên tại Việt Nam hôm nay, từ khắp mọi miền đất nước. Lời kêu than của Thùy Dung, cô gái 16 từ trong nước qúa ão não:
Vận nước thì đã ngả nghiêng
Lòng dân thì cứ ngồi yên thế này
Bao giờ vận nước đổi thay ?
Khi mà dân cứ ngủ ngày ngủ đêm
Thực ra, hôm nay dân Việt đã tỉnh thức, chỗi dậy, đứng lên làm lịch sử. Dân Việt cũng đã vuợt qua bức tường sợ hãi, dám thách đố với bạo lực cường quyền. Tại quê nhà, kiến nghị của hàng ngàn nhà trí thức, thư ngỏ của Ủy ban Công Lý Hòa Bình, tiếng nói của các nhà truyền thông dân chủ, nhất là lời kêu gọi của những người bộ đội công an thức tỉnh, đã đánh động lòng yêu nuớc của toàn dân.
Dân Việt hải ngoại cũng đang siết chặt tay đồng bào trong nước, dương cao cánh tay Phù Đổng, phất cao ngọn cờ dân chủ, quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, làm cho lũ con hoang Chiêu Thống phải run sợ, như Bùi Tín đã bày tỏ: “Nhân dân ta lâu nay bị xem là nhút nhát e sợ cường quyền, thiếu chính khí chống bất công phi nghĩa, hay cam chịu để giữ mình, quen quỳ xuống để các quan chức được thể ưỡn ngực vẫy vùng, nay đã biết vùng dậy, vẫy gọi nhau đứng thẳng người để đấu tranh ngăn ngừa tai họa chung cho dân tộc. Có vẻ như Bộ Chính trị phải tính đến vài bước lùi nữa. Họ bất đầu biết sợ. Sợ dân và sợ thế giới.”
Thế đó! Chính khí Việt đang bốc lửa. Chính Khí Việt sẽ thiêu rụi bạo lực cường quyền. Hẳn Lý Đông A đang mỉm cười nơi hin suối..
NQS, HS và MN xin hẹn quí thinh giả trong TCYN lần tới.
Lý Đông A, tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, giai đoạn 1936, đã phục vụ cụ Phan Bội Châu khi cụ bị chính quyền thực dân Pháp quản thúc ở Huế. Sau này, ông vào tu ở chùa Yên Tử, bắt đầu xây dựng học thuyết duy dân và lấy tên hiệu là Lý Đông A, với ý nghĩa biểu tượng thời đại phục hưng dân tộc như thời triều Lý, triều Trần . Ngày 1 tháng 1 năm 1943, Lý Ðông A thành lập và làm tổng thư ký Đại Việt Duy Dân Cách Mệnh Đảng đấu tranh chống Pháp.
Giữa năm 1946, Đại Việt Duy Dân bị Việt Minh tấn công, tiêu diệt và bắt sống đại bộ phận lãnh đạo tại Bến Chương. Đảng trưởng Lý Đông A bị giết tại Bến Chương, xã Hiền Lương – Mai Đà.
Về triết lý, ông chủ trương thuyết Duy Dân, coi con người là căn bản. Theo đó, ba thành phần biện chứng tạo nên quan điểm thống nhất, đại đồng, chân xác về con người là vũ trụ- duy nhiên, nhân loại-duy nhân, và dân tộc-duy dân.
Ông để lại nhiều tác phẩm giá trị, nhưng người đời thường nhắc tới ông qua chủ thuyết Duy Dân, đăc biệt là bài thơ Chính Khí Việt.
Chính Khí Việt là một trong những áng thơ hùng tiêu biểu nhất, thể hiện lòng yêu nước và truyền thống bất khuất của dân Việt trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Nếu hỏi hoàn cảnh nào đã tạo cảm hứng cho ông viết bài thơ Chính Khí Việt, thì xin nghe tác giả thổ lộ:
Một ngày lạnh nước người không tri kỷ,
Ta vỗ án thét lời ca chính khí.
Ðông thê thê như gió thổi u hồn,
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Cô đơn, Đông giá, gió buồn, làm chạnh lòng thi nhân, nhấp chén Hồ Trường mà nghĩ tới hiện tình đất nước đang nổi sóng:
Lòng sống chết buồn vui bừng nổi dậy,
Thoát lăm le như giục người chọn lấy,
Năm nghìn năm, làn máu bén dạt dào.
Sóng lớp lớp rượu ba tuần thuở ấy.
Từ đáy lòng, tiếng gọi non sông gầm lên như thần kêu qủy hét, như tiếng vọng u hồn linh thiêng từ qúa khứ đến tương lai:
Tiếng vang vang như thần kêu quỷ hét.
Trời ngập ngập như quân khiêu tướng thét,
Gọi quá khứ vị lai những u hồn
Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết.
Nói đến qúa khứ linh thiêng thì phải kể những chiến thắng oanh liệt của Trưng Vương từ Mê Linh, Hưng Đạo tại Bạch Đằng, Lê Lợi tại Chi Lăng, Quang Trung tại Đống Đa:
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc,
Sông Bạch Ðằng sóng vỗ thuyền cắc cắc.
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao,
Ðồng Ðống Ða xương người phơi man mác.
Truyền thống chống ngoại xâm của dân Việt, không những chặn đứng được giặc Tàu, mà còn làn cho thực dân Pháp khiếp vía:
Buổi Sát Thát chàm vai thề đầu mất,
Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất,
Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng,
Lúc Cứu Quốc vòng bôn lao uất uất.
Dân Việt luôn luôn vững tin vào lẽ tất thắng của dân tộc, bởi lẽ dân Việt có chính nghĩa với ý thức chủ quyền và độc lập trong sáng:
Thà làm ma nước Nam không vua Bắc,
Ðầu chẳng còn quyết không đương cắt tóc,
Lửa đốt mình không phụ nợ non sông
Dây thắt cổ cho tròn trung xã tắc
Tuyên ngôn chủ quyền của Trần Bình trọng, “thà làm qủy nước nam còn hơn làm vương đất Bắc”, cũng như Tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt “ Nam quốc sơn hà Nam Đế cư” đã hun đúc chí khí kiêu hùng của dân Việt, quyết hy sinh cho đại nghĩa, không nao núng trước tử thần với lửa thiêu hay treo cổ. Hình ảnh Nguyễn Thái Học và các liệt sĩ Yên Bái còn mãi mãi chiếu rạng sử xanh. Hình ảnh Phạm Thái tại Sa Diện cũng mãi lưu dấu ngàn đời. Đó là nguồn sống của dân tộc trường tồn:
Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết.
Những trung hồn xưa, nay, mai oanh liệt
Mở nguồn sống xưa, nay, mai nước nòi,
Muôn nghìn đời dạt dào chính khí Việt.
Với chính khi dạt dào tuôn chảy bất tận, Lý Đông A đã mạnh mẽ tin tưởng vào lẽ tất thắng của dân tộc, quyết tiêu diệt ngoại thù, phục hưng đất nước, cứu nguy tổ quốc:
Chính khí Việt suốt đất trời bàng bạc,
Chính khí Việt trong máu người Hồng Lạc.
Gió thê thê quất dậy hồn phục hưng
Gươm Vạn Thắng cứu nước nòi giết giặc.
Cảm nghiệm những vần thơ rực lửa của Lý Đông A, chúng ta thật sự cảm thấy phấn khởi trước làn sóng Bạch Đằng đang cuộn lên tại Việt Nam hôm nay, từ khắp mọi miền đất nước. Lời kêu than của Thùy Dung, cô gái 16 từ trong nước qúa ão não:
Vận nước thì đã ngả nghiêng
Lòng dân thì cứ ngồi yên thế này
Bao giờ vận nước đổi thay ?
Khi mà dân cứ ngủ ngày ngủ đêm
Thực ra, hôm nay dân Việt đã tỉnh thức, chỗi dậy, đứng lên làm lịch sử. Dân Việt cũng đã vuợt qua bức tường sợ hãi, dám thách đố với bạo lực cường quyền. Tại quê nhà, kiến nghị của hàng ngàn nhà trí thức, thư ngỏ của Ủy ban Công Lý Hòa Bình, tiếng nói của các nhà truyền thông dân chủ, nhất là lời kêu gọi của những người bộ đội công an thức tỉnh, đã đánh động lòng yêu nuớc của toàn dân.
Dân Việt hải ngoại cũng đang siết chặt tay đồng bào trong nước, dương cao cánh tay Phù Đổng, phất cao ngọn cờ dân chủ, quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, làm cho lũ con hoang Chiêu Thống phải run sợ, như Bùi Tín đã bày tỏ: “Nhân dân ta lâu nay bị xem là nhút nhát e sợ cường quyền, thiếu chính khí chống bất công phi nghĩa, hay cam chịu để giữ mình, quen quỳ xuống để các quan chức được thể ưỡn ngực vẫy vùng, nay đã biết vùng dậy, vẫy gọi nhau đứng thẳng người để đấu tranh ngăn ngừa tai họa chung cho dân tộc. Có vẻ như Bộ Chính trị phải tính đến vài bước lùi nữa. Họ bất đầu biết sợ. Sợ dân và sợ thế giới.”
Thế đó! Chính khí Việt đang bốc lửa. Chính Khí Việt sẽ thiêu rụi bạo lực cường quyền. Hẳn Lý Đông A đang mỉm cười nơi hin suối..
NQS, HS và MN xin hẹn quí thinh giả trong TCYN lần tới.
Ngô Quốc Sĩ
No comments:
Post a Comment