Kính thưa quý thính giả, Một ông vua có tinh thần yêu nước, khẳng
định thái độ bất hợp tác với thực dân Pháp, cùng Việt Nam Quang Phục
Hội khởi nghĩa chống Pháp, nhưng thất bại bị bắt và bị đày sang đảo
Reunion ở Ấn Độ Dương. Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này,
chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Vua Duy Tân” của Việt Thái qua
giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm
nay.
Vua Duy Tân có tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, sinh ngày 19/9/1900
tại Huế, là con thứ 8 của vua Thành Thái và bà Hoàng phi Nguyễn Thị
Định.
Khi vua Thành Thái bị đưa đi lưu đày, thực dân Pháp quyết định chọn một người con của vua Thành Thái để nối ngôi. Đáng lẽ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng người Pháp sợ người con trưởng đã khôn lớn, khó bề sai khiến nên chọn hoàng tử Vĩnh San.
Vĩnh San mới 7 tuổi, nên triều đình xin tăng thêm một tuổi thành 8 và đặt niên hiệu là Duy Tân với mong muốn Vĩnh San sẽ tiếp nối sự nghiệp chống Pháp của vua cha.
Ngày 5/9/1907, Vĩnh San lên ngôi và là vị hoàng đế thứ 11 của triều Nguyễn.
Biết vua Duy Tân khẳng khái, chống Pháp quyết liệt, nên Việt Nam Quang Phục Hội (do cụ Phan Bội Châu chủ xướng) đã cử 2 nghĩa sĩ Trần Cao Vân và Thái Phiên đi gặp vua Duy Tân bàn việc khởi nghĩa chống Pháp. Sau một thời gian hoạt động, kế hoạch khởi nghĩa bị bại lộ do một thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội tên Võ An.
Ngày 2 tháng 5, Trần Cao Vân và Thái Phiên đưa thuyền đến bến Thương Bạc, đón vua Duy Tân cùng hai người hộ vệ là Tôn Thái Đề và Nguyễn Quang Siêu. Khi tới làng Hà Trung, lên nhà một hội viên của Quang Phục Hội chờ giờ phát hiệu lệnh tấn công bằng súng thần công ở Huế. Nhưng chờ đến 3 giờ sáng vẫn không nghe súng nổ. Biết kế hoạch thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên định đưa vua Duy Tân tới vùng Quảng Nam. Nhưng vua Duy Tân cùng một số nghĩa sĩ của Quang Phục Hội bị bắt ở một ngôi chùa tại Quảng Ngải vào ngày 6 tháng 5 và sau đó bị giam tại đồn Mang Cá.
Mặc dù Khâm sứ và Toàn quyền Pháp dẫn dụ, hứa cho nhiều đặc lợi, nhưng vua Duy Tân kiên quyết từ chối không chịu trở lại ngai vàng, nên bị lưu đày sang đảo Reunion cùng với mẹ và vợ.
Tại đảo Reunion, ông từ chối sống trong biệt thự sang trọng do Pháp dành cho gia đình ông. Ông thuê một căn nhà nhỏ, sinh sống như người dân bình thường trên đảo.
Trong đệ nhị Thế chiến, ông gia nhập vào quân đội của “nước Pháp tự do” và sau chiến thắng của phe Đồng Minh, ông được giải ngũ khi mang cấp bậc Thiếu Tá.
Tháng 10 năm 1945, theo đề nghị của tướng Charles De Gaulle (Pháp), ông nhận lời về Việt Nam phục vụ sau chuyến về đảo Reunion thăm gia đình. Ngày 26/12/1945, ông bị tử nạn trong chuyến bay từ Paris đến đảo Reunion.
Nhiều người cho rằng, có thể đây là một vụ mưu sát, vì khi ông trở lại Việt Nam sẽ gây nhiều khó khăn cho nước Anh trong việc trao trả các thuộc địa và tô giới.
Ngày 28/3/1987, hài cốt ông được đưa từ Trung Phi về Pháp làm lễ cầu siêu tại Viện Quốc tế Phật học Vincennes. Sau đó được đưa về chôn cất tại An Lăng, Huế, nằm cạnh lăng mộ của vua Thành Thái ngày 6/4/1987.
*****
Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm VN, rất nhiều trí thức đã tham gia kháng chiến giành lại độc lập cho nước nhà. Cụ Phan Bội Châu, một chí sĩ mới 17 tuổi đã viết bài hịch Bình Tây Thu Bắc, sau đó lập đội Sĩ Tử Cần Vương và đang cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Đảng Quốc Dân Việt Nam. Tâm nguyện chưa thành thì Cụ Phan bị Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước với án tù chung thân.
Trong khoảng thời gian này, không những chỉ có giới sĩ phu yêu nước mà ngay cả hoàng tộc nhà Nguyễn cũng chống đối thực dân Pháp để dựng lại nền độc lập tự chủ cho nước nhà.
Sau vua Thành Thái đến Duy Tân. Tại đồn Mang Cá, dù Khâm sứ và Toàn quyền Pháp thường xuyên vào chiêu dụ, đưa ra nhiều đặc quyền đặc lợi, nhưng vua Duy Tân vẫn kiên quyết chối từ. Điều này chứng minh được sĩ khí của hoàng tộc, không vì ngai vàng và nhung lụa mà phản bội tổ quốc. Rấc tiếc sau thời gian dài ở hải ngoại, khi ông muốn trở về VN phục vụ cho dân cho nước thì gặp nạn.
Điều đáng buồn là những hy sinh của cụ Phan Bội Châu, vua Duy Tân và các nghĩa sĩ chống Pháp đều bị quên lãng sau khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945. Thê thảm hơn nữa, là hàng chục ngàn người dân yêu nước không chết vì súng đạn của quân Pháp, mà lại bị cộng sản núp dưới chiêu bài Việt Minh, tàn sát để độc chiếm quyền lực, đè đầu cưỡi cổ con dân Việt. Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, đảng CSVN nhẫn tâm giao đất đai và biển đảo cho Tàu cộng.
Đầu tháng 6, dự luật cho Tàu cộng thuê 3 Đặc Khu trong 99 năm đã khích động truyền thống chống ngoại xâm từ mấy ngàn năm của dân tộc Việt. Những cuộc biểu tình trong ngày 10/6/2018 cho thấy, cả triệu người dân Việt đã thức tỉnh sau mấy mươi năm cam chịu sống dưới ách độc tài cộng sản.
Và ngày 12/6/2018, cái gọi là Quốc Hội CSVN đã thông qua Dự luật An Ninh Mạng để bịt mồm, dập tắt tiếng nói của người dân Việt.
Mới đây, ngày 18/6/2018 tại Tiên Lãng, Hải Phòng, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: “đã lấy ý kiến rộng rãi, và đặc biệt đã thảo luận tại kỳ họp rất tốt”, cho thấy, sẽ không có sự thay đổi nào cả, tập đoàn lãnh đạo đã quyết tâm giao đất nước cho Tàu cộng.
Sự thật Dự luật Đặc Khu hoàn toàn không có ý kiến nào của người dân. Rõ ràng Nguyễn Xuân Phúc đã nói láo, “làm nhẹ đi” sự nghiêm trọng trong chủ trương bán nước của đảng, mặc nhiên xem thường người dân.
Đến nay, hàng triệu người Việt đều phẫn nộ khi thấy hiểm họa mất nước cận kề nên đã tiếp tục xuống đường phản đối. Hôm nay họ xuống đường biểu tình chống tập đoàn bán nước, thì một ngày đẹp trời, họ cũng sẽ đưa tập đoàn này ra tòa về tội bán nước. Và nếu trong vài tuần tới, người dân khắp các tỉnh thành đều đồng loạt xuống đường với quyết tâm “cứu nguy tổ quốc” thì cơn ác mộng của đảng CSVN sẽ trở thành hiện thực.
Việt Thái
No comments:
Post a Comment